Giảm biên độ dao động giá: Được và mất
Mong rằng, các quyết định liên quan đến chính sách chứng khoán sẽ được cân nhắc trên tinh thần “ném chuột sợ vỡ đồ”
Ngày 25/3, Ủy ban Chứng khoán ban hành hai công văn với nội dung chính là bắt đầu từ ngày 27/3/2008, tạm thời điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu tại hai sàn chứng khoán: sàn Tp.HCM từ 5%/ngày thành 1%/ngày; sàn Hà Nội từ 10%/ngày thành 2%/ngày.
>>“Giảm biên độ chỉ là biện pháp tình thế” / Giảm biên độ dao động giá: Điều gì sẽ xảy ra?
Sau khoảng thời gian có thể được coi là kỷ lục về tốc độ giảm giá của cả hai sàn, đã có rất nhiều động thái của các nhà quản lý, tuy nhiên đà giảm giá vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Có thể thấy một trong những mục đích từ quyết định chấp thuận việc giảm biên độ dao động giá tại hai sàn của Ủy ban Chứng khoán là nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư - nhân tố được chỉ mặt là một trong những tác nhân chính gây nên cơn lũ giảm giá hiện nay.
Trong bài viết, tác giả muốn phân tích ngắn gọn một số mặt lợi - hại của quyết định này.
Tác động trực tiếp đến giao dịch hàng ngày trong thời gian tới
- Giả sử VN-Index tăng trần trong tất cả các phiên giao dịch. Thời gian tối thiểu để VN-Index trở lại đỉnh cao nhất 1179,32 là A.
Ta có thể tính A như sau: 496,64 x 1,01^A = 1179,32 (A ≈ 88 ngày giao dịch ≈ 17,6 tuần ≈ 4 tháng).
Như vậy, phải sau 4 tháng tăng trần (một điều không tưởng) thì các nhà đầu tư đã mua chứng khoán tại ngày 3/12/2007 (khi VN-Index 1179,32 điểm) mới tạm hòa vốn.
- Biên độ dao động của một số mã chứng khoán: theo điều 8 của quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thì đơn vị yết giá của các cổ phiểu có giá ≤ 49.000 đồng là 100 đồng; đơn vị yết giá của các cổ phiếu có giá ≥ 100.000 đồng là 1.000 đồng. Như vậy, có thể xảy ra các trường hợp:
+ Các mã chứng khoán hiện có giá ≤ 10.000 đồng/cổ phiếu như MAFPF1, PRUBF1... có có biên độ dao động là 0 đồng, tức là không tăng không giảm trong mọi trường hợp.
+ Các mã chứng khoán có giá nằm trong khoảng 100.000 - 200.000 đồng/cổ phiếu như SJS, FPT, TCT sẽ chỉ có 3 bước giá sàn-tham chiếu-trần.
- Với biên độ 1%/ngày thì các nhà đầu cơ sẽ không còn có cơ hội để kiếm lợi nhuận nếu tính đến: phí giao dịch (trung bình 0,4% khi mua, 0,4% khi bán); chi phí cơ hội (gửi tiết kiệm, đầu cơ vàng, đầu cơ bất động sản..); rủi ro đầu cơ...
Tác động chung
Tích cực:
- Chỉ số VN-Index và HASTC-Index sẽ không thể giảm với tốc độ kinh hoàng như thời gian vừa qua.
- Nhà đầu tư có thời gian suy nghĩ;
- SCIC có thể mua vào với giá không quá cao vì bị giới hạn trần và qua đó tạo hưng phấn cho các nhà đầu tư.
Tiêu cực:
- Thị trường được quyết định bởi quy luật cung - cầu, trong đó người mua - người bán được tự do quyết định: giá mua, thời điểm mua, số lượng mua... Bản thân việc quy định biên độ đã là một biện pháp phi thị trường, việc thu hẹp biên độ càng đào sâu hố ngăn cách giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và các thị trường trên thế giới.
- Với các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu khi VN-Index trên 1.000 điểm thì thời gian chờ đợi để đạt điểm hòa vốn nay sẽ rất lâu, tạo tâm lý chán nản, buông xuôi.
- Khi các nhà đầu cơ không còn đất dụng võ, họ có thể sẽ rời bỏ thị trường kéo theo lượng tiền của họ, và quan trọng hơn là dẫn đến tình trạng mất tính thanh khoản của thị trường.
Trong thời gian vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng việc giảm giá của cổ phiếu phần nhiều do các nhà đầu cơ bán tháo cổ phiếu. Nhưng thử tưởng tượng nếu không có các nhà đầu cơ, chỉ còn toàn nhà đầu tư, những người chỉ mua mà không bán thì coi như thị trường thứ cấp không tồn tại. Khi đó thị trường chứng khoán mất hẳn vai trò dẫn vốn cho nền kinh tế, và giống như người nhảy lò cò, sẽ đi chậm và không vững.
- VN-Index sẽ không giảm với tốc độ >1%/ngày, nhưng có ai đảm bảo rằng nó sẽ tăng, hay chỉ kéo dài thêm thời gian giảm giá? Một lần nữa bài học về tính thanh khoản lại được đặt ra khi ta lật lại lịch sử của nền chứng khoán non trẻ nước nhà.
Ngày 29/6/2001, hơn một năm sau khi xuất hiện, chỉ số VN-Index đã đạt đỉnh cao 571 điểm. Tại thời điểm đó, vì e ngại sự phát triển quá nóng, Ủy ban Chứng khoán đã dự thảo quy định cổ phiếu mua 6 tháng mới được bán. Kết quả là VN-Index từ từ đi xuống đến đáy vào ngày 31/10/2003. Trong giai đoạn đầu của quá trình đi xuống, công việc hàng ngày của các nhà đầu tư là đến công ty chứng khoán từ sớm tinh mơ, xếp hàng, bốc thăm đặt lệnh bán, với hy vọng được may mắn bán trước. Sau đó là quãng thời gian giá giảm kịch sàn trong thời gian dài, nhiều tuần không có giao dịch. Lưu ý rằng, thời gian đó biên độ dao động là 2%/ngày.
- Tác động về tính thanh khoản đối với các nhà đầu tư tổ chức lớn gấp nhiều lần nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi thị trường mất thanh khoản, các nhà đầu tư tổ chức không thể giải ngân cũng không thể hiện thực hóa lợi nhuận như vậy là muốn trở thành nhà đầu tư dài hạn không được mà nhà đầu cơ ngắn hạn cũng không xong. Điều đó ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các quỹ và dần dần họ sẽ rút ra khỏi thị trường bất kể giá nào.
Những rủi ro tiềm ẩn
Tất cả các điểm tiêu cực trên đều có thể được giải quyết bằng cách thay thế bởi một quyết định khác, giống như tính tạm thời của quyết định chấp thuận việc hạ biên độ dao động giá chứng khoán. Tuy nhiên, chính điều đó lại tiềm ẩn một rủi ro khác mà các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài rất e ngại: rủi ro chính sách.
Khi phân tích sự hấp dẫn của việc đầu tư vào Việt Nam, bên cạnh tiềm năng về phát triển, vai trò ổn định chính trị là yếu tố then chốt để tạo nên sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia... Việc đầu tư vào một nước có nền chính trị ổn định giúp các nhà đầu tư có thể tính toán chiến lược dài hơi. Vai trò của ổn định chính sách cũng tương tự như vậy, môi trường cởi mở và có lộ trình rõ ràng là một hứa hẹn hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại quốc.
Việc chính sách không ổn định ví như bạn tham gia một trận đấu bóng đá mà trọng tài có toàn quyền thay đổi luật việt vị, lỗi 12, hay thậm chí quy định chỉ được chơi bóng bằng mũi... Khi đó phần thua cuộc sẽ nhiều khả năng thuộc về bạn.
Theo lộ trình của Chính phủ, đến năm 2010 sẽ có khoảng 1.500 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần trong năm 2008-2010 hầu hết là những doanh nghiệp lớn, xương sống của nền kinh tế Việt Nam, đòi hỏi số vốn khổng lồ. Sự thành công của kế hoạch cổ phần hóa phụ thuộc rất nhiều vào việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, bằng cả con đường của thị trường sơ cấp lẫn thị trường thứ cấp.
Mong rằng, các quyết định liên quan đến chính sách chứng khoán sẽ được cân nhắc trên tinh thần “ném chuột sợ vỡ đồ”.
>>“Giảm biên độ chỉ là biện pháp tình thế” / Giảm biên độ dao động giá: Điều gì sẽ xảy ra?
Sau khoảng thời gian có thể được coi là kỷ lục về tốc độ giảm giá của cả hai sàn, đã có rất nhiều động thái của các nhà quản lý, tuy nhiên đà giảm giá vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Có thể thấy một trong những mục đích từ quyết định chấp thuận việc giảm biên độ dao động giá tại hai sàn của Ủy ban Chứng khoán là nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư - nhân tố được chỉ mặt là một trong những tác nhân chính gây nên cơn lũ giảm giá hiện nay.
Trong bài viết, tác giả muốn phân tích ngắn gọn một số mặt lợi - hại của quyết định này.
Tác động trực tiếp đến giao dịch hàng ngày trong thời gian tới
- Giả sử VN-Index tăng trần trong tất cả các phiên giao dịch. Thời gian tối thiểu để VN-Index trở lại đỉnh cao nhất 1179,32 là A.
Ta có thể tính A như sau: 496,64 x 1,01^A = 1179,32 (A ≈ 88 ngày giao dịch ≈ 17,6 tuần ≈ 4 tháng).
Như vậy, phải sau 4 tháng tăng trần (một điều không tưởng) thì các nhà đầu tư đã mua chứng khoán tại ngày 3/12/2007 (khi VN-Index 1179,32 điểm) mới tạm hòa vốn.
- Biên độ dao động của một số mã chứng khoán: theo điều 8 của quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thì đơn vị yết giá của các cổ phiểu có giá ≤ 49.000 đồng là 100 đồng; đơn vị yết giá của các cổ phiếu có giá ≥ 100.000 đồng là 1.000 đồng. Như vậy, có thể xảy ra các trường hợp:
+ Các mã chứng khoán hiện có giá ≤ 10.000 đồng/cổ phiếu như MAFPF1, PRUBF1... có có biên độ dao động là 0 đồng, tức là không tăng không giảm trong mọi trường hợp.
+ Các mã chứng khoán có giá nằm trong khoảng 100.000 - 200.000 đồng/cổ phiếu như SJS, FPT, TCT sẽ chỉ có 3 bước giá sàn-tham chiếu-trần.
- Với biên độ 1%/ngày thì các nhà đầu cơ sẽ không còn có cơ hội để kiếm lợi nhuận nếu tính đến: phí giao dịch (trung bình 0,4% khi mua, 0,4% khi bán); chi phí cơ hội (gửi tiết kiệm, đầu cơ vàng, đầu cơ bất động sản..); rủi ro đầu cơ...
Tác động chung
Tích cực:
- Chỉ số VN-Index và HASTC-Index sẽ không thể giảm với tốc độ kinh hoàng như thời gian vừa qua.
- Nhà đầu tư có thời gian suy nghĩ;
- SCIC có thể mua vào với giá không quá cao vì bị giới hạn trần và qua đó tạo hưng phấn cho các nhà đầu tư.
Tiêu cực:
- Thị trường được quyết định bởi quy luật cung - cầu, trong đó người mua - người bán được tự do quyết định: giá mua, thời điểm mua, số lượng mua... Bản thân việc quy định biên độ đã là một biện pháp phi thị trường, việc thu hẹp biên độ càng đào sâu hố ngăn cách giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và các thị trường trên thế giới.
- Với các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu khi VN-Index trên 1.000 điểm thì thời gian chờ đợi để đạt điểm hòa vốn nay sẽ rất lâu, tạo tâm lý chán nản, buông xuôi.
- Khi các nhà đầu cơ không còn đất dụng võ, họ có thể sẽ rời bỏ thị trường kéo theo lượng tiền của họ, và quan trọng hơn là dẫn đến tình trạng mất tính thanh khoản của thị trường.
Trong thời gian vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng việc giảm giá của cổ phiếu phần nhiều do các nhà đầu cơ bán tháo cổ phiếu. Nhưng thử tưởng tượng nếu không có các nhà đầu cơ, chỉ còn toàn nhà đầu tư, những người chỉ mua mà không bán thì coi như thị trường thứ cấp không tồn tại. Khi đó thị trường chứng khoán mất hẳn vai trò dẫn vốn cho nền kinh tế, và giống như người nhảy lò cò, sẽ đi chậm và không vững.
- VN-Index sẽ không giảm với tốc độ >1%/ngày, nhưng có ai đảm bảo rằng nó sẽ tăng, hay chỉ kéo dài thêm thời gian giảm giá? Một lần nữa bài học về tính thanh khoản lại được đặt ra khi ta lật lại lịch sử của nền chứng khoán non trẻ nước nhà.
Ngày 29/6/2001, hơn một năm sau khi xuất hiện, chỉ số VN-Index đã đạt đỉnh cao 571 điểm. Tại thời điểm đó, vì e ngại sự phát triển quá nóng, Ủy ban Chứng khoán đã dự thảo quy định cổ phiếu mua 6 tháng mới được bán. Kết quả là VN-Index từ từ đi xuống đến đáy vào ngày 31/10/2003. Trong giai đoạn đầu của quá trình đi xuống, công việc hàng ngày của các nhà đầu tư là đến công ty chứng khoán từ sớm tinh mơ, xếp hàng, bốc thăm đặt lệnh bán, với hy vọng được may mắn bán trước. Sau đó là quãng thời gian giá giảm kịch sàn trong thời gian dài, nhiều tuần không có giao dịch. Lưu ý rằng, thời gian đó biên độ dao động là 2%/ngày.
- Tác động về tính thanh khoản đối với các nhà đầu tư tổ chức lớn gấp nhiều lần nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi thị trường mất thanh khoản, các nhà đầu tư tổ chức không thể giải ngân cũng không thể hiện thực hóa lợi nhuận như vậy là muốn trở thành nhà đầu tư dài hạn không được mà nhà đầu cơ ngắn hạn cũng không xong. Điều đó ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các quỹ và dần dần họ sẽ rút ra khỏi thị trường bất kể giá nào.
Những rủi ro tiềm ẩn
Tất cả các điểm tiêu cực trên đều có thể được giải quyết bằng cách thay thế bởi một quyết định khác, giống như tính tạm thời của quyết định chấp thuận việc hạ biên độ dao động giá chứng khoán. Tuy nhiên, chính điều đó lại tiềm ẩn một rủi ro khác mà các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài rất e ngại: rủi ro chính sách.
Khi phân tích sự hấp dẫn của việc đầu tư vào Việt Nam, bên cạnh tiềm năng về phát triển, vai trò ổn định chính trị là yếu tố then chốt để tạo nên sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia... Việc đầu tư vào một nước có nền chính trị ổn định giúp các nhà đầu tư có thể tính toán chiến lược dài hơi. Vai trò của ổn định chính sách cũng tương tự như vậy, môi trường cởi mở và có lộ trình rõ ràng là một hứa hẹn hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại quốc.
Việc chính sách không ổn định ví như bạn tham gia một trận đấu bóng đá mà trọng tài có toàn quyền thay đổi luật việt vị, lỗi 12, hay thậm chí quy định chỉ được chơi bóng bằng mũi... Khi đó phần thua cuộc sẽ nhiều khả năng thuộc về bạn.
Theo lộ trình của Chính phủ, đến năm 2010 sẽ có khoảng 1.500 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần trong năm 2008-2010 hầu hết là những doanh nghiệp lớn, xương sống của nền kinh tế Việt Nam, đòi hỏi số vốn khổng lồ. Sự thành công của kế hoạch cổ phần hóa phụ thuộc rất nhiều vào việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, bằng cả con đường của thị trường sơ cấp lẫn thị trường thứ cấp.
Mong rằng, các quyết định liên quan đến chính sách chứng khoán sẽ được cân nhắc trên tinh thần “ném chuột sợ vỡ đồ”.