Giải ngân FDI tiếp tục là điểm sáng
Giải ngân vốn FDI đang tiếp tục là nguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt thương mại của Việt Nam
Giải ngân vốn FDI đang tiếp tục là nguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt thương mại của Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 8 đã có thêm 125 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, với tổng số vốn đăng ký đạt 2,477 tỷ USD.
Với thay đổi lớn này, tổng số dự án đăng ký cấp mới tính đến 20/8 đã đạt con số 658 với trị giá 10,79 tỷ USD, giảm khoảng 10% về số dự án nhưng tăng 41% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2009.
Tuy nhiên, vốn tăng thêm vẫn “chảy” chậm. Cụ thể, trong tháng báo cáo chỉ có thêm 6 dự án đăng ký tăng vốn với tổng lượng vốn tăng thêm đạt 72 triệu USD.
Tính đến 20/8, mới có 143 dự án FDI tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 787 triệu USD, chỉ bằng 53,4% về số dự án và 14,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Như vậy, tổng số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đã đạt 11,577 tỷ USD sau 8 tháng, giảm 12,3% so với cùng kỳ và hiện bằng 1/2 so với mục tiêu thu hút 22-25 tỷ USD vốn FDI đặt ra cho năm nay.
Tuy nhiên, giải ngân vốn FDI đã tăng thêm 850 triệu USD trong tháng này, đưa tổng số vốn FDI thực hiện đến thời điểm này lên con số 7,25 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2009.
Với kết quả này, giải ngân vốn FDI đang tiếp tục là nguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt thương mại của Việt Nam (tính đến tháng 8 đã vượt 8 tỷ USD).
Về kết quả sản xuất kinh doanh của khu doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu của khối FDI đạt 23,964 tỷ USD trong 8 tháng qua và tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2009. Nếu không kể dầu thô, khối này xuất khẩu đạt 20,651 tỷ USD kim ngạch và tăng tới 39,9%.
Cũng trong 8 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp FDI đã nhập khẩu đạt 22,37 tỷ USD kim ngạch, tăng 43,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi sản xuất của khối FDI là động lực chính thay đổi cơ cấu thu hút vốn FDI trong 8 tháng qua. Lĩnh vực công nghiệp chế biên, chế tạo đã thu hút được 3,66 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm, chiếm tỷ trọng lớn nhất với 31,6%.
Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước và điều hòa nhiệt độ với tổng vốn thu hút đạt 2,94 tỷ USD, chiếm 25,4%. Kinh doanh bất động sản trong 8 tháng đầu năm nay chỉ đứng vị trí thứ 3 với 2,39 tỷ USD vốn đăng ký.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 8 đã có thêm 125 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, với tổng số vốn đăng ký đạt 2,477 tỷ USD.
Với thay đổi lớn này, tổng số dự án đăng ký cấp mới tính đến 20/8 đã đạt con số 658 với trị giá 10,79 tỷ USD, giảm khoảng 10% về số dự án nhưng tăng 41% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2009.
Tuy nhiên, vốn tăng thêm vẫn “chảy” chậm. Cụ thể, trong tháng báo cáo chỉ có thêm 6 dự án đăng ký tăng vốn với tổng lượng vốn tăng thêm đạt 72 triệu USD.
Tính đến 20/8, mới có 143 dự án FDI tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 787 triệu USD, chỉ bằng 53,4% về số dự án và 14,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Như vậy, tổng số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đã đạt 11,577 tỷ USD sau 8 tháng, giảm 12,3% so với cùng kỳ và hiện bằng 1/2 so với mục tiêu thu hút 22-25 tỷ USD vốn FDI đặt ra cho năm nay.
Tuy nhiên, giải ngân vốn FDI đã tăng thêm 850 triệu USD trong tháng này, đưa tổng số vốn FDI thực hiện đến thời điểm này lên con số 7,25 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2009.
Với kết quả này, giải ngân vốn FDI đang tiếp tục là nguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt thương mại của Việt Nam (tính đến tháng 8 đã vượt 8 tỷ USD).
Về kết quả sản xuất kinh doanh của khu doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu của khối FDI đạt 23,964 tỷ USD trong 8 tháng qua và tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2009. Nếu không kể dầu thô, khối này xuất khẩu đạt 20,651 tỷ USD kim ngạch và tăng tới 39,9%.
Cũng trong 8 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp FDI đã nhập khẩu đạt 22,37 tỷ USD kim ngạch, tăng 43,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi sản xuất của khối FDI là động lực chính thay đổi cơ cấu thu hút vốn FDI trong 8 tháng qua. Lĩnh vực công nghiệp chế biên, chế tạo đã thu hút được 3,66 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm, chiếm tỷ trọng lớn nhất với 31,6%.
Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước và điều hòa nhiệt độ với tổng vốn thu hút đạt 2,94 tỷ USD, chiếm 25,4%. Kinh doanh bất động sản trong 8 tháng đầu năm nay chỉ đứng vị trí thứ 3 với 2,39 tỷ USD vốn đăng ký.