15:00 23/08/2019

Giảm bụi mịn có thể ngăn chặn bệnh hen suyễn ở trẻ em

Hoài Phương

Ngoài hen suyễn, bụi mịn còn được mệnh danh là "sát thủ âm thầm" bởi nó có thể thúc đẩy bệnh xơ gan và góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường.


Theo nghiên cứu  mới đây của Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona (ISGlobal), gần 67.000 trường hợp mắc bệnh hen suyễn mới ở trẻ em trên 18 quốc gia châu Âu có thể được ngăn chặn hàng năm nếu nồng độ bụi mịn gây ô nhiễm không khí cắt giảm đến mức khuyến cáo.Nghiên cứu mới nhất, tập trung vào chẩn đoán hen ở trẻ em từ 1 đến 14 tuổi, đã xem xét các thành phần của không khí độc hại bao gồm cả các hạt nhỏ PM2.5 cũng như NO2 phát ra từ phương tiện giao thông đường bộ. Tiến sĩ Mark Nieuwenhuijsen thuộc Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona (ISGlobal) và đồng tác giả của nghiên cứu cho biết nguyên nhân của tỷ lệ đáng kể của bệnh hen suyễn ở trẻ em là do ô nhiễm không khí.Bụi mịn hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người). Nó được hình thành từ các chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù.Nghiên cứu cho thấy hàng ngàn trường hợp mắc bệnh hen suyễn mới có thể được ngăn chặn mỗi năm bằng cách tuân thủ các hướng dẫn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra. Theo hướng dẫn của WHO, nồng độ PM2.5 không được vượt quá mức trung bình hàng năm là 10 μg/m3 và mức độ NO2 không được vượt quá mức trung bình hàng năm là 40 g/m3.
Giảm bụi mịn có thể ngăn chặn bệnh hen suyễn ở trẻ em - Ảnh 1.
Nghiên cứu mới cho thấy nếu 18 quốc gia trong nghiên cứu nằm trong giới hạn này đối với PM2.5 thi 66.600 trường hợp mắc hen suyễn mới ở trẻ em, chiếm 11% các chẩn đoán mới, sẽ được ngăn chặn mỗi năm, khoảng 10.400 trong số đó sẽ được ngăn chặn ở Anh. Khoảng 2.400 trường hợp mới sẽ được ngăn chặn mỗi năm trên 18 quốc gia nếu không vượt quá giới hạn của WHO đối với NO2.Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy những tác động thậm chí còn lớn hơn khi họ đặt ô nhiễm không khí ở mức thấp nhất từng được ghi nhận trong các nghiên cứu - một loại biện pháp nền cơ bản được ghi nhận ở Đức cho PM2.5 và ở Na Uy cho NO2. Các ước tính cho thấy một phần ba các trường hợp hen suyễn mới ở trẻ em - khoảng 190.000 mỗi năm - sẽ được ngăn chặn nếu PM2.5 giảm xuống mức như vậy tại 18 quốc gia và 23% các trường hợp sẽ được ngăn chặn nếu NO2 giảm xuống mức thấp nhất.
Giáo sư Stephen Holgate, một cố vấn đặc biệt về chất lượng không khí của Học viện Hoàng gia các bác sĩ Anh cho biết nghiên cứu cho thấy việc đáp ứng các giới hạn ô nhiễm không khí của WHO sẽ tạo ra một lợi ích lớn cho sức khỏe. Nghiên cứu đột phá này khẳng định tác động to lớn của ô nhiễm không khí đối với bệnh hen suyễn ở trẻ em, không chỉ làm cho bệnh này tồi tệ hơn ở những người đã mắc bệnh hen suyễn, mà còn cho thấy Vương quốc Anh có tỷ lệ mắc hen suyễn cao nhất trên toàn thế giới.
Giảm bụi mịn có thể ngăn chặn bệnh hen suyễn ở trẻ em - Ảnh 2.
Trước đó, WHO đã cảnh báo, bụi mịn PM2.5 có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây nên tình trạng khó thở; đặc biệt nguy hiểm với những người mắc bệnh phổi, hen phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp. Tiếp xúc với các hạt mịn có thể gây ra các ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn như mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, sổ mũi và khó thở. Nguyên nhân chính là do bụi PM 2.5 cộng với khí CO hay SO2, NO2  gây kích ứng niêm mạc đồng thời cản trở hemoglobin kết hợp oxi khiến tế bào thiếu oxi dẫn đến suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.Bụi siêu mịn khi tiếp xúc lâu dài gây gia tăng tỷ lệ viêm phế quản mãn tính, giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim. Ước tính rằng, PM2.5 tăng 10 µg/m3 thì số bệnh nhân cấp cứu vì bệnh cao huyết áp sẽ tăng 8%, các bệnh về tim mạch cũng tăng lên. Do đó, những người có vấn đề về hô hấp và tim, trẻ em và người già nhạy cảm với bụi bẩn cần cẩn thận để đề phòng biến chứng.

(Theo earth.com)