Giám đốc ANZ: “Đừng quá lo ngại chứng khoán Việt Nam phát triển nóng”
"Thị trường này hiện nay rất hấp dẫn, thế nhưng nó vẫn còn hơi nhỏ so với quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài"
Trao đổi với báo giới, ông Steve Targett, Giám đốc điều hành nhóm thể chế Ngân hàng ANZ tại Việt Nam, cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển tất yếu, do vậy không nên quá lo ngại về sự phát triển nóng của thị trường hiện nay.
Ông đánh giá như thế nào về thị trường vốn của Việt Nam?
Thị trường Việt Nam hiện đang ở giai đoạn thứ hai của sự phát triển. Nếu xét về thị trường chứng khoán của Việt Nam, tôi cho là thị trường này hiện nay rất hấp dẫn, thế nhưng nó vẫn còn hơi nhỏ so với quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu xét về mức độ rủi ro, bất cứ thị trường ở nước nào cũng có rủi ro cả chứ không phải chỉ riêng ở thị trường Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam được cho là đang tăng quá nóng.
Trong thời gian tới chắc chắn Chính phủ sẽ đẩy nhanh việc cổ phần hoá và đưa ra thêm nhiều công ty niêm yết hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay.
Đối với thị trường trái phiếu ở Việt Nam, thị trường này cũng đang trong giai đoạn phát triển nhưng vẫn còn nhỏ. Chắc chắn trong thời gian tới, với nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng và nhu cầu đầu tư cho những dự án lớn thì thị trường này cũng sẽ phát triển rất nhanh và mạnh.
Số lượng các nhà đầu tư tài chính thực chất đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại là các nhà đầu tư ngắn hạn theo phong trào. Ông có bình luận gì về điều này?
Điều này cũng giống như tất cả các nước khác khi thị trường của họ cũng phát triển ở giai đoạn này. Hầu hết mọi người đều nhìn vào xu hướng đang phát triển của thị trường và cho rằng đây là cơ hội rất tốt để kiếm tiền.
Thế nhưng đối với các nhà đầu tư lớn và nghiêm túc, nhất là trong 2 tuần vừa qua tôi ở châu Âu và Mỹ, tôi thấy các nhà đầu tư này rất quan tâm đến chứng khoán Việt Nam, nhưng họ muốn nhìn xem những người khác làm như thế nào và muốn xem cam kết của Việt Nam đối với thị trường này ra sao.
Tôi nghĩ rằng, Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục cam kết là làm cho thị trường này vững mạnh và minh bạch thì nguồn vốn đầu tư kia sẽ chảy vào và khi có nhiều cổ phiếu tăng lên thì bạn sẽ thấy rằng khoảng cách tỷ lệ nhà đầu tư nghiêm túc và đầu tư theo phong trào sẽ thu hẹp dần.
Theo ông, Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp gì để đẩy mạnh thị trường vốn?
Điều mà chúng tôi muốn đó là trong tương lai Chính phủ Việt Nam xem xét việc cho phép ngân hàng nước ngoài được tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động đầu tư vào các ngân hàng trong nước mà cụ thể là tăng mức giới hạn cổ phần 10% hiện nay lên cao hơn nữa.
Với tư cách là một người làm ngân hàng, tôi cho rằng với một quốc gia có 85 triệu dân mà mới chỉ có 5 triệu người có hoạt động mở tài khoản thì chắc chắn đây là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng, cả với các ngân hàng nước ngoài và trong nước.
Tuy nhiên để bảo đảm thị trường ngân hàng này hoạt động một cách thực sự hiệu quả thì khung pháp lý cũng như độ cởi mở, việc minh bạch trong việc công bố các thông tin của Chính phủ và các công ty là yếu tố hết sức quan trọng. Nếu chúng ta làm được điều này thì sự lớn mạnh và sự phát triển của nền kinh tế sẽ mang tính lâu dài hơn.
Chính phủ Việt Nam cũng cần hợp tác nhiều hơn nữa với tất cả các tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm và đang hoạt động tại các thị trường mới nổi. Các tổ chức này, từ thực tế hoạt động của mình sẽ giúp tiên đoán, nhìn thấy được những vấn đề mà thị trường Việt Nam sẽ và đang gặp phải để từ đó có những biện pháp để tháo gỡ.
Với cá nhân tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang ở giai đoạn phát triển tất yếu do vậy không nên quá lo ngại về sự phát triển nóng của thị trường này trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay, cầu trên thị trường chứng khoán dường như lớn hơn so với lượng cung. Chính vì vậy, cần có giải pháp tăng cung để giúp hạ nhiệt cho thị trường này. Đây là một hình thức giúp thị trường tự điều tiết. Tôi tin rằng điều này chắc chắn sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, nếu các Công ty vẫn tiếp tục phát triển nhanh và có thể chứng tỏ được nguồn thu, lợi nhuận của mình vẫn tăng và có triển vọng tăng đáng kể thì yếu tố tăng giá trên thị trường chứng khoán là điều tất nhiên.
Như vậy, bức tranh về thị trường vốn ở Việt Nam là hoàn toàn sáng sủa?
Đúng là tôi rất lạc quan về triển vọng của Việt Nam. Riêng xét về các yếu tố như con người, địa lý, cam kết của chính phủ Việt Nam đã cho thấy một bức tranh rất tích cực về triển vọng kinh tế.
Ông đánh giá như thế nào về thị trường vốn của Việt Nam?
Thị trường Việt Nam hiện đang ở giai đoạn thứ hai của sự phát triển. Nếu xét về thị trường chứng khoán của Việt Nam, tôi cho là thị trường này hiện nay rất hấp dẫn, thế nhưng nó vẫn còn hơi nhỏ so với quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu xét về mức độ rủi ro, bất cứ thị trường ở nước nào cũng có rủi ro cả chứ không phải chỉ riêng ở thị trường Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam được cho là đang tăng quá nóng.
Trong thời gian tới chắc chắn Chính phủ sẽ đẩy nhanh việc cổ phần hoá và đưa ra thêm nhiều công ty niêm yết hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay.
Đối với thị trường trái phiếu ở Việt Nam, thị trường này cũng đang trong giai đoạn phát triển nhưng vẫn còn nhỏ. Chắc chắn trong thời gian tới, với nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng và nhu cầu đầu tư cho những dự án lớn thì thị trường này cũng sẽ phát triển rất nhanh và mạnh.
Số lượng các nhà đầu tư tài chính thực chất đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại là các nhà đầu tư ngắn hạn theo phong trào. Ông có bình luận gì về điều này?
Điều này cũng giống như tất cả các nước khác khi thị trường của họ cũng phát triển ở giai đoạn này. Hầu hết mọi người đều nhìn vào xu hướng đang phát triển của thị trường và cho rằng đây là cơ hội rất tốt để kiếm tiền.
Thế nhưng đối với các nhà đầu tư lớn và nghiêm túc, nhất là trong 2 tuần vừa qua tôi ở châu Âu và Mỹ, tôi thấy các nhà đầu tư này rất quan tâm đến chứng khoán Việt Nam, nhưng họ muốn nhìn xem những người khác làm như thế nào và muốn xem cam kết của Việt Nam đối với thị trường này ra sao.
Tôi nghĩ rằng, Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục cam kết là làm cho thị trường này vững mạnh và minh bạch thì nguồn vốn đầu tư kia sẽ chảy vào và khi có nhiều cổ phiếu tăng lên thì bạn sẽ thấy rằng khoảng cách tỷ lệ nhà đầu tư nghiêm túc và đầu tư theo phong trào sẽ thu hẹp dần.
Theo ông, Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp gì để đẩy mạnh thị trường vốn?
Điều mà chúng tôi muốn đó là trong tương lai Chính phủ Việt Nam xem xét việc cho phép ngân hàng nước ngoài được tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động đầu tư vào các ngân hàng trong nước mà cụ thể là tăng mức giới hạn cổ phần 10% hiện nay lên cao hơn nữa.
Với tư cách là một người làm ngân hàng, tôi cho rằng với một quốc gia có 85 triệu dân mà mới chỉ có 5 triệu người có hoạt động mở tài khoản thì chắc chắn đây là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng, cả với các ngân hàng nước ngoài và trong nước.
Tuy nhiên để bảo đảm thị trường ngân hàng này hoạt động một cách thực sự hiệu quả thì khung pháp lý cũng như độ cởi mở, việc minh bạch trong việc công bố các thông tin của Chính phủ và các công ty là yếu tố hết sức quan trọng. Nếu chúng ta làm được điều này thì sự lớn mạnh và sự phát triển của nền kinh tế sẽ mang tính lâu dài hơn.
Chính phủ Việt Nam cũng cần hợp tác nhiều hơn nữa với tất cả các tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm và đang hoạt động tại các thị trường mới nổi. Các tổ chức này, từ thực tế hoạt động của mình sẽ giúp tiên đoán, nhìn thấy được những vấn đề mà thị trường Việt Nam sẽ và đang gặp phải để từ đó có những biện pháp để tháo gỡ.
Với cá nhân tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang ở giai đoạn phát triển tất yếu do vậy không nên quá lo ngại về sự phát triển nóng của thị trường này trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay, cầu trên thị trường chứng khoán dường như lớn hơn so với lượng cung. Chính vì vậy, cần có giải pháp tăng cung để giúp hạ nhiệt cho thị trường này. Đây là một hình thức giúp thị trường tự điều tiết. Tôi tin rằng điều này chắc chắn sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, nếu các Công ty vẫn tiếp tục phát triển nhanh và có thể chứng tỏ được nguồn thu, lợi nhuận của mình vẫn tăng và có triển vọng tăng đáng kể thì yếu tố tăng giá trên thị trường chứng khoán là điều tất nhiên.
Như vậy, bức tranh về thị trường vốn ở Việt Nam là hoàn toàn sáng sủa?
Đúng là tôi rất lạc quan về triển vọng của Việt Nam. Riêng xét về các yếu tố như con người, địa lý, cam kết của chính phủ Việt Nam đã cho thấy một bức tranh rất tích cực về triển vọng kinh tế.