“Giảm biên độ chỉ là biện pháp tình thế”
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nói về việc giảm biên độ dao động giá tại sàn Hà Nội xuống 2% và Tp.HCM xuống 1%
Ngày 25/3, Ủy ban Chứng khoán đã chấp thuận việc giảm biên độ dao động giá tại sàn Hà Nội xuống 2% và Tp.HCM xuống 1%.
>>Giảm biên độ dao động giá: Được và mất / Giảm biên độ dao động giá: Điều gì sẽ xảy ra?
Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, đây chỉ là biện pháp tình thế giúp nhà đầu tư trấn tĩnh hơn trong lúc này.
Thị trường đang trong xu hướng giảm mạnh kéo dài, là cơ quan quản lý và điều hành thị trường chứng khoán, ông sẽ nói gì với các nhà đầu tư lúc này?
Trong bối cảnh hiện nay, điều đầu tiên mà tôi muốn nói với các nhà đầu tư là phải hết sức bình tĩnh.
Dĩ nhiên, bối cảnh kinh tế vĩ mô cũng có những khó khăn nhất định, mà khó khăn này theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế là có tính chất tạm thời. Về trung hạn và dài hạn kinh tế Việt Nam vẫn phát triển.
Điều thứ hai, theo đánh giá của chúng tôi, giá cổ phiếu đã giảm xuống mức khá hấp dẫn, chỉ số P/E xoay quanh mức 12. Giá của nhiều chứng khoán đã giảm rất thấp so với giá trị sổ sách, nếu như trước đây tỷ lệ này là trên 3,5-3,7 lần thì hiện nay cũng chỉ cao hơn một chút, tuỳ vào từng loại doanh nghiệp nhưng bình quân dao động chỉ ở mức 1,7-1,8 lần.
Tất nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức khác cũng còn đang thăm dò để quyết định thời điểm mua vào khi xu hướng thị trường đi xuống. Chúng tôi theo dõi thì thấy nhiều tổ chức bắt đầu mua vào, kể cả các quỹ đã mua vào rải rác trong vòng tuần vừa qua.
Sau Quyết định 319, công chúng vẫn đang chờ giải pháp cụ thể hơn và quyết liệt hơn từ phía cơ quan quản lý. Về phần mình, theo ông, giải pháp mạnh vào lúc này sẽ là gì?
Chúng ta nhìn vào thị trường chứng khoán không phải chỉ nhìn vào thị trường chính thức mà phải nhìn rộng ra cả ở những thị trường không chính thức.
Theo ước đoán của chúng tôi, tổng mức vốn hoá cả thị trường chính thức và không chính thức cũng chiếm khoảng 90-100% GDP nên không thể nói thị trường chứng khoán là một thị trường còn nhỏ bé mà bỏ qua sự ổn định của thị trường này.
Về huy động vốn, nếu thị trường chứng khoán suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn và phát hành của các công ty hiện nay, từ đó sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng và gây áp lực gia tăng lạm phát. ổn định thị trường chứng khoán sẽ tạo môi trường đầu tư tốt, hình ảnh của Việt Nam trong công cuộc cải cách.
Với tình hình cấp bách hiện nay, Ủy ban Chứng khoán đang nghiên cứu và trình Chính phủ một số giải pháp cấp bách. Việc hỗ trợ thị trường lúc này, chúng tôi cho rằng vai trò của Ngân hàng Nhà nước rất quan trọng.
Chiều 25/3, Chính phủ nghe báo cáo riêng về thị trường chứng khoán và ngày 28/3 tới, Thường trực Chính phủ nghe riêng một chuyên đề về chứng khoán.
Với Ủy ban Chứng khoán, kiến nghị đầu tiên là đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước ngừng ngay việc giải chấp, cầm cố và kể cả các hợp đồng Repo.
Thứ hai, chúng tôi cũng đề xuất việc mua ngoại tệ cho nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước là mua ngoại tệ mạnh hơn.
Giải pháp thứ ba là tạo cơ chế cho việc mua cổ phiếu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Trong thời gian qua, SCIC cũng có mua vào và đã có tác động tâm lý. Nhưng bây giờ cũng cần một cơ chế để tách rời giữa chức năng can thiệp và chức năng kinh doanh của SCIC.
Một giải pháp mà chúng tôi cũng đang tính tới nữa theo kiến nghị của các công ty chứng khoán, các quỹ đó là mua vào cổ phiếu quỹ của các tổ chức này. Tất nhiên cái khó là nếu doanh nghiệp mua vào cổ phiếu quỹ thì phải 6 tháng sau mới được tăng vốn điều lệ và phải mất 7 ngày công bố trước khi mua.
Vì vậy, giải pháp của chúng tôi là coi đây không phải là mua cổ phiếu quỹ mà coi là sự hỗ trợ cho thị trường, việc xử lý đều vượt khỏi Luật, nhưng sẽ phải xin chủ trương. Như vậy, giải pháp này sẽ cùng với SCIC có tác động ổn định thị trường.
Trong khi chờ những giải pháp cụ thể hơn từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước như đề xuất của Ủy ban Chứng khoán, trong phạm vi của mình thì giải pháp tình thế mà Ủy ban Chứng khoán có thể đưa ra vào lúc này là gì, thưa ông?
Trong lúc chờ Chính phủ có những giải pháp thích hợp hỗ trợ thị trường, giảm biên độ dao động giá là một giải pháp tình thế mà Ủy ban Chứng khoán có thể đưa ra áp dụng ngay từ ngày 27/3/2008, cụ thể là +/-2% tại sàn Hà Nội (thay vì 10% như hiện nay) và 1% tại sàn Tp.HCM (thay vì 5% như hiện nay).
Đây là một kiến nghị của các nhà đầu tư và các tổ chức nhằm trấn tĩnh thị trường tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn, chứ không phải giảm biên độ rồi duy trì kéo dài.
Việc giảm biên độ lần này khác với những lần trước ở chỗ những lần trước khi thị trường nóng, việc giảm biên độ gây tín hiệu tâm lý là nhà đầu tư dễ bị mất tiền. Còn bây giờ thị trường đang xuống, giảm biên độ sẽ giúp nhà đầu tư trấn tĩnh lại để thị trường không giảm sâu nữa.
>>Giảm biên độ dao động giá: Được và mất / Giảm biên độ dao động giá: Điều gì sẽ xảy ra?
Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, đây chỉ là biện pháp tình thế giúp nhà đầu tư trấn tĩnh hơn trong lúc này.
Thị trường đang trong xu hướng giảm mạnh kéo dài, là cơ quan quản lý và điều hành thị trường chứng khoán, ông sẽ nói gì với các nhà đầu tư lúc này?
Trong bối cảnh hiện nay, điều đầu tiên mà tôi muốn nói với các nhà đầu tư là phải hết sức bình tĩnh.
Dĩ nhiên, bối cảnh kinh tế vĩ mô cũng có những khó khăn nhất định, mà khó khăn này theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế là có tính chất tạm thời. Về trung hạn và dài hạn kinh tế Việt Nam vẫn phát triển.
Điều thứ hai, theo đánh giá của chúng tôi, giá cổ phiếu đã giảm xuống mức khá hấp dẫn, chỉ số P/E xoay quanh mức 12. Giá của nhiều chứng khoán đã giảm rất thấp so với giá trị sổ sách, nếu như trước đây tỷ lệ này là trên 3,5-3,7 lần thì hiện nay cũng chỉ cao hơn một chút, tuỳ vào từng loại doanh nghiệp nhưng bình quân dao động chỉ ở mức 1,7-1,8 lần.
Tất nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức khác cũng còn đang thăm dò để quyết định thời điểm mua vào khi xu hướng thị trường đi xuống. Chúng tôi theo dõi thì thấy nhiều tổ chức bắt đầu mua vào, kể cả các quỹ đã mua vào rải rác trong vòng tuần vừa qua.
Sau Quyết định 319, công chúng vẫn đang chờ giải pháp cụ thể hơn và quyết liệt hơn từ phía cơ quan quản lý. Về phần mình, theo ông, giải pháp mạnh vào lúc này sẽ là gì?
Chúng ta nhìn vào thị trường chứng khoán không phải chỉ nhìn vào thị trường chính thức mà phải nhìn rộng ra cả ở những thị trường không chính thức.
Theo ước đoán của chúng tôi, tổng mức vốn hoá cả thị trường chính thức và không chính thức cũng chiếm khoảng 90-100% GDP nên không thể nói thị trường chứng khoán là một thị trường còn nhỏ bé mà bỏ qua sự ổn định của thị trường này.
Về huy động vốn, nếu thị trường chứng khoán suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn và phát hành của các công ty hiện nay, từ đó sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng và gây áp lực gia tăng lạm phát. ổn định thị trường chứng khoán sẽ tạo môi trường đầu tư tốt, hình ảnh của Việt Nam trong công cuộc cải cách.
Với tình hình cấp bách hiện nay, Ủy ban Chứng khoán đang nghiên cứu và trình Chính phủ một số giải pháp cấp bách. Việc hỗ trợ thị trường lúc này, chúng tôi cho rằng vai trò của Ngân hàng Nhà nước rất quan trọng.
Chiều 25/3, Chính phủ nghe báo cáo riêng về thị trường chứng khoán và ngày 28/3 tới, Thường trực Chính phủ nghe riêng một chuyên đề về chứng khoán.
Với Ủy ban Chứng khoán, kiến nghị đầu tiên là đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước ngừng ngay việc giải chấp, cầm cố và kể cả các hợp đồng Repo.
Thứ hai, chúng tôi cũng đề xuất việc mua ngoại tệ cho nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước là mua ngoại tệ mạnh hơn.
Giải pháp thứ ba là tạo cơ chế cho việc mua cổ phiếu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Trong thời gian qua, SCIC cũng có mua vào và đã có tác động tâm lý. Nhưng bây giờ cũng cần một cơ chế để tách rời giữa chức năng can thiệp và chức năng kinh doanh của SCIC.
Một giải pháp mà chúng tôi cũng đang tính tới nữa theo kiến nghị của các công ty chứng khoán, các quỹ đó là mua vào cổ phiếu quỹ của các tổ chức này. Tất nhiên cái khó là nếu doanh nghiệp mua vào cổ phiếu quỹ thì phải 6 tháng sau mới được tăng vốn điều lệ và phải mất 7 ngày công bố trước khi mua.
Vì vậy, giải pháp của chúng tôi là coi đây không phải là mua cổ phiếu quỹ mà coi là sự hỗ trợ cho thị trường, việc xử lý đều vượt khỏi Luật, nhưng sẽ phải xin chủ trương. Như vậy, giải pháp này sẽ cùng với SCIC có tác động ổn định thị trường.
Trong khi chờ những giải pháp cụ thể hơn từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước như đề xuất của Ủy ban Chứng khoán, trong phạm vi của mình thì giải pháp tình thế mà Ủy ban Chứng khoán có thể đưa ra vào lúc này là gì, thưa ông?
Trong lúc chờ Chính phủ có những giải pháp thích hợp hỗ trợ thị trường, giảm biên độ dao động giá là một giải pháp tình thế mà Ủy ban Chứng khoán có thể đưa ra áp dụng ngay từ ngày 27/3/2008, cụ thể là +/-2% tại sàn Hà Nội (thay vì 10% như hiện nay) và 1% tại sàn Tp.HCM (thay vì 5% như hiện nay).
Đây là một kiến nghị của các nhà đầu tư và các tổ chức nhằm trấn tĩnh thị trường tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn, chứ không phải giảm biên độ rồi duy trì kéo dài.
Việc giảm biên độ lần này khác với những lần trước ở chỗ những lần trước khi thị trường nóng, việc giảm biên độ gây tín hiệu tâm lý là nhà đầu tư dễ bị mất tiền. Còn bây giờ thị trường đang xuống, giảm biên độ sẽ giúp nhà đầu tư trấn tĩnh lại để thị trường không giảm sâu nữa.