Giải ngân ODA ngày càng chậm
Việc giải ngân ODA diễn ra chậm trong một số ngành, lĩnh vực như điện, năng lượng, giao thông, nông nghiệp
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh về tình hình giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam.
Thứ trưởng Cao Viết Sinh cho hay, tình hình tiếp nhận vốn ODA hiện nay rất tốt, song việc giải ngân lại diễn ra rất chậm, đặc biệt là trong một số ngành, lĩnh vực như điện, năng lượng, giao thông, nông nghiệp.
Trong 4 tháng đầu năm nay, nguồn vốn ODA mà Việt Nam đã ký kết thông qua các hiệp định với các nhà tài trợ đạt 1.181 triệu USD (trong đó vốn vay đạt 1.161 triệu USD, còn lại là vốn viện trợ không hoàn lại), song số vốn giải ngân chỉ ước đạt 520 triệu USD.
Xu hướng chậm giải ngân ODA có thể ảnh hưởng đến thu hút ODA của Việt Nam, theo lời Thứ trưởng Cao Viết Sinh.
Lý giải tình trạng này, ông Cao Viết Sinh cho rằng thủ tục hành chính còn nhiêu khê, nên có những dự án sau kể từ ngày ký tiếp nhận vốn đến khi triển khai có khi mất 3 năm, hay các địa phương không sẵn sàng được nguồn vốn đối ứng theo yêu cầu của các nhà tài trợ.
Trước tình hình trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang gấp rút hoàn thành Thông tư thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 131/2006NĐ-CP về Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức được Chính phủ ban hành vào 9/11/2006. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch Thông tư sẽ được ban hành vào trước khi diễn ra Hội nghị giữa kỳ Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức vào 1-2/6 tới tại Hạ Long (Quảng Ninh) .
Và mới đây, vào cuối tháng 4/2007, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã nhóm họp với 5 nhà tài trợ: ADB, AFD, JBIC, KFW và WB - chiếm 80% nguồn vốn ODA hỗ trợ cho Việt Nam - để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực điện và năng lượng, trong đó tập trung vào việc xác định các khó khăn cũng như vướng mắc làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA.
Thứ trưởng Cao Viết Sinh cho hay, tình hình tiếp nhận vốn ODA hiện nay rất tốt, song việc giải ngân lại diễn ra rất chậm, đặc biệt là trong một số ngành, lĩnh vực như điện, năng lượng, giao thông, nông nghiệp.
Trong 4 tháng đầu năm nay, nguồn vốn ODA mà Việt Nam đã ký kết thông qua các hiệp định với các nhà tài trợ đạt 1.181 triệu USD (trong đó vốn vay đạt 1.161 triệu USD, còn lại là vốn viện trợ không hoàn lại), song số vốn giải ngân chỉ ước đạt 520 triệu USD.
Xu hướng chậm giải ngân ODA có thể ảnh hưởng đến thu hút ODA của Việt Nam, theo lời Thứ trưởng Cao Viết Sinh.
Lý giải tình trạng này, ông Cao Viết Sinh cho rằng thủ tục hành chính còn nhiêu khê, nên có những dự án sau kể từ ngày ký tiếp nhận vốn đến khi triển khai có khi mất 3 năm, hay các địa phương không sẵn sàng được nguồn vốn đối ứng theo yêu cầu của các nhà tài trợ.
Trước tình hình trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang gấp rút hoàn thành Thông tư thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 131/2006NĐ-CP về Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức được Chính phủ ban hành vào 9/11/2006. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch Thông tư sẽ được ban hành vào trước khi diễn ra Hội nghị giữa kỳ Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức vào 1-2/6 tới tại Hạ Long (Quảng Ninh) .
Và mới đây, vào cuối tháng 4/2007, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã nhóm họp với 5 nhà tài trợ: ADB, AFD, JBIC, KFW và WB - chiếm 80% nguồn vốn ODA hỗ trợ cho Việt Nam - để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực điện và năng lượng, trong đó tập trung vào việc xác định các khó khăn cũng như vướng mắc làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA.