Giảm mức dự báo kim ngạch xuất khẩu nhiều loại nông sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa điều chỉnh giảm mức dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản, cao su và cà phê
Bản tin cập nhật thị trường một số nông sản tháng 7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố đã điều chỉnh giảm mức dự báo kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản.
Nguyên nhân là do một số ngành hàng như thủy sản, cà phê, cao su gặp phải những hạn chế về nguồn cung nguyên liệu, cũng như biến động bất lợi từ thị trường quốc tế… đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Thủy sản gặp khó khăn nguyên liệu, thị trường
Với thủy sản, mặt hàng có kim ngạch cao nhất trong nhóm hàng nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo giá trị xuất khẩu cả năm 2011 sẽ giữ ở mức hơn 6,108 tỷ USD, giảm khoảng 80 triệu USD so với dự báo của tháng trước do khó khăn về nguyên liệu và thị trường.
Theo bộ này, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long tình trạng dịch bệnh trên tôm vẫn xảy ra, điển hình là tại Cà Mau diện tích tôm chết gần 10.000 ha (thiệt hại khoảng 50%), phần lớn diện tích tôm chết ở mô hình nuôi tôm quảng canh. Diện tích nuôi cá tra có phần phục hồi nhưng chậm và chưa đủ khuyến khích người sản xuất mở rộng diện tích nuôi.
Trong khi đó tại Nhật Bản, do giá tôm nhập khẩu ở mức cao nên khối lượng nhập khẩu trong tháng 7 có xu hướng giảm và nhu cầu tiêu thụ cũng giảm thấp.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm đạt 2,6 tỷ USD, riêng tháng 6 đạt 517,7 triệu USD, tăng so với 481,8 triệu USD của tháng trước và tăng 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó xuất khẩu tôm đạt 101.872 tấn, trị giá 971,1 triệu USD, tăng 16,9% về khối lượng và 35,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu gạo giữ mức 7,4 triệu tấn
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì mức dự báo sản lượng gạo xuất khẩu so với tháng trước do xu hướng phục hồi của xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian gần đây.
Giá các loại gạo xuất khẩu trong tháng 7 đã có sự điều chỉnh tăng ở hầu hết các nước xuất khẩu. Giá gạo xuất khẩu trong nước tháng qua cũng điều chỉnh tăng so với cuối tháng 5, giá gạo 5% tấm trong tháng 7 đã tăng 10%, đạt 505 USD/tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, khối lượng xuất khẩu gạo từ ngày 1/7 đến ngày 21/7/2011 đạt 387.186 tấn, trị giá 185,462 triệu USD; lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đến 21/7/2011 đạt 4,299 triệu tấn, trị giá 2,032 tỷ USD.
“Khối lượng xuất khẩu thực hiện trong tháng 6 đã có xu hướng phục hồi so với tháng 5 là yếu tố củng cố mức dự báo xuất khẩu của cả năm 2011 vẫn có thể đạt mức 7,4 triệu tấn, tương đương với mức dự báo của tháng trước”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.
Kim ngạch cao su giảm do biến động giá
Trong khi đó, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu được Hiệp hội Sản xuất Cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo đạt 9,96 triệu tấn trong năm 2011, cao hơn mức dự báo 9,94 triệu tấn đưa ra trước đó. Nhưng, nhu cầu cao su thiên nhiên và tổng hợp được dự báo chỉ ở mức 25,7 triệu tấn trong năm 2011, giảm so với dự báo 26,1 triệu tấn của tháng 3.
Do thay đổi ở cung và cầu, thông báo về sự gia tăng sản lượng tại Malaysia - một trong những quốc gia xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, khủng hoảng nợ ở Hy Lạp có khả năng lan rộng, và giá dầu thô hạ nhiệt, giá cao su thế giới trong tháng 7 cũng tiếp tục giảm. Tuy nhiên, theo nhận định của Giám đốc điều hành Công ty Cao su Quốc tế, giá cao su tự nhiên không có khả năng giảm dưới 4 USD/kg trong quý 3/2011.
Ở trong nước, tổng khối lượng cao su xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 349 ngàn tấn với trị giá 1,5 tỷ USD, tăng 6,6% về lượng và 68,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá cao su xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm tăng 59,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.368 USD/tấn, giảm nhẹ so với tháng trước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng cao su của Việt Nam được dự báo tăng khoảng 4% trong năm 2011 và nhờ bổ sung nguồn cao su tạm nhập tái xuất, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 800.000 tấn, trị giá xuất khẩu dự báo đạt mức gần 3,7 tỷ USD, giảm so với con số dự báo 3,739 tỷ USD của tháng trước.
Xuất khẩu cà phê chỉ khoảng 1,2 triệu tấn
Với cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, sản lượng trong nước sẽ không được như kỳ vọng trước đó, nên sản lượng xuất khẩu sản phẩm này có thể chỉ đạt hơn 1,2 triệu tấn trong năm nay, thay vì mức 1,3 triệu tấn đưa ra tháng trước.
Theo bộ này, nguồn cung cà phê trong nước bị hạn chế đã làm ảnh hưởng tới khối lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, do giá xuất khẩu vẫn ở mức cao đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu vẫn có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 6/2011 sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 67,3 nghìn tấn, đạt giá trị 157,2 triệu USD, giảm 29% về lượng nhưng vẫn tăng 15% về giá trị so với tháng 6/2010.
Như vậy, nước ta đã xuất khẩu tổng cộng 741,8 nghìn tấn cà phê trong 6 tháng đầu năm 2011, đạt giá trị 1,65 tỷ USD; tăng lần lượt 14% về khối lượng và tăng tới 81% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010 do giá xuất khẩu tăng mạnh. So với cùng kỳ năm trước, giá xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2011 đã tăng 59%.
Nhưng, Bộ cũng lưu ý, giá cà phê trên thế giới đang trong xu thế giảm thời gian gần đây. Chỉ số giá cà phê tổng hợp trung bình tháng 6 của ICO đã giảm 5,4% so với tháng 5, đạt mức 215,58 US cent/lb.
Do ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của giá cà phê thế giới, trong tháng 7, giá cà phê nội địa tại Đắc Lắc giảm tương đối mạnh, từ mức 51.200 đồng/kg ngày 1/7 xuống chỉ còn 46.200 đồng/kg vào ngày 28/7, có thời điểm giảm sâu xuống mức 44.500 đồng/kg.
Xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục được dự báo tăng
Riêng hồ tiêu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh tăng mức dự báo kim ngạch trong tháng này, do nguồn cung hồ tiêu thế giới vẫn hạn chế trong khi nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng cao đã khiến giá hồ tiêu thế giới biến động tăng.
Giá hồ tiêu tại sàn Kochi (Ấn Độ) chốt phiên ngày 20/7 giao kỳ hạn tháng 8,9,10 lần lượt là 29.956; 30.580; và 30.900 rupi/tạ, tăng khoảng 200 rupi/tạ so với mức giá tại thời điểm đầu tháng.
Tại thị trường châu Âu, giá tiêu Braxin giao ngay ở mức 6.400 USD/tấn, tiêu đen Ấn Độ đạt 6.650 USD/tấn, tiêu trắng Muntok giao ngay đạt 9.100 USD/tấn, tăng 2-2,5% so với mức giá đầu tháng 7.
Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, trong nửa đầu tháng 7/2011, cả nước đã xuất khẩu được 4.988 tấn hồ tiều các loại, kim ngạch đạt 29,5 triệu USD, giảm 11,8% về lượng nhưng tăng 37,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010.
Tính lũy tiến từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2011, xuất khẩu hồ tiêu của cả nước đạt 74.607 tấn, so với cùng kỳ năm ngoái khối lượng xuất khẩu giảm 4% tương đương với 2.859 tấn, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu đạt 405 triệu USD, tăng tới 64,2% tương đương 158,8 triệu USD.
“Ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu trong năm nay có thể đạt mức hơn 800 triệu USD, tăng gần 70 triệu USD so với con số dự báo của tháng trước do yếu tố tăng khối lượng xuất khẩu cũng như tăng giá xuất khẩu trong thời gian gần đây”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.
Nguyên nhân là do một số ngành hàng như thủy sản, cà phê, cao su gặp phải những hạn chế về nguồn cung nguyên liệu, cũng như biến động bất lợi từ thị trường quốc tế… đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Thủy sản gặp khó khăn nguyên liệu, thị trường
Với thủy sản, mặt hàng có kim ngạch cao nhất trong nhóm hàng nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo giá trị xuất khẩu cả năm 2011 sẽ giữ ở mức hơn 6,108 tỷ USD, giảm khoảng 80 triệu USD so với dự báo của tháng trước do khó khăn về nguyên liệu và thị trường.
Theo bộ này, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long tình trạng dịch bệnh trên tôm vẫn xảy ra, điển hình là tại Cà Mau diện tích tôm chết gần 10.000 ha (thiệt hại khoảng 50%), phần lớn diện tích tôm chết ở mô hình nuôi tôm quảng canh. Diện tích nuôi cá tra có phần phục hồi nhưng chậm và chưa đủ khuyến khích người sản xuất mở rộng diện tích nuôi.
Trong khi đó tại Nhật Bản, do giá tôm nhập khẩu ở mức cao nên khối lượng nhập khẩu trong tháng 7 có xu hướng giảm và nhu cầu tiêu thụ cũng giảm thấp.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm đạt 2,6 tỷ USD, riêng tháng 6 đạt 517,7 triệu USD, tăng so với 481,8 triệu USD của tháng trước và tăng 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó xuất khẩu tôm đạt 101.872 tấn, trị giá 971,1 triệu USD, tăng 16,9% về khối lượng và 35,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu gạo giữ mức 7,4 triệu tấn
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì mức dự báo sản lượng gạo xuất khẩu so với tháng trước do xu hướng phục hồi của xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian gần đây.
Giá các loại gạo xuất khẩu trong tháng 7 đã có sự điều chỉnh tăng ở hầu hết các nước xuất khẩu. Giá gạo xuất khẩu trong nước tháng qua cũng điều chỉnh tăng so với cuối tháng 5, giá gạo 5% tấm trong tháng 7 đã tăng 10%, đạt 505 USD/tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, khối lượng xuất khẩu gạo từ ngày 1/7 đến ngày 21/7/2011 đạt 387.186 tấn, trị giá 185,462 triệu USD; lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đến 21/7/2011 đạt 4,299 triệu tấn, trị giá 2,032 tỷ USD.
“Khối lượng xuất khẩu thực hiện trong tháng 6 đã có xu hướng phục hồi so với tháng 5 là yếu tố củng cố mức dự báo xuất khẩu của cả năm 2011 vẫn có thể đạt mức 7,4 triệu tấn, tương đương với mức dự báo của tháng trước”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.
Kim ngạch cao su giảm do biến động giá
Trong khi đó, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu được Hiệp hội Sản xuất Cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo đạt 9,96 triệu tấn trong năm 2011, cao hơn mức dự báo 9,94 triệu tấn đưa ra trước đó. Nhưng, nhu cầu cao su thiên nhiên và tổng hợp được dự báo chỉ ở mức 25,7 triệu tấn trong năm 2011, giảm so với dự báo 26,1 triệu tấn của tháng 3.
Do thay đổi ở cung và cầu, thông báo về sự gia tăng sản lượng tại Malaysia - một trong những quốc gia xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, khủng hoảng nợ ở Hy Lạp có khả năng lan rộng, và giá dầu thô hạ nhiệt, giá cao su thế giới trong tháng 7 cũng tiếp tục giảm. Tuy nhiên, theo nhận định của Giám đốc điều hành Công ty Cao su Quốc tế, giá cao su tự nhiên không có khả năng giảm dưới 4 USD/kg trong quý 3/2011.
Ở trong nước, tổng khối lượng cao su xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 349 ngàn tấn với trị giá 1,5 tỷ USD, tăng 6,6% về lượng và 68,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá cao su xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm tăng 59,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.368 USD/tấn, giảm nhẹ so với tháng trước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng cao su của Việt Nam được dự báo tăng khoảng 4% trong năm 2011 và nhờ bổ sung nguồn cao su tạm nhập tái xuất, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 800.000 tấn, trị giá xuất khẩu dự báo đạt mức gần 3,7 tỷ USD, giảm so với con số dự báo 3,739 tỷ USD của tháng trước.
Xuất khẩu cà phê chỉ khoảng 1,2 triệu tấn
Với cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, sản lượng trong nước sẽ không được như kỳ vọng trước đó, nên sản lượng xuất khẩu sản phẩm này có thể chỉ đạt hơn 1,2 triệu tấn trong năm nay, thay vì mức 1,3 triệu tấn đưa ra tháng trước.
Theo bộ này, nguồn cung cà phê trong nước bị hạn chế đã làm ảnh hưởng tới khối lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, do giá xuất khẩu vẫn ở mức cao đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu vẫn có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 6/2011 sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 67,3 nghìn tấn, đạt giá trị 157,2 triệu USD, giảm 29% về lượng nhưng vẫn tăng 15% về giá trị so với tháng 6/2010.
Như vậy, nước ta đã xuất khẩu tổng cộng 741,8 nghìn tấn cà phê trong 6 tháng đầu năm 2011, đạt giá trị 1,65 tỷ USD; tăng lần lượt 14% về khối lượng và tăng tới 81% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010 do giá xuất khẩu tăng mạnh. So với cùng kỳ năm trước, giá xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2011 đã tăng 59%.
Nhưng, Bộ cũng lưu ý, giá cà phê trên thế giới đang trong xu thế giảm thời gian gần đây. Chỉ số giá cà phê tổng hợp trung bình tháng 6 của ICO đã giảm 5,4% so với tháng 5, đạt mức 215,58 US cent/lb.
Do ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của giá cà phê thế giới, trong tháng 7, giá cà phê nội địa tại Đắc Lắc giảm tương đối mạnh, từ mức 51.200 đồng/kg ngày 1/7 xuống chỉ còn 46.200 đồng/kg vào ngày 28/7, có thời điểm giảm sâu xuống mức 44.500 đồng/kg.
Xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục được dự báo tăng
Riêng hồ tiêu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh tăng mức dự báo kim ngạch trong tháng này, do nguồn cung hồ tiêu thế giới vẫn hạn chế trong khi nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng cao đã khiến giá hồ tiêu thế giới biến động tăng.
Giá hồ tiêu tại sàn Kochi (Ấn Độ) chốt phiên ngày 20/7 giao kỳ hạn tháng 8,9,10 lần lượt là 29.956; 30.580; và 30.900 rupi/tạ, tăng khoảng 200 rupi/tạ so với mức giá tại thời điểm đầu tháng.
Tại thị trường châu Âu, giá tiêu Braxin giao ngay ở mức 6.400 USD/tấn, tiêu đen Ấn Độ đạt 6.650 USD/tấn, tiêu trắng Muntok giao ngay đạt 9.100 USD/tấn, tăng 2-2,5% so với mức giá đầu tháng 7.
Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, trong nửa đầu tháng 7/2011, cả nước đã xuất khẩu được 4.988 tấn hồ tiều các loại, kim ngạch đạt 29,5 triệu USD, giảm 11,8% về lượng nhưng tăng 37,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010.
Tính lũy tiến từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2011, xuất khẩu hồ tiêu của cả nước đạt 74.607 tấn, so với cùng kỳ năm ngoái khối lượng xuất khẩu giảm 4% tương đương với 2.859 tấn, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu đạt 405 triệu USD, tăng tới 64,2% tương đương 158,8 triệu USD.
“Ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu trong năm nay có thể đạt mức hơn 800 triệu USD, tăng gần 70 triệu USD so với con số dự báo của tháng trước do yếu tố tăng khối lượng xuất khẩu cũng như tăng giá xuất khẩu trong thời gian gần đây”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.