Giải ngân ODA: Không chấp nhận cam kết suông
“Nếu các địa phương không đảm bảo đủ vốn đối ứng và tiến độ về thủ tục, Bộ sẽ sẵn sàng từ chối nhận vốn của các nhà tài trợ”
“Nếu các địa phương không đảm bảo đủ vốn đối ứng và tiến độ về thủ tục, Bộ sẽ sẵn sàng từ chối nhận vốn của các nhà tài trợ”.
Đó là thông điệp về nguyên tắc sử dụng nguồn vốn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong năm 2007 mà ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi tới các địa phương tại hội nghị giao ban tình hình sản xuất - kinh doanh và đầu tư tháng 1/2007 diễn ra vào cuối tuần qua.
Đây là một trong những giải pháp cứng rắn được đưa ra nhằm đảm bảo các dự án sử dụng nguồn vốn ODA được tiến hành đúng tiến độ như đã cam kết.
Theo phân tích của ông Sinh, hiện tại, lãnh đạo khá nhiều tỉnh, thành phố khi gặp gỡ các nhà tài trợ tại địa phương bao giờ cũng khẳng định là sẵn sàng đảm bảo đủ vốn đối ứng, nhưng khi các nhà tài trợ ký biên bản ghi nhận, thông báo về nước thì địa phương lại có công văn đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn đối ứng.
“Các địa phương đặt mọi việc vào sự đã rồi, sau đó thì dây dưa, kéo dài thời gian. Nếu không chấm dứt tình trạng này thì các nhà tài trợ sẽ tiếp tục than phiền, bức xúc vì địa phương không chịu phê duyệt dự án”, ông Sinh cho biết và đề nghị các địa phương phải chủ động chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện sớm các thủ tục và công tác báo cáo về tình trạng vốn đối ứng phải được thực hiện sớm để có giải pháp kịp thời.
Những vướng mắc về thủ tục trong đầu tư xây dựng cơ bản cũng như sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước cũng tiếp tục được coi là những nguyên nhân chính khiến hoạt động đầu tư phát triển trong tháng 1/2007 vẫn chưa thoát khỏi sự chậm trễ thường thấy.
Đặc biệt, sự phối hợp chưa thuận đang nổi lên là vấn đề lớn, ảnh hưởng nhiều tới đánh giá tổng hợp chung. Cho tới thời điểm này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn chưa nhận được báo cáo nào về tình hình thực hiện các dự án sử dụng nguồn Trái phiếu Chính phủ trong khi theo quy định thời hạn cho việc thực hiện nộp báo cáo là ngày 20 hàng tháng.
Liên quan đến việc triển khai phân bổ vốn đầu tư cho các công trình, dự án cho các địa phương ở các bộ, ngành, địa phương, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính tới ngày 23/1/2007, mới có 52 bộ, ngành trực thuộc Trung ương và 62 trên tổng số 64 tỉnh, thành phố đã có quyết định giao kế hoạch đến cơ sở (nếu tính từ thời điểm ngày 30/12/2006 theo quy định, mới có 47 bộ, ngành và 44 tỉnh, thành phố thực hiện xong nhiệm vụ của mình).
Nhưng con số này lại không khớp với số liệu trong báo cáo của Bộ Tài chính. Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong các báo cáo của nhiều địa phương, việc phân biệt nguồn không rõ ràng nên Bộ Tài chính không thể có ý kiến chính xác được với các kiến nghị của địa phương về tình trạng tổng nguồn thực tế tại địa phương không bằng với tổng nguồn vốn do Trung ương giao.
Cũng cần phải nói thêm rằng, mặc dù kế hoạch đầu tư phát triển năm 2007 được Thủ tướng Chính phủ giao sớm, đúng theo quy định về thời gian của Luật Ngân sách, song việc triển khai phân bổ vốn đầu tư cho các công trình, dự án giao cho các đơn vị thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương còn chậm. Khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước (nguồn vốn tập trung) ước thực hiện trong tháng 1/2007 đạt khoảng 6.595,4 tỷ đồng, bằng 6,9% kế hoạch.
Một điểm nổi bật khác được nhắc tới là giá trị sản xuất công nghiệp tháng 1 năm 2007 tăng cao, hơn 26% so với tháng 1/2006. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, ngành công nghiệp có mức tăng cao ngay từ tháng đầu năm. Đặc biệt, khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng lần đầu tiên đạt mức tăng 17,5% sau rất nhiều năm dừng dưới mức 10%.
Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh một cách hoàn toàn đúng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, bởi theo bà Nguyễn Thị Chiến, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Tổng cục Thống kê), thì nếu trừ phần dôi ra do số ngày làm việc tăng hơn tháng 1 năm trước thì tốc độ tăng cũng vẫn dưới mức hai con số.
Đó là thông điệp về nguyên tắc sử dụng nguồn vốn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong năm 2007 mà ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi tới các địa phương tại hội nghị giao ban tình hình sản xuất - kinh doanh và đầu tư tháng 1/2007 diễn ra vào cuối tuần qua.
Đây là một trong những giải pháp cứng rắn được đưa ra nhằm đảm bảo các dự án sử dụng nguồn vốn ODA được tiến hành đúng tiến độ như đã cam kết.
Theo phân tích của ông Sinh, hiện tại, lãnh đạo khá nhiều tỉnh, thành phố khi gặp gỡ các nhà tài trợ tại địa phương bao giờ cũng khẳng định là sẵn sàng đảm bảo đủ vốn đối ứng, nhưng khi các nhà tài trợ ký biên bản ghi nhận, thông báo về nước thì địa phương lại có công văn đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn đối ứng.
“Các địa phương đặt mọi việc vào sự đã rồi, sau đó thì dây dưa, kéo dài thời gian. Nếu không chấm dứt tình trạng này thì các nhà tài trợ sẽ tiếp tục than phiền, bức xúc vì địa phương không chịu phê duyệt dự án”, ông Sinh cho biết và đề nghị các địa phương phải chủ động chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện sớm các thủ tục và công tác báo cáo về tình trạng vốn đối ứng phải được thực hiện sớm để có giải pháp kịp thời.
Những vướng mắc về thủ tục trong đầu tư xây dựng cơ bản cũng như sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước cũng tiếp tục được coi là những nguyên nhân chính khiến hoạt động đầu tư phát triển trong tháng 1/2007 vẫn chưa thoát khỏi sự chậm trễ thường thấy.
Đặc biệt, sự phối hợp chưa thuận đang nổi lên là vấn đề lớn, ảnh hưởng nhiều tới đánh giá tổng hợp chung. Cho tới thời điểm này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn chưa nhận được báo cáo nào về tình hình thực hiện các dự án sử dụng nguồn Trái phiếu Chính phủ trong khi theo quy định thời hạn cho việc thực hiện nộp báo cáo là ngày 20 hàng tháng.
Liên quan đến việc triển khai phân bổ vốn đầu tư cho các công trình, dự án cho các địa phương ở các bộ, ngành, địa phương, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính tới ngày 23/1/2007, mới có 52 bộ, ngành trực thuộc Trung ương và 62 trên tổng số 64 tỉnh, thành phố đã có quyết định giao kế hoạch đến cơ sở (nếu tính từ thời điểm ngày 30/12/2006 theo quy định, mới có 47 bộ, ngành và 44 tỉnh, thành phố thực hiện xong nhiệm vụ của mình).
Nhưng con số này lại không khớp với số liệu trong báo cáo của Bộ Tài chính. Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong các báo cáo của nhiều địa phương, việc phân biệt nguồn không rõ ràng nên Bộ Tài chính không thể có ý kiến chính xác được với các kiến nghị của địa phương về tình trạng tổng nguồn thực tế tại địa phương không bằng với tổng nguồn vốn do Trung ương giao.
Cũng cần phải nói thêm rằng, mặc dù kế hoạch đầu tư phát triển năm 2007 được Thủ tướng Chính phủ giao sớm, đúng theo quy định về thời gian của Luật Ngân sách, song việc triển khai phân bổ vốn đầu tư cho các công trình, dự án giao cho các đơn vị thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương còn chậm. Khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước (nguồn vốn tập trung) ước thực hiện trong tháng 1/2007 đạt khoảng 6.595,4 tỷ đồng, bằng 6,9% kế hoạch.
Một điểm nổi bật khác được nhắc tới là giá trị sản xuất công nghiệp tháng 1 năm 2007 tăng cao, hơn 26% so với tháng 1/2006. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, ngành công nghiệp có mức tăng cao ngay từ tháng đầu năm. Đặc biệt, khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng lần đầu tiên đạt mức tăng 17,5% sau rất nhiều năm dừng dưới mức 10%.
Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh một cách hoàn toàn đúng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, bởi theo bà Nguyễn Thị Chiến, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Tổng cục Thống kê), thì nếu trừ phần dôi ra do số ngày làm việc tăng hơn tháng 1 năm trước thì tốc độ tăng cũng vẫn dưới mức hai con số.