“Giải thoát” cho vận tải biển
Mâu thuẫn nổi bật nhất trong ngành vận tải biển là chi phí giá thành cao, nhưng giá cước vận tải thế giới lại giảm
Những tháng đầu năm 2009, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, cước vận tải biển giảm mạnh, hàng hóa khan hiếm, thời gian xếp và dỡ vận chuyển thường bị kéo dài gấp 3-5 lần so với đầu năm 2008.
Điều này đã phát sinh nhiều chi phí do phải chờ đợi như tiền ăn, lương, phí cầu cảng, trả lãi ngân hàng, nhiên liệu, vật tư sửa chữa. Trong khi đó, những gói kích cầu từ phía Chính phủ vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả đối với ngành vận tải biển.
Khảo sát tại Hải Phòng, một địa phương chiếm tới gần một nửa số phương tiện và hơn 40% khối lượng hàng hoá vận tải của cả nước, cho thấy các đơn vị vận tải biển đang đối mặt với nhiều khó trong hoạt động kinh doanh, phổ biến là tình trạng khan hiếm nguồn hàng nhập khẩu, xuất khẩu và chở thuê cho nước ngoài diễn ra ở hầu hết các khu vực.
Không ít phương tiện chỉ vận tải hàng một chiều hoặc chạy “rỗng”, nhiều tuyến phải đỗ dài ngày do thiếu hàng chuyên chở...
Vận tải biển bộn bề trăm nỗi khó
Mâu thuẫn nổi bật nhất trong ngành vận tải biển là chi phí giá thành cao, nhưng giá cước vận tải thế giới lại giảm. Dầu FO là loại nhiên liệu chính cho hoạt động của các đội tàu biển, giá mua từ mức 300 USD/tấn tăng lên 700 USD/tấn vào giữa năm 2008 khiến các doanh nghiệp lao đao.
Trong khi đó, giá cước vận chuyển container đến hết quý 1/2009 giảm 30-50% so với cùng kỳ năm trước tùy tuyến vận tải. Giá cước chở dầu cũng giảm mạnh, nhất là từ cuối tháng 3 đến nay với mức giảm 20-30% so với cuối năm 2008 và 30-40% so với giữa năm 2008.
Đặc biệt, đối với thị trường tàu chở hàng rời, hàng bách hóa giảm sút nghiêm trọng ngoài suy đoán của các nhà vận tải và chủ tàu. Giá cước, giá thuê tàu loại hàng này giảm 60-90% tùy theo từng tuyến, từng loại tàu và tuổi tàu.
Mặt khác, tuy giá dầu có giảm một phần so với trước nhưng với mức cước như hiện nay, các doanh nghiệp vận tải biển trên thực tế vẫn không thể bù đắp nổi chi phí... Ngay tại thời điểm này, hầu hết tàu hàng rời ở tất cả khu vực đều phải nằm chờ hàng.
Một thực tế nữa là trong mấy năm gần đây, đội tàu phát triển quá nhanh nên các chủ tàu phải đương đầu với thách thức thiếu nhân lực. Mặc dù doanh thu thua lỗ kéo dài nhưng tiền lương của sĩ quan, thuyền viên vẫn tăng lên gấp nhiều lần để “giữ chân” họ.
Trao đổi với các doanh nghiệp vận tải biển, một trong những băn khoăn lớn nhất hiện nay lại chính là lãi suất vay ngân hàng. Đa phần, các doanh nghiệp cho rằng hơn một năm qua, việc trả gốc và lãi suất vốn vay của các ngân hàng (với thời điểm lãi suất cao nhất 21% giữa năm 2008) đang là gánh nặng mà doanh nghiệp khó có thể vượt qua.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải biển lại bị thiệt thòi bởi khó tiếp cận với các gói kích cầu của Chính phủ.
Tới thời điểm này, số doanh nghiệp được vay hỗ trợ lãi suất (4%) không nhiều bởi phần lớn các dự án của ngành vận tải biển là vốn đầu tư dài hạn, không còn tài sản thế chấp. Điều này cũng là một lý do khiến đội tàu biển trong nước khó cạnh tranh với đội tàu của các doanh nghiệp nước ngoài.
Ngân hàng gánh đỡ cho vận tải biển
Theo Hội Vận tải Diêm Điền (Thái Bình), hiện nay, các ngân hàng thương mại đã từ chối cho doanh nghiệp vay thêm tiền, vì họ đang ở trong tình cảnh nợ quá hạn và không có tài sản thế chấp.
Cực chẳng đã, Hội đã có tờ trình về việc xin khoanh nợ, giãn nợ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngay sau đó tại Văn bản số 1222/NHNN-TD Ngân hàng Nhà nước có ý kiến: “Khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính, không trả được các khoản nợ đến hạn thì tổ chức tín dụng cho vay được quyền xem xét, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay theo cơ chế tín dụng hiện hành”.
Lo lắng về vấn đề này, ông Trịnh Xuân Nin, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải đoàn kết An Lư (Hải Phòng) cũng bộc bạch, do không tiếp cận được sự hỗ trợ lãi suất từ gói kích cầu của Chính phủ, song để các doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục duy trì hoạt động, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại, rất cần những chiếc phao cứu sinh.
Cụ thể là khoanh, treo khoản nợ quá hạn trong 3 quý năm 2008, đồng thời giãn nợ gốc của những dự án đã đóng và mua tàu mới có thời gian trung và dài hạn từ 3-4 năm. Từ đó giảm các trả nợ hàng tháng, chỉ có làm như vậy mới có thể giúp các doanh nghiệp vận tải biển qua cơn khủng hoảng này.
Theo nhận định của một số chuyên gia vận tải biển, nếu Nhà nước quan tâm, thực hiện ngay các biện pháp “giải cứu” kịp thời thì khả năng phục hồi trở lại hoạt động bình thường như trước của ngành vận tải biển sớm nhất cũng phải đến cuối năm 2010.
Tuy nhiên, nếu các giải pháp tầm vĩ mô chậm được thực hiện thì không ít các doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản và việc đổ xô bán tàu biển, một phương án “hạ sách” chắc chắn sẽ không tránh khỏi trong thời gian tới.
Điều này đã phát sinh nhiều chi phí do phải chờ đợi như tiền ăn, lương, phí cầu cảng, trả lãi ngân hàng, nhiên liệu, vật tư sửa chữa. Trong khi đó, những gói kích cầu từ phía Chính phủ vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả đối với ngành vận tải biển.
Khảo sát tại Hải Phòng, một địa phương chiếm tới gần một nửa số phương tiện và hơn 40% khối lượng hàng hoá vận tải của cả nước, cho thấy các đơn vị vận tải biển đang đối mặt với nhiều khó trong hoạt động kinh doanh, phổ biến là tình trạng khan hiếm nguồn hàng nhập khẩu, xuất khẩu và chở thuê cho nước ngoài diễn ra ở hầu hết các khu vực.
Không ít phương tiện chỉ vận tải hàng một chiều hoặc chạy “rỗng”, nhiều tuyến phải đỗ dài ngày do thiếu hàng chuyên chở...
Vận tải biển bộn bề trăm nỗi khó
Mâu thuẫn nổi bật nhất trong ngành vận tải biển là chi phí giá thành cao, nhưng giá cước vận tải thế giới lại giảm. Dầu FO là loại nhiên liệu chính cho hoạt động của các đội tàu biển, giá mua từ mức 300 USD/tấn tăng lên 700 USD/tấn vào giữa năm 2008 khiến các doanh nghiệp lao đao.
Trong khi đó, giá cước vận chuyển container đến hết quý 1/2009 giảm 30-50% so với cùng kỳ năm trước tùy tuyến vận tải. Giá cước chở dầu cũng giảm mạnh, nhất là từ cuối tháng 3 đến nay với mức giảm 20-30% so với cuối năm 2008 và 30-40% so với giữa năm 2008.
Đặc biệt, đối với thị trường tàu chở hàng rời, hàng bách hóa giảm sút nghiêm trọng ngoài suy đoán của các nhà vận tải và chủ tàu. Giá cước, giá thuê tàu loại hàng này giảm 60-90% tùy theo từng tuyến, từng loại tàu và tuổi tàu.
Mặt khác, tuy giá dầu có giảm một phần so với trước nhưng với mức cước như hiện nay, các doanh nghiệp vận tải biển trên thực tế vẫn không thể bù đắp nổi chi phí... Ngay tại thời điểm này, hầu hết tàu hàng rời ở tất cả khu vực đều phải nằm chờ hàng.
Một thực tế nữa là trong mấy năm gần đây, đội tàu phát triển quá nhanh nên các chủ tàu phải đương đầu với thách thức thiếu nhân lực. Mặc dù doanh thu thua lỗ kéo dài nhưng tiền lương của sĩ quan, thuyền viên vẫn tăng lên gấp nhiều lần để “giữ chân” họ.
Trao đổi với các doanh nghiệp vận tải biển, một trong những băn khoăn lớn nhất hiện nay lại chính là lãi suất vay ngân hàng. Đa phần, các doanh nghiệp cho rằng hơn một năm qua, việc trả gốc và lãi suất vốn vay của các ngân hàng (với thời điểm lãi suất cao nhất 21% giữa năm 2008) đang là gánh nặng mà doanh nghiệp khó có thể vượt qua.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải biển lại bị thiệt thòi bởi khó tiếp cận với các gói kích cầu của Chính phủ.
Tới thời điểm này, số doanh nghiệp được vay hỗ trợ lãi suất (4%) không nhiều bởi phần lớn các dự án của ngành vận tải biển là vốn đầu tư dài hạn, không còn tài sản thế chấp. Điều này cũng là một lý do khiến đội tàu biển trong nước khó cạnh tranh với đội tàu của các doanh nghiệp nước ngoài.
Ngân hàng gánh đỡ cho vận tải biển
Theo Hội Vận tải Diêm Điền (Thái Bình), hiện nay, các ngân hàng thương mại đã từ chối cho doanh nghiệp vay thêm tiền, vì họ đang ở trong tình cảnh nợ quá hạn và không có tài sản thế chấp.
Cực chẳng đã, Hội đã có tờ trình về việc xin khoanh nợ, giãn nợ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngay sau đó tại Văn bản số 1222/NHNN-TD Ngân hàng Nhà nước có ý kiến: “Khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính, không trả được các khoản nợ đến hạn thì tổ chức tín dụng cho vay được quyền xem xét, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay theo cơ chế tín dụng hiện hành”.
Lo lắng về vấn đề này, ông Trịnh Xuân Nin, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải đoàn kết An Lư (Hải Phòng) cũng bộc bạch, do không tiếp cận được sự hỗ trợ lãi suất từ gói kích cầu của Chính phủ, song để các doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục duy trì hoạt động, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại, rất cần những chiếc phao cứu sinh.
Cụ thể là khoanh, treo khoản nợ quá hạn trong 3 quý năm 2008, đồng thời giãn nợ gốc của những dự án đã đóng và mua tàu mới có thời gian trung và dài hạn từ 3-4 năm. Từ đó giảm các trả nợ hàng tháng, chỉ có làm như vậy mới có thể giúp các doanh nghiệp vận tải biển qua cơn khủng hoảng này.
Theo nhận định của một số chuyên gia vận tải biển, nếu Nhà nước quan tâm, thực hiện ngay các biện pháp “giải cứu” kịp thời thì khả năng phục hồi trở lại hoạt động bình thường như trước của ngành vận tải biển sớm nhất cũng phải đến cuối năm 2010.
Tuy nhiên, nếu các giải pháp tầm vĩ mô chậm được thực hiện thì không ít các doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản và việc đổ xô bán tàu biển, một phương án “hạ sách” chắc chắn sẽ không tránh khỏi trong thời gian tới.