Giải pháp nào hạn chế rủi ro khi cộng đồng ASEAN ra đời?
Không hài lòng với văn bản trả lời, đại biểu tái chất vấn Thủ tướng về giải pháp hạn chế rủi ro khi cộng đồng ASEAN ra đời
Chính phủ đảm bảo lợi ích tổng thể của nền kinh tế. Đây là khẳng định của Thủ tướng tại văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) vừa phát hành ngày 10/3.
Đại biểu Thuý cho biết, tại kỳ họp thứ 9 bà đã chất vấn Thủ tướng về trách nhiệm của Chính phủ chuẩn bị giải pháp hạn chế rủi ro khi cộng đồng ASEAN ra đời, thị trường ASEAN thành thị trường chung hàng hoá doanh nghiệp, lao động các nước ASEAN tự do vào Việt Nam từ 31/12/2015.
Sau đó, đại biểu Thuý nhận được văn bản trả lời chất vấn của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, nhưng “tôi phải thành thực nói văn bản trả lời chất vấn chưa sát nội dung chất vấn”, bà Thúy viết.
Đảm bảo lợi ích tổng thể cho nền kinh tế
Đảm bảo lợi ích tổng thể cho nền kinh tế
Theo đại biểu Thuý thì cuối năm 2015 Việt Nam gia nhập cộng đồng ASEAN nhưng tại thời điểm bà ghi phiếu chất vấn kỳ họp thứ 10 (diễn ra cuối tháng 10 và gần hết tháng 11/2015) từ người lao động cho đến doanh nghiệp chưa có tâm thế sẵn sàng và cũng chưa thấy Chính phủ công bố giải pháp gì cho vấn đề này.
Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết, vì sao cho đến nay Chính phủ vẫn có hoặc chưa công bố giải pháp gì cho vấn đề này, ai là người chịu trách nhiệm cho sự chậm trễ đó?
Để tránh tình trạng sản xuất bị đình đốn, hàng hoá nội địa ế ẩm, lao động trong nước tăng thất nghiệp khi mà hàng hoá, doanh nghiệp lao động các nước ASEAN tự do vào Việt Nam, mỗi doanh nghiệp, mỗi người lao động cần làm gì? Đại biểu Thúy nêu nội dung chất vấn tiếp theo.
Thứ ba, đại biểu Thuý muốn biết Chính phủ có biện pháp gì để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động tránh rủi ro. Với tư cách người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng có cam kết gì trước người dân và doanh nghiệp?
Trả lời đại biểu, Thủ tướng cho biết, các cam kết của Việt Nam trong WTO, ASEAN hay trong các hiệp định thương mại tự do đã tham gia đều không áp dụng đối với các biện pháp tác động đến thị trường lao động, quốc tịch, cư trú hay việc làm thường xuyên của Việt Nam.
Về cơ bản, cho tới nay, cam kết di chuyển lao động có tay nghề của Việt Nam trong ASEAN phù hợp với khuôn khổ quy định trong nước hiện hành. Các cam kết này sẽ triển khai theo lộ trình nên tác động trực tiếp đến Việt Nam là không lớn. Có thể đánh giá việc triển khai các cam kết này liên quan tới lao động chỉ tương đương mức Việt Nam đã áp dụng khi gia nhập WTO và tuân thủ hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam, Thủ tướng nhìn nhận.
Theo người đứng đầu Chính phủ, Cộng đồng Kinh tế ASEAN thực chất được xây dựng trên nền tảng CEPT/AFTA. Đây là một tiến trình hội nhập kinh tế lâu dài, với thời gian 20 năm đối với Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngay từ khi gia nhập, Chính phủ đã đàm phán để Việt Nam được hưởng linh hoạt kéo dài lộ trình cam kết, như duy trì hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm (xăng dầu, thuốc lá...) đến năm 2018 để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, trong khi các nước ASEAN-6 đã cơ bản hoàn tất lộ trình vào năm 2010 với mức độ tự do hóa tới 99% biểu thuế của các nước này.
Bên cạnh đó, ngay từ khi gia nhập, Chính phủ đã đàm phán để Việt Nam được hưởng linh hoạt kéo dài lộ trình cam kết, như duy trì hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm (xăng dầu, thuốc lá...) đến năm 2018 để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, trong khi các nước ASEAN-6 đã cơ bản hoàn tất lộ trình vào năm 2010 với mức độ tự do hóa tới 99% biểu thuế của các nước này.
Điều quan trọng đối với Chính phủ là đảm bảo lợi ích về tổng thể cho nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tăng cường tận dụng cơ hội hay đối phó hiệu quả với thách thức đặt ra, Thủ tướng nhấn mạnh.
Từ đó, Chính phủ đã triển khai Chương trình hành động đối với việc tham gia ASEAN và các cam kết hội nhập khu vực. Các cam kết của Việt Nam khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN hầu hết trong khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, không làm phát sinh thay đổi hiện trạng.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành được giao nhiệm vụ đã ban hành các văn bản để tổ chức thực hiện. Các cam kết về thuế được thực thi bằng các Thông tư của Bộ Tài chính về thuế suất và thông tư của Bộ Công Thương về quy tắc xuất xứ.
Cần thay đổi tư duy về sản xuất, tiêu dùng
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành được giao nhiệm vụ đã ban hành các văn bản để tổ chức thực hiện. Các cam kết về thuế được thực thi bằng các Thông tư của Bộ Tài chính về thuế suất và thông tư của Bộ Công Thương về quy tắc xuất xứ.
Cần thay đổi tư duy về sản xuất, tiêu dùng
Để phổ biến về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Chính phủ đã có chương trình truyền thông được triển khai từ năm 2010 đến nay, cung cấp nhiều ấn phẩm, tài liệu tham khảo; tổ chức hội thảo liên tục hàng năm ở các tỉnh, thành phố trên cả ba miền đất nước để cập nhật thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý địa phương.
Còn để tăng cường năng lực trong nước nhằm vận dụng các cơ hội của hội nhập kinh tế, Chính phủ đã triển khai các nhóm giải pháp ở nhiều phương diện. Như nhóm giải pháp về phát triển thị trường và thương hiệu (mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa cho doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp, ngành, quốc gia).
Nhóm giải pháp tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh (như chuyển đổi phương thức sản xuất từ nhỏ, phân tán sang lớn, tập trung, từ gia công sang các công đoạn có giá trị cao hơn).
Nhóm giải pháp tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh (như chuyển đổi phương thức sản xuất từ nhỏ, phân tán sang lớn, tập trung, từ gia công sang các công đoạn có giá trị cao hơn).
Hay nhóm giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp (xúc tiến thương mại, nghiên cứu và dự báo thị trường, đổi mới công nghệ, bảo vệ thương hiệu, đào tạo nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường kinh doanh); Nhóm giải pháp tăng cường vai trò hỗ trợ và liên kết của các hiệp hội ngành hàng.
Để đối phó với các thách thức và tác động tiêu cực, nhìn nhận thẳng thắn một số yếu kém trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, Chính phủ đã triển khai các biện pháp quản lý nhập khẩu với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững nhưng vẫn phù hợp với các cam kết quốc tế.
Tại văn bản trả lời, Thủ tướng cho rằng doanh nghiệp và người dân cần có sự chủ động chuẩn bị và phối hợp với Chính phủ như chủ động tiếp cận thông tin về Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã đăng tải trên trang thông tin điện tử của các cơ quan Chính phủ liên quan, bao gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan ngang bộ tham gia công tác Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Đồng thời tích cực nắm bắt các chính sách, biện pháp trong nước của Chính phủ nhằm tận dụng sự hỗ trợ về đầu tư, kinh doanh và phát triển phù hợp với định hướng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng trong sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy về sản xuất, tiêu dùng. Cộng đồng Kinh tế ASEAN là một thị trường cũng như cơ sở sản xuất nên mọi hoạt động sản xuất, tiêu dùng cần nhìn rộng ở tầm khu vực ASEAN và Đông Á.
Do đó, doanh nghiệp và người dân đều cần trau dồi các kỹ năng liên kết với doanh nghiệp, người tiêu dùng ASEAN, chẳng hạn như khả năng sử dụng ngôn ngữ quốc tế tiếng Anh, các loại hình công nghệ thông tin để giao dịch, tăng cường các hoạt động giao lưu thương mại - văn hóa trong khu vực, Thủ tướng hồi âm đại biểu Thuý.
Do đó, doanh nghiệp và người dân đều cần trau dồi các kỹ năng liên kết với doanh nghiệp, người tiêu dùng ASEAN, chẳng hạn như khả năng sử dụng ngôn ngữ quốc tế tiếng Anh, các loại hình công nghệ thông tin để giao dịch, tăng cường các hoạt động giao lưu thương mại - văn hóa trong khu vực, Thủ tướng hồi âm đại biểu Thuý.