Giám đốc Dragon Capital: “Bán cổ phiếu ư? Tôi đang nghĩ tới...”
"Đầu tư ngắn hạn tất nhiên không có gì sai, nhưng đó không phải là chọn lựa của chúng tôi ở thời điểm này!"
Giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang kháo nhau Dragon Capital sắp có một đợt “bán tháo” cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam đang niêm yết để thu lợi nhuận.
Việc bán ra của Dragon Capital, theo họ, là không tránh khỏi vì chứng chỉ quĩ của ba quĩ đầu tư do Dragon Capital quản lý đang được giao dịch dưới giá trị tài sản ròng (Net Asset Value - NAV) trên thị trường chứng khoán Dublin (Anh).
Báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Dominic Scriven, Giám đốc Dragon Capital, xung quanh “tin đồn” khá nặng ký này.
Giá đang bất hợp lý?
Nhiều nhà đầu tư cho rằng Dragon Capital đang “ôm” nhiều loại cổ phiếu “lâu một cách không hiểu nổi”, chẳng hạn như “ôm” VP Bank đã 12 năm, “ôm” REE đã 11 năm... Ông có định bán chúng ra chưa?
Việc gì mà không “ôm”, nếu đấy là những công ty “hàng hiệu”? Cô có biết nhà đầu tư tài chính thành công nhất thế giới là ai không? Ông Warrent Buffets đó! Ông ấy là người chuyên mua mà không bán, trừ những khoản đầu tư có vấn đề không khắc phục được hoặc giá thị trường của cổ phiếu đang vượt quá giá trị thật của công ty.
Nhưng chẳng phải ông cũng đã từng phát biểu rằng giá của hầu hết các loại cổ phiếu trên hai sàn Tp.HCM và Hà Nội hiện đang vượt quá giá trị thật của chúng đó sao?
Tất nhiên rồi, nhưng mục tiêu đầu tư của chúng tôi không phải là để mua đi bán lại mà để cùng các công ty bạn xây dựng tương lai lâu dài.
Giá trị của cổ phiếu biến động hằng ngày chúng tôi có quan tâm, nhưng không phải để kinh doanh. Được cổ đông tin cậy bầu vào hội đồng quản trị (Dragon Capital hiện nay đang nằm trong hội đồng quản trị của hơn 20 công ty lớn - PV), chúng tôi thấy mình có trách nhiệm góp phần phát triển các công ty đó, không được nghĩ đến quyền lợi riêng của mình.
Vả lại, đã đi cùng các công ty này trong hơn một thập kỷ đời sống của họ, có lẽ đến hôm nay mới là thời điểm chúng tôi cảm thấy thoải mái nhất.
Ở một góc độ khác, bán ra thì phải mua vào, mà mua vào lúc này thì... thật mạo hiểm. Nói thật, chúng tôi cũng vừa cơ cấu lại danh mục đầu tư, nhưng cũng chỉ bán ít hơn 10% cái hiện có và giữ lại hầu như tất cả cổ phiếu các công ty có tiềm năng phát triển lâu dài.
Còn sắp tới có bán ra nữa không thì chúng tôi đang nghĩ tới..., nhưng chưa làm.
Theo ông, vì sao có tình trạng giá cổ phiếu vượt ra ngoài những cơ sở mà nhà đầu tư có thể dựa vào để định giá chúng như hiện nay? Tình trạng này liệu sẽ kéo dài bao lâu?
Với các nhà đầu tư có tổ chức, khi đưa ra quyết định mua hay bán đều có giá trị mục tiêu, tức định mức giá tối thiểu và giá tối đa đối với những loại cổ phiếu mình định đầu tư.
Còn với nhiều nhà đầu tư cá nhân thì hình như không có giới hạn nào, chỉ cần “cảm thấy” là họ đã có thể thực hiện giao dịch. Một lý do khác người ta thường hay nhắc đến là tình trạng cung thiếu, cầu nhiều đã đẩy giá tăng.
Thật ra, rất khó để nhận diện điểm giữa của cung và cầu, tức nơi thị trường gặp nhau. Đã có nhiều ý kiến đề cập đến việc tăng cung, nhưng việc này vẫn chưa thể diễn ra do cơ quan điều hành thị trường và cơ quan quản lý vốn nhà nước đang là hai đơn vị tách bạch.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng tăng cung không phải là biện pháp duy nhất để hạ nhiệt thị trường.
Còn tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu? Thú thật bản thân Dominic tôi chưa đủ kinh nghiệm để đánh giá và đưa ra dự đoán.
Gần đây, giao dịch trên thị trường ghi nhận các nhà đầu tư nước ngoài liên tục giảm mua, tăng bán. Theo ông, liệu thị trường có tuột dốc ào ào hay hỗn loạn không khi ông và những quĩ đầu tư cỡ lớn như Dragon Capital đồng loạt bán ra để kiếm lời?
Không loại trừ khả năng đó, bởi khi thị trường bỗng xuất hiện một lượng cung lớn thì đương nhiên giá sẽ giảm. Ngoài ra, việc bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư trong nước.
Nhưng cũng đã thành thông lệ, khi giá giảm đến một mức nào đó thì các quĩ đầu tư sẽ ngưng bán ra thôi. Đơn giản vì họ cũng là một chủ thể tham gia thị trường, cũng hướng tới việc giữ thị trường ổn định.
Còn khả năng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ồ ạt rút vốn ngắn hạn ra khỏi Việt Nam? Bản thân tôi nghĩ chưa đến mức này, nhưng có lẽ các nhà quản lý thị trường cũng đã tiên liệu đến và đang cân nhắc những quyết sách phù hợp.
Tôi sẽ lại đi “cứu” giá
Ông có lo lắng không khi giá chứng chỉ của ba quĩ đầu tư mà Dragon Capital đang quản lý (gồm VEIL, Vietnam Growth Fund - VGF, và Vietnam Dragon Fund - VDF) đang được giao dịch dưới giá trị tài sản ròng. Điều này có nghĩa các nhà đầu tư quốc tế không kỳ vọng cao vào khả năng sinh lợi của danh mục đầu tư tại Việt Nam mà các ông đã chọn lựa? Nói cách khác, họ không tin vào khả năng quản trị của các ông, mà điều này có thể làm giảm uy tín của Dragon Capital trên thị trường, gây khó khăn cho những lần gây vốn sau này?
Các công ty quản lý quĩ nói chung không khuyến khích thị trường giao dịch chứng chỉ quĩ của mình cao hơn hoặc thấp hơn NAV quá nhiều, và lý tưởng nhất là giá thị trường và NAV cân bằng nhau.
Với các nhà đầu tư ở nước ngoài, Dragon Capital cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực nhất về danh mục đầu tư của mình, còn đánh giá chúng như thế nào tùy thuộc từng người.
Còn việc huy động vốn ư? Tất nhiên, lúc này khó mà đi thuyết phục nhà đầu tư, nhưng cũng may là chúng tôi chưa có ý định đi gây thêm vốn nữa.
Vào thời điểm đầu năm 2005 khi giá chứng chỉ quĩ VF1 rơi xuống dưới NAV, ông là một trong những lãnh đạo của quĩ này đã đứng ra xin phép mua lại một số lượng đáng kể để “cứu” giá. Nếu Dragon Capital vẫn bảo lưu quan điểm giữ lại cổ phiếu của các công ty Việt Nam, chắc là phải “ra tay” mua lại chứng chỉ của các quĩ đầu tư của mình trên thị trường chứng khoán Dublin?
Tôi còn nhớ lúc đó đã bay ra Hà Nội không biết bao nhiêu lần để gặp ông Trần Xuân Hà (khi đó là chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) xin được mua lại một số chứng chỉ VF1, nhưng cuối cùng ủy ban không cho, vì mua vào đồng nghĩa với việc VF1 giảm vốn điều lệ.
Còn bây giờ, đúng là chúng tôi đã tính đến chuyện mua lại các chứng chỉ quĩ của mình ở Dublin. Đó cũng là cách để tiếp tục đi bên cạnh các công ty Việt Nam mà mình đã cam kết gắn bó.
Ông được xem là nhà đầu tư tài chính nước ngoài đến với Việt Nam sớm nhất, còn quĩ VEIL do ông gây dựng được xem là quĩ đầu tư lâu đời nhất tại thị trường Việt Nam. Nhưng mà người ta hay nói: càng “già” thì càng ít năng động và ngại rủi ro. Ông có rơi vào trường hợp này?
(Suy nghĩ thật lâu) Tôi già rồi, nhìn này, nếp nhăn trên mặt cũng đã đầy ra. Còn hiểu như thế nào là không mạo hiểm, là ngại rủi ro nhỉ?
Vừa rồi, chúng tôi có đi đấu giá cổ phần Công ty Nhiệt điện Bà Rịa, nhưng mà rớt! Thú thật, sau đó nghe giá trúng thầu trung bình là 78.000 đồng/cổ phần mà... choáng.
Theo phân tích của chúng tôi, mức giá này mắc gấp ba lần so với việc đầu tư một nhà máy mới có cùng công suất với Nhiệt điện Bà Rịa.
Chúng tôi không mua vì tin vào phân tích của mình, như thế có gì là không đúng?
Nhưng nhìn vào danh mục đầu tư của ông thấy an toàn quá, nghe nói bất động sản chiếm chưa tới 7%, cổ phiếu OTC chỉ có 20%, còn lại là cổ phiếu niêm yết và trái phiếu, không thấy các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân vốn được kỳ vọng sẽ sinh lãi cao?
Nói vậy đâu được! Các công ty tư nhân và cổ phần mà chúng tôi đầu tư trước kia nay lần lượt ra niêm yết đó chứ, có phải chúng tôi đợi họ lên sàn rồi mới tung tiền đi mua đâu.
Mà tôi cũng đã khẳng định rồi, chúng tôi là nhà đầu tư tài chính dài hạn, không phải là người kinh doanh chứng khoán, muốn kiếm lợi trước mắt vì giá đang nhích lên mỗi ngày. Đầu tư ngắn hạn tất nhiên không có gì sai, nhưng đó không phải là chọn lựa của chúng tôi ở thời điểm này!
* Vào Việt Nam năm 1995, đến nay Dragon Capital đang quản lý tổng số vốn đầu tư lên đến 1,5 tỉ USD, được xem là công ty quản lý quĩ nước ngoài lớn nhất hiện diện trên thị trường tài chính Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Năm 2003, Dragon Capital đã hợp tác với Sacombank thành lập công ty liên doanh quản lý quĩ đầu tư chứng khoán đầu tiên của Việt Nam là VFM, sau đó huy động vốn lập quĩ đầu tư VF1.
Theo báo cáo của Hãng tài chính LCF Rothschild (Anh) ra ngày 13/3 về các quĩ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, ba loại chứng chỉ quĩ của Dragon Capital đang được giao dịch ở mức giá khá thấp.
Cụ thể, chứng chỉ quĩ của VEIL được giao dịch ở mức giá thấp hơn NAV 19,7%, chứng chỉ quĩ Vietnam Dragon Fund thấp hơn NAV 6,1%, và chứng chỉ quĩ Vietnam Growth Fund thấp hơn NAV 23,2%.
Hàng loạt quĩ đầu tư khác cũng đang có giá giao dịch dưới NAV như Indochina Capital Vietnam Holdings (thấp hơn 1,4%), PXP Vietnam Fund (thấp hơn 12,6%), Vietnam Emerging Equity Fund (thấp hơn 12,1%)...
Các quĩ đầu tư được các nhà đầu tư “trả giá” cao trên thị trường chứng khoán nước ngoài là PCA Vietnam Segregated Portfolio (cao hơn NAV 3,8%), Vietnam Holding (cao hơn NAV 17,1%), Vietnam Opportunity Fund (cao hơn 16,9%), VinaLand (cao hơn đến 71,1%)...
Theo các chuyên gia tài chính, các nhà đầu tư quốc tế đang có xu hướng bán ra chứng chỉ quĩ của các quĩ đầu tư “già” để xoay sang “lớp trẻ”, tức những quĩ được thành lập từ sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa, vốn đang đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực bất động sản.
Việc bán ra của Dragon Capital, theo họ, là không tránh khỏi vì chứng chỉ quĩ của ba quĩ đầu tư do Dragon Capital quản lý đang được giao dịch dưới giá trị tài sản ròng (Net Asset Value - NAV) trên thị trường chứng khoán Dublin (Anh).
Báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Dominic Scriven, Giám đốc Dragon Capital, xung quanh “tin đồn” khá nặng ký này.
Giá đang bất hợp lý?
Nhiều nhà đầu tư cho rằng Dragon Capital đang “ôm” nhiều loại cổ phiếu “lâu một cách không hiểu nổi”, chẳng hạn như “ôm” VP Bank đã 12 năm, “ôm” REE đã 11 năm... Ông có định bán chúng ra chưa?
Việc gì mà không “ôm”, nếu đấy là những công ty “hàng hiệu”? Cô có biết nhà đầu tư tài chính thành công nhất thế giới là ai không? Ông Warrent Buffets đó! Ông ấy là người chuyên mua mà không bán, trừ những khoản đầu tư có vấn đề không khắc phục được hoặc giá thị trường của cổ phiếu đang vượt quá giá trị thật của công ty.
Nhưng chẳng phải ông cũng đã từng phát biểu rằng giá của hầu hết các loại cổ phiếu trên hai sàn Tp.HCM và Hà Nội hiện đang vượt quá giá trị thật của chúng đó sao?
Tất nhiên rồi, nhưng mục tiêu đầu tư của chúng tôi không phải là để mua đi bán lại mà để cùng các công ty bạn xây dựng tương lai lâu dài.
Giá trị của cổ phiếu biến động hằng ngày chúng tôi có quan tâm, nhưng không phải để kinh doanh. Được cổ đông tin cậy bầu vào hội đồng quản trị (Dragon Capital hiện nay đang nằm trong hội đồng quản trị của hơn 20 công ty lớn - PV), chúng tôi thấy mình có trách nhiệm góp phần phát triển các công ty đó, không được nghĩ đến quyền lợi riêng của mình.
Vả lại, đã đi cùng các công ty này trong hơn một thập kỷ đời sống của họ, có lẽ đến hôm nay mới là thời điểm chúng tôi cảm thấy thoải mái nhất.
Ở một góc độ khác, bán ra thì phải mua vào, mà mua vào lúc này thì... thật mạo hiểm. Nói thật, chúng tôi cũng vừa cơ cấu lại danh mục đầu tư, nhưng cũng chỉ bán ít hơn 10% cái hiện có và giữ lại hầu như tất cả cổ phiếu các công ty có tiềm năng phát triển lâu dài.
Còn sắp tới có bán ra nữa không thì chúng tôi đang nghĩ tới..., nhưng chưa làm.
Theo ông, vì sao có tình trạng giá cổ phiếu vượt ra ngoài những cơ sở mà nhà đầu tư có thể dựa vào để định giá chúng như hiện nay? Tình trạng này liệu sẽ kéo dài bao lâu?
Với các nhà đầu tư có tổ chức, khi đưa ra quyết định mua hay bán đều có giá trị mục tiêu, tức định mức giá tối thiểu và giá tối đa đối với những loại cổ phiếu mình định đầu tư.
Còn với nhiều nhà đầu tư cá nhân thì hình như không có giới hạn nào, chỉ cần “cảm thấy” là họ đã có thể thực hiện giao dịch. Một lý do khác người ta thường hay nhắc đến là tình trạng cung thiếu, cầu nhiều đã đẩy giá tăng.
Thật ra, rất khó để nhận diện điểm giữa của cung và cầu, tức nơi thị trường gặp nhau. Đã có nhiều ý kiến đề cập đến việc tăng cung, nhưng việc này vẫn chưa thể diễn ra do cơ quan điều hành thị trường và cơ quan quản lý vốn nhà nước đang là hai đơn vị tách bạch.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng tăng cung không phải là biện pháp duy nhất để hạ nhiệt thị trường.
Còn tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu? Thú thật bản thân Dominic tôi chưa đủ kinh nghiệm để đánh giá và đưa ra dự đoán.
Gần đây, giao dịch trên thị trường ghi nhận các nhà đầu tư nước ngoài liên tục giảm mua, tăng bán. Theo ông, liệu thị trường có tuột dốc ào ào hay hỗn loạn không khi ông và những quĩ đầu tư cỡ lớn như Dragon Capital đồng loạt bán ra để kiếm lời?
Không loại trừ khả năng đó, bởi khi thị trường bỗng xuất hiện một lượng cung lớn thì đương nhiên giá sẽ giảm. Ngoài ra, việc bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư trong nước.
Nhưng cũng đã thành thông lệ, khi giá giảm đến một mức nào đó thì các quĩ đầu tư sẽ ngưng bán ra thôi. Đơn giản vì họ cũng là một chủ thể tham gia thị trường, cũng hướng tới việc giữ thị trường ổn định.
Còn khả năng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ồ ạt rút vốn ngắn hạn ra khỏi Việt Nam? Bản thân tôi nghĩ chưa đến mức này, nhưng có lẽ các nhà quản lý thị trường cũng đã tiên liệu đến và đang cân nhắc những quyết sách phù hợp.
Tôi sẽ lại đi “cứu” giá
Ông có lo lắng không khi giá chứng chỉ của ba quĩ đầu tư mà Dragon Capital đang quản lý (gồm VEIL, Vietnam Growth Fund - VGF, và Vietnam Dragon Fund - VDF) đang được giao dịch dưới giá trị tài sản ròng. Điều này có nghĩa các nhà đầu tư quốc tế không kỳ vọng cao vào khả năng sinh lợi của danh mục đầu tư tại Việt Nam mà các ông đã chọn lựa? Nói cách khác, họ không tin vào khả năng quản trị của các ông, mà điều này có thể làm giảm uy tín của Dragon Capital trên thị trường, gây khó khăn cho những lần gây vốn sau này?
Các công ty quản lý quĩ nói chung không khuyến khích thị trường giao dịch chứng chỉ quĩ của mình cao hơn hoặc thấp hơn NAV quá nhiều, và lý tưởng nhất là giá thị trường và NAV cân bằng nhau.
Với các nhà đầu tư ở nước ngoài, Dragon Capital cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực nhất về danh mục đầu tư của mình, còn đánh giá chúng như thế nào tùy thuộc từng người.
Còn việc huy động vốn ư? Tất nhiên, lúc này khó mà đi thuyết phục nhà đầu tư, nhưng cũng may là chúng tôi chưa có ý định đi gây thêm vốn nữa.
Vào thời điểm đầu năm 2005 khi giá chứng chỉ quĩ VF1 rơi xuống dưới NAV, ông là một trong những lãnh đạo của quĩ này đã đứng ra xin phép mua lại một số lượng đáng kể để “cứu” giá. Nếu Dragon Capital vẫn bảo lưu quan điểm giữ lại cổ phiếu của các công ty Việt Nam, chắc là phải “ra tay” mua lại chứng chỉ của các quĩ đầu tư của mình trên thị trường chứng khoán Dublin?
Tôi còn nhớ lúc đó đã bay ra Hà Nội không biết bao nhiêu lần để gặp ông Trần Xuân Hà (khi đó là chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) xin được mua lại một số chứng chỉ VF1, nhưng cuối cùng ủy ban không cho, vì mua vào đồng nghĩa với việc VF1 giảm vốn điều lệ.
Còn bây giờ, đúng là chúng tôi đã tính đến chuyện mua lại các chứng chỉ quĩ của mình ở Dublin. Đó cũng là cách để tiếp tục đi bên cạnh các công ty Việt Nam mà mình đã cam kết gắn bó.
Ông được xem là nhà đầu tư tài chính nước ngoài đến với Việt Nam sớm nhất, còn quĩ VEIL do ông gây dựng được xem là quĩ đầu tư lâu đời nhất tại thị trường Việt Nam. Nhưng mà người ta hay nói: càng “già” thì càng ít năng động và ngại rủi ro. Ông có rơi vào trường hợp này?
(Suy nghĩ thật lâu) Tôi già rồi, nhìn này, nếp nhăn trên mặt cũng đã đầy ra. Còn hiểu như thế nào là không mạo hiểm, là ngại rủi ro nhỉ?
Vừa rồi, chúng tôi có đi đấu giá cổ phần Công ty Nhiệt điện Bà Rịa, nhưng mà rớt! Thú thật, sau đó nghe giá trúng thầu trung bình là 78.000 đồng/cổ phần mà... choáng.
Theo phân tích của chúng tôi, mức giá này mắc gấp ba lần so với việc đầu tư một nhà máy mới có cùng công suất với Nhiệt điện Bà Rịa.
Chúng tôi không mua vì tin vào phân tích của mình, như thế có gì là không đúng?
Nhưng nhìn vào danh mục đầu tư của ông thấy an toàn quá, nghe nói bất động sản chiếm chưa tới 7%, cổ phiếu OTC chỉ có 20%, còn lại là cổ phiếu niêm yết và trái phiếu, không thấy các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân vốn được kỳ vọng sẽ sinh lãi cao?
Nói vậy đâu được! Các công ty tư nhân và cổ phần mà chúng tôi đầu tư trước kia nay lần lượt ra niêm yết đó chứ, có phải chúng tôi đợi họ lên sàn rồi mới tung tiền đi mua đâu.
Mà tôi cũng đã khẳng định rồi, chúng tôi là nhà đầu tư tài chính dài hạn, không phải là người kinh doanh chứng khoán, muốn kiếm lợi trước mắt vì giá đang nhích lên mỗi ngày. Đầu tư ngắn hạn tất nhiên không có gì sai, nhưng đó không phải là chọn lựa của chúng tôi ở thời điểm này!
* Vào Việt Nam năm 1995, đến nay Dragon Capital đang quản lý tổng số vốn đầu tư lên đến 1,5 tỉ USD, được xem là công ty quản lý quĩ nước ngoài lớn nhất hiện diện trên thị trường tài chính Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Năm 2003, Dragon Capital đã hợp tác với Sacombank thành lập công ty liên doanh quản lý quĩ đầu tư chứng khoán đầu tiên của Việt Nam là VFM, sau đó huy động vốn lập quĩ đầu tư VF1.
Theo báo cáo của Hãng tài chính LCF Rothschild (Anh) ra ngày 13/3 về các quĩ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, ba loại chứng chỉ quĩ của Dragon Capital đang được giao dịch ở mức giá khá thấp.
Cụ thể, chứng chỉ quĩ của VEIL được giao dịch ở mức giá thấp hơn NAV 19,7%, chứng chỉ quĩ Vietnam Dragon Fund thấp hơn NAV 6,1%, và chứng chỉ quĩ Vietnam Growth Fund thấp hơn NAV 23,2%.
Hàng loạt quĩ đầu tư khác cũng đang có giá giao dịch dưới NAV như Indochina Capital Vietnam Holdings (thấp hơn 1,4%), PXP Vietnam Fund (thấp hơn 12,6%), Vietnam Emerging Equity Fund (thấp hơn 12,1%)...
Các quĩ đầu tư được các nhà đầu tư “trả giá” cao trên thị trường chứng khoán nước ngoài là PCA Vietnam Segregated Portfolio (cao hơn NAV 3,8%), Vietnam Holding (cao hơn NAV 17,1%), Vietnam Opportunity Fund (cao hơn 16,9%), VinaLand (cao hơn đến 71,1%)...
Theo các chuyên gia tài chính, các nhà đầu tư quốc tế đang có xu hướng bán ra chứng chỉ quĩ của các quĩ đầu tư “già” để xoay sang “lớp trẻ”, tức những quĩ được thành lập từ sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa, vốn đang đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực bất động sản.