Giám đốc ADB Việt Nam: “Thắt chặt tiền tệ là cần thiết”
Những đánh giá mới nhất về kinh tế trong nước của Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam
“Chúng tôi chúc mừng Việt Nam vì đã thành công trong việc giảm nhẹ tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đồng thời các biện pháp kích thích đã được đưa ra mà không gây nhiều tốn kém”, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, ông Ayumi Konishi, nói với VnEconomy.
Tuy nhiên, ông không quên nhấn mạnh đến mức thâm hụt tài chính lớn và tăng trưởng tín dụng cao, dẫn đến áp lực lạm phát và mất giá đồng nội tệ.
Dự trữ ngoại hối không quá mức báo động
Nếu nhìn vào tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam trong quý 1/2010, lạm phát tăng 8,51% (bình quân); nhập siêu đạt 3,5 tỷ USD, trong khi dự trữ ngoại hối giảm..., Việt Nam có ở trong tình thế khó khăn hơn so với các nước khác trong khu vực?
Nhờ nhanh chóng hoạch định và triển khai các biện pháp kích thích kinh tế, kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi từ quý 2 năm ngoái, sớm hơn so với nhiều quốc gia.
Vào ngày 25/11, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và Chính phủ tái khẳng định lại chính sách ưu tiên hàng đầu của mình là đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Chúng tôi cho rằng ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức không giống các quốc gia khác, vốn cũng đang tìm kiếm thời điểm thích hợp để đưa ra “chiến lược tồn tại” từ những biện pháp kích thích, và chúng tôi không cho rằng tình hình của Việt Nam là khó khăn hơn.
Một dấu hiệu tích cực là sự gia tăng vốn giải ngân FDI. Chúng tôi cũng nghĩ rằng mức dự trữ ngoại hối vào khoảng 12 tuần nhập khẩu hiện vẫn trong tầm kiểm soát, và không có gì là quá mức "báo động”, tất nhiên vẫn cần phải theo dõi chặt tình hình.
Giai đoạn phát triển và cơ cấu kinh tế hiện tại của Việt Nam kích thích dòng chảy ODA và FDI, dẫn đến việc nhập nhẩu thiết bị lớn hơn. Hơn nữa, do giá trị gia tăng nội địa của hàng xuất khẩu Việt Nam rất nhỏ, việc thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn đòi hỏi nhập khẩu thêm nguyên, nhiên liệu đầu vào và thiết bị.
Nhìn vào chênh lệch giữa tỷ giá thị trường chợ đen và tỷ giá chính thức từ hơn 10% vào năm 2009 chỉ còn 3,5% vào tháng 3 năm nay, chúng ta có thể nhận thấy áp lực lên VND đã được giảm nhẹ.
Theo ông, vì sao nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh tới trên 37% nhưng xuất khẩu giảm 1,6% trong quý 1? Sự mất cân đối này dẫn đến những hệ lụy gì?
Để hiểu tình hình tốt hơn, chúng ta cần phải xem xét chi tiết từng mặt hàng nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Như đã nói ở trên, giải ngân FDI và ODA dẫn đến việc nhập khẩu lớn hơn và cũng có yếu tố mùa vụ liên quan đến xuất khẩu.
Việc gia tăng đột biến kim ngạch nhập khẩu vàng và các mặt hàng dự trữ khác là điều cần quan tâm. Nhưng nếu nó là do gia tăng giải ngân ODA và FDI thì tình hình không đáng báo động.
Theo chúng tôi được biết, thặng dư tài khoản vốn của Việt Nam lớn hơn thâm hụt tài khoản vãng lai, và khi nào trạng thái này còn tồn tại, chúng tôi nghĩ rằng không cần thiết phải quá lo ngại về vấn đề thâm hụt thương mại.
Vì sao giải ngân FDI tháng 3 lại đạt 1,5 tỷ USD, con số rất cao kể cả đối với giai đoạn kinh tế phát triển mạnh như 2008? Nếu nhìn vào cơ cấu thu hút vốn FDI, các dự án sản xuất thay thế hàng nhập khẩu dường như ngày càng ít đi. Theo ông, chính sách thu hút FDI của Việt Nam có vấn đề gì?
Theo tôi, FDI tăng, đặc biệt là giải ngân FDI phản ánh sự đánh giá của nhà đầu tư đối với cơ hội kinh doanh tại Việt Nam bao gồm cả cả hai triển vọng: như một thị trường và một địa bàn sản xuất tốt.
Chúng tôi không cho rằng việc dòng vốn FDI đầu tư mạnh vào bất động sản là tín hiệu xấu. Bởi vì trong một chừng mực nào đó, Việt Nam vẫn thiếu hụt văn phòng cho thuê, và FDI vào bất động sản cũng phản ánh triển vọng thị trường du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về tình trạng bong bóng tài sản trong thời gian gần đây.
Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh, cũng như cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực có kỹ năng. Đó là tất cả những vấn đề dài hạn, trong khi sự ổn định kinh tế vĩ mô được coi là chìa khóa cho Việt Nam để tiếp tục thu hút/nâng cao dòng vốn FDI.
Thắt chặt tiền tệ là cần thiết
Chính sách lãi suất và tỷ giá thời gian gần đây có sự thay đổi khi cho áp dụng lãi suất thỏa thuận. Theo ông, lạm phát sẽ chịu tác động như thế nào từ chính sách này?
Lạm phát khiến người dân kỳ vọng sự suy yếu của VND, cùng lúc đó, sự mất giá của đồng nội tệ càng làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả xăng dầu, và kết quả là lạm phát. Đó là lý do tại sao lòng tin của người dân vào sự ổn định kinh tế vĩ mô là điều cần thiết để giảm áp lực lạm phát.
Thắt chặt tiền tệ là cần thiết để kiềm chế lạm phát và khôi phục lòng tin thị trường vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô Việt Nam. Loại bỏ trần lãi suất đã thắt chặt hơn chính sách tiền tệ, và việc điều chỉnh tỷ giá VND cũng là cần thiết để đảm bảo thị trường ngoại hối hoạt động suôn sẻ.
Liệu Việt Nam có đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định với mức lạm phát có thể lên đến 10% trong năm nay? Ông có lý giải cụ thể của riêng mình?
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt 6,5% cho năm 2010 và 6,8% cho năm 2011, lạm phát trung bình năm tương ứng ở mức 10% và 8%. Chúng tôi đã giả định rằng Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên cao nhất cho sự ổn định, thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, và chúng ta cũng cần lưu ý về độ trễ giữa thời điểm áp dụng chính sách và tác động của nó đến nền kinh tế.
Khi mà Chính phủ có thể theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao hơn chắc chắn sẽ đi kèm với áp lực lạm phát, và chúng tôi cho rằng những con số này trong năm 2010 và 2011 có thể là hệ quả của chính sách vĩ mô.
Cán cân thanh toán đã được bù đắp
Từ năm 2009 đến nay, ADB, WB... đã có một số khoản tín dụng chuyển trực tiếp vào ngân sách của Việt Nam. Xin ông giải thích rõ việc này?
Trong năm 2009, các biện pháp kích thích kinh tế dẫn đến thâm hụt tài chính lớn và những thâm hụt như vậy cần thiết được hỗ trợ tài chính.
Ngay cả trước khi năm 2009, cùng với Chương trình Tín dụng Hỗ trợ giảm nghèo (PRSC), Việt Nam đã được nhận hỗ trợ trực tiếp vào ngân sách từ nguồn vốn ODA bởi một số đối tác phát triển.
ADB đã tăng đồng tài trợ cho PRSC từ 25 triệu USD lên 100 triệu USD và cũng cung cấp một khoản trị giá 500 triệu USD khác thuộc Quỹ Hỗ trợ Chống suy thoái theo chu kỳ.
Chúng tôi được biết Ngân hàng Thế giới cũng tăng hỗ trợ cho PRSC và áp dụng chính sách giải ngân nhanh dựa trên một khoản vay trị giá 500 triệu USD. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng cung cấp một gói hỗ trợ ngân sách đặc biệt trị giá khoảng 500 triệu USD.
Việc phát hành trái phiếu quốc tế vừa rồi với mức lãi suất cao hơn một số nước cùng khu vực được lý giải là do cán cân thanh toán của Việt Nam mất cân đối hơn. Quan điểm của ông?
Thâm hụt Ngân sách nói chung và các biện pháp kích thích kinh tế nói riêng đã được tài trợ, và chúng tôi tin phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ vào đầu năm nay là một hành động phù hợp.
Bởi vì, việc định giá 6,95% được coi là thỏa đáng đối với tình hình thị trường lúc đó, và trong giai đoạn Chính phủ đã cạn kiệt các nguồn lực, không có sẵn nguồn vốn rẻ mà mang lại nhiều thuận lợi hơn.
Và việc phát hành trái phiếu quốc tế đã cải thiện được cán cân thanh toán của đất nước.
Có khuyến cáo rằng Việt Nam nên tăng thu ngân sách để giảm bội chi chứ không nên giảm chi. Theo ông, Việt Nam cần cân nhắc điều gì và chọn giải pháp nào để cân bằng thu chi ngân sách trong giai đoạn tới?
Chúng tôi tin rằng Việt Nam cần làm cả hai cách. Điều này sẽ rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của chi tiêu công. Vì ở mức độ nhất định, một vài khoản chi tiêu công không được cho là đã được sử dụng có hiệu suất và hiệu quả nhất, Chính phủ không nên ngần ngại chi tiêu công hợp lý.
Đồng thời, rất cần thiết phải nỗ lực tăng khả năng thu thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân, không chỉ vì cân nhắc đến hiệu quả thu thuế mà còn bởi tính công bằng của nó.
Tuy nhiên, ông không quên nhấn mạnh đến mức thâm hụt tài chính lớn và tăng trưởng tín dụng cao, dẫn đến áp lực lạm phát và mất giá đồng nội tệ.
Dự trữ ngoại hối không quá mức báo động
Nếu nhìn vào tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam trong quý 1/2010, lạm phát tăng 8,51% (bình quân); nhập siêu đạt 3,5 tỷ USD, trong khi dự trữ ngoại hối giảm..., Việt Nam có ở trong tình thế khó khăn hơn so với các nước khác trong khu vực?
Nhờ nhanh chóng hoạch định và triển khai các biện pháp kích thích kinh tế, kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi từ quý 2 năm ngoái, sớm hơn so với nhiều quốc gia.
Vào ngày 25/11, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và Chính phủ tái khẳng định lại chính sách ưu tiên hàng đầu của mình là đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Chúng tôi cho rằng ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức không giống các quốc gia khác, vốn cũng đang tìm kiếm thời điểm thích hợp để đưa ra “chiến lược tồn tại” từ những biện pháp kích thích, và chúng tôi không cho rằng tình hình của Việt Nam là khó khăn hơn.
Một dấu hiệu tích cực là sự gia tăng vốn giải ngân FDI. Chúng tôi cũng nghĩ rằng mức dự trữ ngoại hối vào khoảng 12 tuần nhập khẩu hiện vẫn trong tầm kiểm soát, và không có gì là quá mức "báo động”, tất nhiên vẫn cần phải theo dõi chặt tình hình.
Giai đoạn phát triển và cơ cấu kinh tế hiện tại của Việt Nam kích thích dòng chảy ODA và FDI, dẫn đến việc nhập nhẩu thiết bị lớn hơn. Hơn nữa, do giá trị gia tăng nội địa của hàng xuất khẩu Việt Nam rất nhỏ, việc thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn đòi hỏi nhập khẩu thêm nguyên, nhiên liệu đầu vào và thiết bị.
Nhìn vào chênh lệch giữa tỷ giá thị trường chợ đen và tỷ giá chính thức từ hơn 10% vào năm 2009 chỉ còn 3,5% vào tháng 3 năm nay, chúng ta có thể nhận thấy áp lực lên VND đã được giảm nhẹ.
Theo ông, vì sao nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh tới trên 37% nhưng xuất khẩu giảm 1,6% trong quý 1? Sự mất cân đối này dẫn đến những hệ lụy gì?
Để hiểu tình hình tốt hơn, chúng ta cần phải xem xét chi tiết từng mặt hàng nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Như đã nói ở trên, giải ngân FDI và ODA dẫn đến việc nhập khẩu lớn hơn và cũng có yếu tố mùa vụ liên quan đến xuất khẩu.
Việc gia tăng đột biến kim ngạch nhập khẩu vàng và các mặt hàng dự trữ khác là điều cần quan tâm. Nhưng nếu nó là do gia tăng giải ngân ODA và FDI thì tình hình không đáng báo động.
Theo chúng tôi được biết, thặng dư tài khoản vốn của Việt Nam lớn hơn thâm hụt tài khoản vãng lai, và khi nào trạng thái này còn tồn tại, chúng tôi nghĩ rằng không cần thiết phải quá lo ngại về vấn đề thâm hụt thương mại.
Vì sao giải ngân FDI tháng 3 lại đạt 1,5 tỷ USD, con số rất cao kể cả đối với giai đoạn kinh tế phát triển mạnh như 2008? Nếu nhìn vào cơ cấu thu hút vốn FDI, các dự án sản xuất thay thế hàng nhập khẩu dường như ngày càng ít đi. Theo ông, chính sách thu hút FDI của Việt Nam có vấn đề gì?
Theo tôi, FDI tăng, đặc biệt là giải ngân FDI phản ánh sự đánh giá của nhà đầu tư đối với cơ hội kinh doanh tại Việt Nam bao gồm cả cả hai triển vọng: như một thị trường và một địa bàn sản xuất tốt.
Chúng tôi không cho rằng việc dòng vốn FDI đầu tư mạnh vào bất động sản là tín hiệu xấu. Bởi vì trong một chừng mực nào đó, Việt Nam vẫn thiếu hụt văn phòng cho thuê, và FDI vào bất động sản cũng phản ánh triển vọng thị trường du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về tình trạng bong bóng tài sản trong thời gian gần đây.
Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh, cũng như cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực có kỹ năng. Đó là tất cả những vấn đề dài hạn, trong khi sự ổn định kinh tế vĩ mô được coi là chìa khóa cho Việt Nam để tiếp tục thu hút/nâng cao dòng vốn FDI.
Thắt chặt tiền tệ là cần thiết
Chính sách lãi suất và tỷ giá thời gian gần đây có sự thay đổi khi cho áp dụng lãi suất thỏa thuận. Theo ông, lạm phát sẽ chịu tác động như thế nào từ chính sách này?
Lạm phát khiến người dân kỳ vọng sự suy yếu của VND, cùng lúc đó, sự mất giá của đồng nội tệ càng làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả xăng dầu, và kết quả là lạm phát. Đó là lý do tại sao lòng tin của người dân vào sự ổn định kinh tế vĩ mô là điều cần thiết để giảm áp lực lạm phát.
Thắt chặt tiền tệ là cần thiết để kiềm chế lạm phát và khôi phục lòng tin thị trường vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô Việt Nam. Loại bỏ trần lãi suất đã thắt chặt hơn chính sách tiền tệ, và việc điều chỉnh tỷ giá VND cũng là cần thiết để đảm bảo thị trường ngoại hối hoạt động suôn sẻ.
Liệu Việt Nam có đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định với mức lạm phát có thể lên đến 10% trong năm nay? Ông có lý giải cụ thể của riêng mình?
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt 6,5% cho năm 2010 và 6,8% cho năm 2011, lạm phát trung bình năm tương ứng ở mức 10% và 8%. Chúng tôi đã giả định rằng Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên cao nhất cho sự ổn định, thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, và chúng ta cũng cần lưu ý về độ trễ giữa thời điểm áp dụng chính sách và tác động của nó đến nền kinh tế.
Khi mà Chính phủ có thể theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao hơn chắc chắn sẽ đi kèm với áp lực lạm phát, và chúng tôi cho rằng những con số này trong năm 2010 và 2011 có thể là hệ quả của chính sách vĩ mô.
Cán cân thanh toán đã được bù đắp
Từ năm 2009 đến nay, ADB, WB... đã có một số khoản tín dụng chuyển trực tiếp vào ngân sách của Việt Nam. Xin ông giải thích rõ việc này?
Trong năm 2009, các biện pháp kích thích kinh tế dẫn đến thâm hụt tài chính lớn và những thâm hụt như vậy cần thiết được hỗ trợ tài chính.
Ngay cả trước khi năm 2009, cùng với Chương trình Tín dụng Hỗ trợ giảm nghèo (PRSC), Việt Nam đã được nhận hỗ trợ trực tiếp vào ngân sách từ nguồn vốn ODA bởi một số đối tác phát triển.
ADB đã tăng đồng tài trợ cho PRSC từ 25 triệu USD lên 100 triệu USD và cũng cung cấp một khoản trị giá 500 triệu USD khác thuộc Quỹ Hỗ trợ Chống suy thoái theo chu kỳ.
Chúng tôi được biết Ngân hàng Thế giới cũng tăng hỗ trợ cho PRSC và áp dụng chính sách giải ngân nhanh dựa trên một khoản vay trị giá 500 triệu USD. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng cung cấp một gói hỗ trợ ngân sách đặc biệt trị giá khoảng 500 triệu USD.
Việc phát hành trái phiếu quốc tế vừa rồi với mức lãi suất cao hơn một số nước cùng khu vực được lý giải là do cán cân thanh toán của Việt Nam mất cân đối hơn. Quan điểm của ông?
Thâm hụt Ngân sách nói chung và các biện pháp kích thích kinh tế nói riêng đã được tài trợ, và chúng tôi tin phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ vào đầu năm nay là một hành động phù hợp.
Bởi vì, việc định giá 6,95% được coi là thỏa đáng đối với tình hình thị trường lúc đó, và trong giai đoạn Chính phủ đã cạn kiệt các nguồn lực, không có sẵn nguồn vốn rẻ mà mang lại nhiều thuận lợi hơn.
Và việc phát hành trái phiếu quốc tế đã cải thiện được cán cân thanh toán của đất nước.
Có khuyến cáo rằng Việt Nam nên tăng thu ngân sách để giảm bội chi chứ không nên giảm chi. Theo ông, Việt Nam cần cân nhắc điều gì và chọn giải pháp nào để cân bằng thu chi ngân sách trong giai đoạn tới?
Chúng tôi tin rằng Việt Nam cần làm cả hai cách. Điều này sẽ rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của chi tiêu công. Vì ở mức độ nhất định, một vài khoản chi tiêu công không được cho là đã được sử dụng có hiệu suất và hiệu quả nhất, Chính phủ không nên ngần ngại chi tiêu công hợp lý.
Đồng thời, rất cần thiết phải nỗ lực tăng khả năng thu thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân, không chỉ vì cân nhắc đến hiệu quả thu thuế mà còn bởi tính công bằng của nó.