Giải ngân vốn ODA đang tăng tốc
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, kế hoạch giải ngân vốn ODA của Việt Nam năm nay có thể sẽ được hoàn thành
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, kế hoạch giải ngân vốn ODA của Việt Nam năm nay có thể sẽ được hoàn thành.
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, vốn ODA trong 9 tháng đầu năm nay được ký kết với các nhà tài trợ thông qua các hiệp định đạt khoảng 2,097 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt 1,968 tỷ USD và vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 129 triệu USD.
Các hiệp định vốn vay được ký kết năm nay chủ yếu tập trung vào các dự án công nghiệp, y tế, giáo dục, môi trường, đặc biệt tập trung vào các dự án của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và của Ngân hàng Thế giới (WB).
Trong khi đó, giải ngân vốn ODA trong 9 tháng đầu năm 2007 ước đạt 1,438 tỷ USD, đạt 76% kế hoạch giải ngân năm 2007 đề ra là 2 tỷ USD, trong đó vốn vay là 1,242 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 196 triệu USD.
“Như vậy, chúng ta có thể hy vọng kế hoạch giải ngân 2 tỷ USD của cả năm sẽ hoàn thành”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nói với VnEconomy.
Nếu hoàn thành con số 2 tỷ USD thì đây là năm đầu tiên Việt Nam hoàn thành mục tiêu giải ngân ODA đã đề ra trong kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) là 10,9 tỷ USD, tức giải ngân ODA bình quân hơn 2 tỷ USD/năm.
Thứ trưởng Cao Viết Sinh cũng cho biết thêm, hiện giải ngân ODA gặp khó ở khâu chuẩn bị dự án (như giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng) và khâu yếu từ các ban quản lý dự án do chuyển đổi mô hình sau sự kiện PMU 18.
“Công việc bây giờ là cần cố gắng thúc đẩy để ký kết sớm các hiệp định đã có dự án”, ông Cao Viết Sinh nói.
Tuy nhiên, tại Hội nghị giữa kỳ không chính thức của Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam được tổ chức tại Quảng Ninh vào tháng 6/2007 vừa qua, các nhà tài trợ nhận xét rằng quá trình thực hiện các dự án ODA phát triển còn chậm.
Cũng phải nói thêm rằng trong thời gian qua nhóm năm ngân hàng phát triển, gồm WB, ADB, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) và Ngân hàng Hợp tác Phát triển Nhật Bản (JIBIC) - chiếm 80% nguồn vốn tài trợ ODA cho Việt Nam - cùng với Việt Nam đã thảo luận tập trung vào khâu giải ngân, tăng cường quản lý và hài hóa các thủ tục nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị, thực hiện dự án và chương trình ODA.
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, vốn ODA trong 9 tháng đầu năm nay được ký kết với các nhà tài trợ thông qua các hiệp định đạt khoảng 2,097 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt 1,968 tỷ USD và vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 129 triệu USD.
Các hiệp định vốn vay được ký kết năm nay chủ yếu tập trung vào các dự án công nghiệp, y tế, giáo dục, môi trường, đặc biệt tập trung vào các dự án của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và của Ngân hàng Thế giới (WB).
Trong khi đó, giải ngân vốn ODA trong 9 tháng đầu năm 2007 ước đạt 1,438 tỷ USD, đạt 76% kế hoạch giải ngân năm 2007 đề ra là 2 tỷ USD, trong đó vốn vay là 1,242 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 196 triệu USD.
“Như vậy, chúng ta có thể hy vọng kế hoạch giải ngân 2 tỷ USD của cả năm sẽ hoàn thành”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nói với VnEconomy.
Nếu hoàn thành con số 2 tỷ USD thì đây là năm đầu tiên Việt Nam hoàn thành mục tiêu giải ngân ODA đã đề ra trong kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) là 10,9 tỷ USD, tức giải ngân ODA bình quân hơn 2 tỷ USD/năm.
Thứ trưởng Cao Viết Sinh cũng cho biết thêm, hiện giải ngân ODA gặp khó ở khâu chuẩn bị dự án (như giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng) và khâu yếu từ các ban quản lý dự án do chuyển đổi mô hình sau sự kiện PMU 18.
“Công việc bây giờ là cần cố gắng thúc đẩy để ký kết sớm các hiệp định đã có dự án”, ông Cao Viết Sinh nói.
Tuy nhiên, tại Hội nghị giữa kỳ không chính thức của Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam được tổ chức tại Quảng Ninh vào tháng 6/2007 vừa qua, các nhà tài trợ nhận xét rằng quá trình thực hiện các dự án ODA phát triển còn chậm.
Cũng phải nói thêm rằng trong thời gian qua nhóm năm ngân hàng phát triển, gồm WB, ADB, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) và Ngân hàng Hợp tác Phát triển Nhật Bản (JIBIC) - chiếm 80% nguồn vốn tài trợ ODA cho Việt Nam - cùng với Việt Nam đã thảo luận tập trung vào khâu giải ngân, tăng cường quản lý và hài hóa các thủ tục nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị, thực hiện dự án và chương trình ODA.