Giải Ngoại hạng cũng “khổ” với khủng hoảng tài chính!
Nhiều đội bóng ở giải Ngoại hạng Anh đã và đang có nguy cơ mất nhà tài trợ
Cách đây 3 năm, khi câu lạc bộ bóng đá Manchester United của Anh được một doanh nhân người Mỹ có tên Malcolm Glazer mua lại, các cổ động viên của đội bóng đã tỏ thái độ bất mãn.
Tuy nhiên, hiện nay, họ lại có cách phản ứng rất hài hước với việc Chính phủ Mỹ tiếp quản AIG, nhà tài trợ áo cho Manchester United cũng như nhiều đội bóng khác ở Anh.
Trên RedCafe.net, một diễn đàn trực tuyến dành cho các cổ động viên của Manchester United, với tên gọi tắt quen thuộc là MU, các thành viên của diễn đàn đã đưa lên các bức hình áo của đội bóng, trên đó logo của AIG đã được thay thế bởi quốc kỳ của Mỹ, hoặc thậm chí là hình của Tổng thống Mỹ George W. Bush.
MU và… FED
Một cổ động viên viết: “Thật mừng khi thấy Chính phủ Mỹ đã có một phi vụ đầu tư tốt”. Nhưng anh này chú thích thêm rằng, “vụ đầu tư tốt” ở đây là đầu tư vào MU, chứ không phải đầu tư vào AIG. Trong vụ giải cứu AIG trị giá 85 tỷ USD của Chính phủ Mỹ, khoản tiền 56,5 triệu Bảng (tương đương 100 triệu USD) mà AIG tài trợ cho MU trong vòng 4 năm, sẽ do Chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, tới lúc này chưa thể khẳng định ngay Chính phủ Mỹ có “đầu tư” dài hạn vào lĩnh vực bóng đá hay không. Ở một góc độ nào đó, bộ phận marketing của AIG, nếu không muốn nói là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke, có thể sẽ thay đổi quan điểm.
“Sự cần thiết phải cạnh tranh trên thị trường của AIG sau vụ tiếp quản là vẫn còn, tuy nhiên, loại hình tài trợ này có thể sẽ được xem xét lại”, ông Rune Gustafson, một chuyên gia của công ty phát triển thương hiệu Interbrand nhận xét.
Mối liên hệ mật thiết bất ngờ được dựng lên giữa MU và Chính phủ Mỹ không phải là tình huống rắc rối duy nhất mà lĩnh vực thể thao gặp phải trong bối cảnh khủng hoảng tài chính.
“Khủng hoảng” tài trợ
Khi cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu vào năm ngoái, nhiều người trong ngành quảng cáo cho rằng ngành này sẽ ít chịu tác động từ khủng hoảng. Nhưng thực tế không phải vậy. Hiện nay, ngành này đang phải điều chỉnh giảm mạnh dự báo mức doanh thu quảng cáo toàn cầu của năm nay. Các công ty tài chính đang là những đối tượng khách hàng quảng cáo cắt giảm chi phí quảng cáo mạnh nhất.
Giải ngoại hạng Anh mà MU thi đấu được coi là một hàn thử biểu của thị trường quảng cáo.
Theo ông Nigel Currie, giám đốc công ty Brand Rapport chuyên về dàn xếp các hợp đồng tài trợ, mùa giải này là lần đầu tiên trong lịch sử, tiền tài trợ áo cho các đội bóng, ví dụ như hợp đồng tài trợ của AIG với Manchester United, đã giảm xuống.
Thông thường, tiền tài trợ áo là khoản tài trợ lớn nhất cho một đội bóng. Năm ngoái, số tiền tài trợ áo cho 20 đội bóng ở giải Ngoại hạng là 75 triệu Bảng, năm nay, số tiền này giảm còn 67 triệu Bảng. Hiện có 3 câu lạc bộ ở giải này không có áo của nhà tài trợ - một hiện tượng bất thường, nếu xét đến tầm ảnh hưởng của giải đấu này trên phạm vi toàn cầu.
Ngay trong tháng 9 này, câu lạc bộ West Ham đã không còn nhà tài trợ, khi nhà tài trợ XL Leisure Group - một công ty du lịch - phá sản do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Trận đấu giữa West Brom và West Ham cách đâu chưa lâu là lần đầu tiên trong lịch sử giải Ngoại hạng, hai đội bóng gặp nhau mà không đội nào có tên nhà tài trợ.
West Brom cho biết, đội bóng này đang đàm phán với nhiều doanh nghiệp để tìm kiếm một hợp đồng tài trợ mới, thay thế nhà tài trợ T-Mobile của hãng viễn thông Đức Deutsch Telekom AG.
Câu lạc bộ Newcastle United thì cố gắng lắm mới duy trì được hợp đồng tài trợ với Northern Rock, ngân hàng suýt phá sản vì cho vay dưới chuẩn và đã được Chính phủ Anh quốc hữu hóa cách đây chưa lâu.
Cần phải nói thêm, giải Ngoại hạng đem tới doanh thu hơn 5 tỷ Bảng mỗi năm và tiền tài trợ chiếm một phần nhỏ trong số này. Chẳng hạn, năm ngoái, MU thu được 43,9 triệu Bảng tiền doanh thu truyền hình và số tiền thưởng từ Liên đoàn Bóng đá châu Âu là 42,9 triệu Euro (tương đương 61,3 triệu USD) nhờ giành chức vô địch của giải. Trong khi đó, như đã nói ở trên, tiền tài trợ áo của AIG dành cho đội bóng này trong 4 năm chỉ là 56,5 triệu Bảng (tương đương 100 triệu USD).
Khi nhà tài trợ bị từ chối
Nhiều người đặt câu hỏi liệu MU có thể duy trì được hợp đồng tài trợ của AIG? Hiện AIG đã hủy một chiến dịch quảng cáo với sự tham gia của MU, ít nhất là tới cuối năm nay. Tuy nhiên, trong trận đấu mới đây với đội bóng Villareal của Tây Ban Nha, các cầu thủ của MU vẫn mặc áo có logo của AIG.
Theo giới phân tích, AIG khó có thể đơn phương rút lui khỏi hợp đồng tài trợ này, vì điều này chỉ có thể xảy ra nếu phía MU vi phạm điều khoản hợp đồng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các đội tuyển thể thao được tài trợ thậm chí còn tỏ ra vui mừng được trả lại khoản tài trợ, vì họ không muốn hình ảnh của mình gắn với một nhà tài trợ gặp sự cố.
Tiêu biểu là trường hợp đội bóng chày Houston Astros hủy hợp đồng tài trợ với tập đoàn năng lượng Enron, một trong 7 công ty lớn nhất nước Mỹ với doanh thu 100 tỷ USD mỗi năm trước khi sụp đổ năm 2001. Trước đó, theo hợp đồng này, sân vận động của đội bóng phải mang tên Enron. Sau một vụ kiện tụng khá rắc rối, sân vận động này hiện đã được đổi tên này thành Minute Maid Park.
Do đó, cũng có không ít ý kiến cho rằng, rất có thể MU sẽ hủy hợp đồng tài trợ với AIG. Là một trong số những câu lạc bộ bóng đá hàng đầu thế giới, câu lạc bộ này sẽ không khó khăn nhiều trong việc tìm một nhà tài trợ mới.
Tuy nhiên, vẫn có đội bóng vẫn không cần tới nhà tài trợ áo. Đội Aston Villa của tỷ phú người Mỹ Randy Lerner đã từ chối các đề nghị tài trợ của các doanh nghiệp, thay vào đó, trên áo của đội bóng này là tên của Acorns, một trung tâm chăm sóc trẻ em.
(Theo New York Times, Bloomberg)
Tuy nhiên, hiện nay, họ lại có cách phản ứng rất hài hước với việc Chính phủ Mỹ tiếp quản AIG, nhà tài trợ áo cho Manchester United cũng như nhiều đội bóng khác ở Anh.
Trên RedCafe.net, một diễn đàn trực tuyến dành cho các cổ động viên của Manchester United, với tên gọi tắt quen thuộc là MU, các thành viên của diễn đàn đã đưa lên các bức hình áo của đội bóng, trên đó logo của AIG đã được thay thế bởi quốc kỳ của Mỹ, hoặc thậm chí là hình của Tổng thống Mỹ George W. Bush.
MU và… FED
Một cổ động viên viết: “Thật mừng khi thấy Chính phủ Mỹ đã có một phi vụ đầu tư tốt”. Nhưng anh này chú thích thêm rằng, “vụ đầu tư tốt” ở đây là đầu tư vào MU, chứ không phải đầu tư vào AIG. Trong vụ giải cứu AIG trị giá 85 tỷ USD của Chính phủ Mỹ, khoản tiền 56,5 triệu Bảng (tương đương 100 triệu USD) mà AIG tài trợ cho MU trong vòng 4 năm, sẽ do Chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, tới lúc này chưa thể khẳng định ngay Chính phủ Mỹ có “đầu tư” dài hạn vào lĩnh vực bóng đá hay không. Ở một góc độ nào đó, bộ phận marketing của AIG, nếu không muốn nói là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke, có thể sẽ thay đổi quan điểm.
“Sự cần thiết phải cạnh tranh trên thị trường của AIG sau vụ tiếp quản là vẫn còn, tuy nhiên, loại hình tài trợ này có thể sẽ được xem xét lại”, ông Rune Gustafson, một chuyên gia của công ty phát triển thương hiệu Interbrand nhận xét.
Mối liên hệ mật thiết bất ngờ được dựng lên giữa MU và Chính phủ Mỹ không phải là tình huống rắc rối duy nhất mà lĩnh vực thể thao gặp phải trong bối cảnh khủng hoảng tài chính.
“Khủng hoảng” tài trợ
Khi cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu vào năm ngoái, nhiều người trong ngành quảng cáo cho rằng ngành này sẽ ít chịu tác động từ khủng hoảng. Nhưng thực tế không phải vậy. Hiện nay, ngành này đang phải điều chỉnh giảm mạnh dự báo mức doanh thu quảng cáo toàn cầu của năm nay. Các công ty tài chính đang là những đối tượng khách hàng quảng cáo cắt giảm chi phí quảng cáo mạnh nhất.
Giải ngoại hạng Anh mà MU thi đấu được coi là một hàn thử biểu của thị trường quảng cáo.
Theo ông Nigel Currie, giám đốc công ty Brand Rapport chuyên về dàn xếp các hợp đồng tài trợ, mùa giải này là lần đầu tiên trong lịch sử, tiền tài trợ áo cho các đội bóng, ví dụ như hợp đồng tài trợ của AIG với Manchester United, đã giảm xuống.
Thông thường, tiền tài trợ áo là khoản tài trợ lớn nhất cho một đội bóng. Năm ngoái, số tiền tài trợ áo cho 20 đội bóng ở giải Ngoại hạng là 75 triệu Bảng, năm nay, số tiền này giảm còn 67 triệu Bảng. Hiện có 3 câu lạc bộ ở giải này không có áo của nhà tài trợ - một hiện tượng bất thường, nếu xét đến tầm ảnh hưởng của giải đấu này trên phạm vi toàn cầu.
Ngay trong tháng 9 này, câu lạc bộ West Ham đã không còn nhà tài trợ, khi nhà tài trợ XL Leisure Group - một công ty du lịch - phá sản do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Trận đấu giữa West Brom và West Ham cách đâu chưa lâu là lần đầu tiên trong lịch sử giải Ngoại hạng, hai đội bóng gặp nhau mà không đội nào có tên nhà tài trợ.
West Brom cho biết, đội bóng này đang đàm phán với nhiều doanh nghiệp để tìm kiếm một hợp đồng tài trợ mới, thay thế nhà tài trợ T-Mobile của hãng viễn thông Đức Deutsch Telekom AG.
Câu lạc bộ Newcastle United thì cố gắng lắm mới duy trì được hợp đồng tài trợ với Northern Rock, ngân hàng suýt phá sản vì cho vay dưới chuẩn và đã được Chính phủ Anh quốc hữu hóa cách đây chưa lâu.
Cần phải nói thêm, giải Ngoại hạng đem tới doanh thu hơn 5 tỷ Bảng mỗi năm và tiền tài trợ chiếm một phần nhỏ trong số này. Chẳng hạn, năm ngoái, MU thu được 43,9 triệu Bảng tiền doanh thu truyền hình và số tiền thưởng từ Liên đoàn Bóng đá châu Âu là 42,9 triệu Euro (tương đương 61,3 triệu USD) nhờ giành chức vô địch của giải. Trong khi đó, như đã nói ở trên, tiền tài trợ áo của AIG dành cho đội bóng này trong 4 năm chỉ là 56,5 triệu Bảng (tương đương 100 triệu USD).
Khi nhà tài trợ bị từ chối
Nhiều người đặt câu hỏi liệu MU có thể duy trì được hợp đồng tài trợ của AIG? Hiện AIG đã hủy một chiến dịch quảng cáo với sự tham gia của MU, ít nhất là tới cuối năm nay. Tuy nhiên, trong trận đấu mới đây với đội bóng Villareal của Tây Ban Nha, các cầu thủ của MU vẫn mặc áo có logo của AIG.
Theo giới phân tích, AIG khó có thể đơn phương rút lui khỏi hợp đồng tài trợ này, vì điều này chỉ có thể xảy ra nếu phía MU vi phạm điều khoản hợp đồng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các đội tuyển thể thao được tài trợ thậm chí còn tỏ ra vui mừng được trả lại khoản tài trợ, vì họ không muốn hình ảnh của mình gắn với một nhà tài trợ gặp sự cố.
Tiêu biểu là trường hợp đội bóng chày Houston Astros hủy hợp đồng tài trợ với tập đoàn năng lượng Enron, một trong 7 công ty lớn nhất nước Mỹ với doanh thu 100 tỷ USD mỗi năm trước khi sụp đổ năm 2001. Trước đó, theo hợp đồng này, sân vận động của đội bóng phải mang tên Enron. Sau một vụ kiện tụng khá rắc rối, sân vận động này hiện đã được đổi tên này thành Minute Maid Park.
Do đó, cũng có không ít ý kiến cho rằng, rất có thể MU sẽ hủy hợp đồng tài trợ với AIG. Là một trong số những câu lạc bộ bóng đá hàng đầu thế giới, câu lạc bộ này sẽ không khó khăn nhiều trong việc tìm một nhà tài trợ mới.
Tuy nhiên, vẫn có đội bóng vẫn không cần tới nhà tài trợ áo. Đội Aston Villa của tỷ phú người Mỹ Randy Lerner đã từ chối các đề nghị tài trợ của các doanh nghiệp, thay vào đó, trên áo của đội bóng này là tên của Acorns, một trung tâm chăm sóc trẻ em.
(Theo New York Times, Bloomberg)