Giám sát, đánh giá đầu tư: Nhiều nơi vẫn làm cho có
Báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá đầu tư vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình lên Thủ tướng
“Việc chấp hành chế độ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư chưa thực hiện nghiêm túc, có hiện tượng buông lỏng trong thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư”.
Đó là nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại bản báo cáo tổng hợp tình hình giám sát, đánh giá đầu tư năm 2009, được bộ này gửi trình Thủ tướng Chính phủ mới đây.
Còn mang tính hình thức
Theo cơ quan soạn thảo báo cáo, tính đến ngày 20/3/2010 mới có 65 cơ quan gửi báo cáo tổng thể tình hình thực hiện đầu tư năm 2009, chiếm 54,2% tổng số đơn vị được yêu cầu gửi báo cáo.
Trong con số kể trên, có 40/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo (tỷ lệ 63,5%); 10/30 cơ quan bộ và tương đương (chiếm 33,3%); 2/8 cơ quan thuộc Chính phủ (25%) và 13/19 tập đoàn kinh tế và tổng công ty 91 (68,4%).
“Tỉ lệ các cơ quan có gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư giảm nhiều so với năm trước”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Trước đó, có tới 102 cơ quan gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư năm 2008, tương đương tỷ lệ khoảng 85%. Báo cáo năm 2007 có tới 60,3% số cơ quan gửi; năm 2006 cũng đạt 68,7%...
Từ số liệu tổng hợp được, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hiện có 19.956 dự án trên tổng số 29.680 dự án đầu tư của các bộ, ngành, địa phương sử dụng nguồn vốn nhà nước thực hiện đầu tư trong thời kỳ có báo cáo giám sát, đạt tỷ lệ 67,2%. Tuy nhiên theo Bộ, chất lượng của nhiều bản báo cáo không đạt yêu cầu.
“Việc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư trong các bộ, ngành, địa phương cũng không đầy đủ, nhiều cơ quan không có số liệu, hoặc có số liệu thể hiện tỷ lệ các dự án có báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư rất thấp”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm.
Ở cấp độ khác, một số báo cáo có số liệu chưa đảm bảo độ chính xác, sai sót về mặt số học, mâu thuẫn với số liệu tại các báo cáo trước, và mang tính hình thức khi thiếu các thông tin chi tiết…
“Việc chấp hành chế độ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư chưa thực hiện nghiêm túc, có hiện tượng buông lỏng trong thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Điều này đã hạn chế việc phân tích, đánh giá tình hình đầu tư chung trong cả nuớc và chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giám sát, đánh giá đầu tư.
Đầu tư dàn trải, chậm tiến độ
Đánh giá việc thực hiện chủ trương chống dàn trải trong đầu tư sử dụng vốn nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: “Chủ trương đầu tư tập trung hơn cho các công trình trọng điểm, giảm phân tán đầu tư vẫn chưa được thực hiện có kết quả”.
Cụ thể, theo số liệu báo cáo được Bộ tổng hợp, lượng dự án được quyết định đầu tư trong năm 2009 là 11.420 dự án, chiếm khoảng 38,5% tổng số các dự án đang thực hiện đầu tư.
Con số này cao hơn tổng số dự án dự kiến kết thúc đưa vào hoạt động trong kỳ là 9.679 dự án, bằng khoảng 32,6% tổng số các dự án đang thực hiện đầu tư. “Số liệu trên cho thấy tình hình đầu tư vẫn còn phân tán”, báo cáo đưa nhận định.
Trong khi đó, chỉ tính riêng 65 bản báo cáo của các bộ, ngành, địa phương gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 5.156 dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư trong năm 2009, chiếm khoảng 17,4% so với tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
Vi phạm chủ yếu được xác định là dự án không đúng quy hoạch; phê duyệt không đúng thẩm quyền; không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án; đấu thầu không đúng quy định; bỏ giá thầu không phù hợp; phê duyệt không kịp thời; ký hợp đồng không đúng quy định; chậm tiến độ; chất lượng xây dựng thấp; có lãng phí.
Đáng chú ý trong số này, có tới 5.021 dự án chậm tiến độ, chiếm khoảng 16,9% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ; 19 dự án không phù hợp quy hoạch; đấu thầu không đúng quy định 18 dự án; phê duyệt không kịp thời 73 dự án; chất lượng xây dựng thấp 25 dự án; ký hợp đồng không đúng quy định có 19 dự án.
“Tình trạng chậm tiến độ vẫn chưa được khắc phục, còn có xu hướng tăng hơn so với các năm trước. Đây là vấn đề cần được quan tâm, vì chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu tăng chi phí, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư của dự án”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý Thủ tướng.
Nguyên nhân của tình trạng này là do khó khăn trong giải phóng mặt bằng, tái định cư, tư vấn yếu kém hoặc quá tải, một số đơn vị thi công không đủ năng lực, khâu tổ chức thực hiện của chủ đầu tư yếu…
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, tổng hợp báo cáo ghi nhận đã có 7.302 dự án phải điều chỉnh, chiếm 24,6% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ, trong đó 6,3% điều chỉnh về nội dung đầu tư; 8,9% điều chỉnh về tiến độ và 9,2% điều chỉnh tổng mức đầu tư…
Đó là nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại bản báo cáo tổng hợp tình hình giám sát, đánh giá đầu tư năm 2009, được bộ này gửi trình Thủ tướng Chính phủ mới đây.
Còn mang tính hình thức
Theo cơ quan soạn thảo báo cáo, tính đến ngày 20/3/2010 mới có 65 cơ quan gửi báo cáo tổng thể tình hình thực hiện đầu tư năm 2009, chiếm 54,2% tổng số đơn vị được yêu cầu gửi báo cáo.
Trong con số kể trên, có 40/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo (tỷ lệ 63,5%); 10/30 cơ quan bộ và tương đương (chiếm 33,3%); 2/8 cơ quan thuộc Chính phủ (25%) và 13/19 tập đoàn kinh tế và tổng công ty 91 (68,4%).
“Tỉ lệ các cơ quan có gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư giảm nhiều so với năm trước”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Trước đó, có tới 102 cơ quan gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư năm 2008, tương đương tỷ lệ khoảng 85%. Báo cáo năm 2007 có tới 60,3% số cơ quan gửi; năm 2006 cũng đạt 68,7%...
Từ số liệu tổng hợp được, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hiện có 19.956 dự án trên tổng số 29.680 dự án đầu tư của các bộ, ngành, địa phương sử dụng nguồn vốn nhà nước thực hiện đầu tư trong thời kỳ có báo cáo giám sát, đạt tỷ lệ 67,2%. Tuy nhiên theo Bộ, chất lượng của nhiều bản báo cáo không đạt yêu cầu.
“Việc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư trong các bộ, ngành, địa phương cũng không đầy đủ, nhiều cơ quan không có số liệu, hoặc có số liệu thể hiện tỷ lệ các dự án có báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư rất thấp”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm.
Ở cấp độ khác, một số báo cáo có số liệu chưa đảm bảo độ chính xác, sai sót về mặt số học, mâu thuẫn với số liệu tại các báo cáo trước, và mang tính hình thức khi thiếu các thông tin chi tiết…
“Việc chấp hành chế độ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư chưa thực hiện nghiêm túc, có hiện tượng buông lỏng trong thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Điều này đã hạn chế việc phân tích, đánh giá tình hình đầu tư chung trong cả nuớc và chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giám sát, đánh giá đầu tư.
Đầu tư dàn trải, chậm tiến độ
Đánh giá việc thực hiện chủ trương chống dàn trải trong đầu tư sử dụng vốn nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: “Chủ trương đầu tư tập trung hơn cho các công trình trọng điểm, giảm phân tán đầu tư vẫn chưa được thực hiện có kết quả”.
Cụ thể, theo số liệu báo cáo được Bộ tổng hợp, lượng dự án được quyết định đầu tư trong năm 2009 là 11.420 dự án, chiếm khoảng 38,5% tổng số các dự án đang thực hiện đầu tư.
Con số này cao hơn tổng số dự án dự kiến kết thúc đưa vào hoạt động trong kỳ là 9.679 dự án, bằng khoảng 32,6% tổng số các dự án đang thực hiện đầu tư. “Số liệu trên cho thấy tình hình đầu tư vẫn còn phân tán”, báo cáo đưa nhận định.
Trong khi đó, chỉ tính riêng 65 bản báo cáo của các bộ, ngành, địa phương gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 5.156 dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư trong năm 2009, chiếm khoảng 17,4% so với tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
Vi phạm chủ yếu được xác định là dự án không đúng quy hoạch; phê duyệt không đúng thẩm quyền; không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án; đấu thầu không đúng quy định; bỏ giá thầu không phù hợp; phê duyệt không kịp thời; ký hợp đồng không đúng quy định; chậm tiến độ; chất lượng xây dựng thấp; có lãng phí.
Đáng chú ý trong số này, có tới 5.021 dự án chậm tiến độ, chiếm khoảng 16,9% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ; 19 dự án không phù hợp quy hoạch; đấu thầu không đúng quy định 18 dự án; phê duyệt không kịp thời 73 dự án; chất lượng xây dựng thấp 25 dự án; ký hợp đồng không đúng quy định có 19 dự án.
“Tình trạng chậm tiến độ vẫn chưa được khắc phục, còn có xu hướng tăng hơn so với các năm trước. Đây là vấn đề cần được quan tâm, vì chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu tăng chi phí, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư của dự án”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý Thủ tướng.
Nguyên nhân của tình trạng này là do khó khăn trong giải phóng mặt bằng, tái định cư, tư vấn yếu kém hoặc quá tải, một số đơn vị thi công không đủ năng lực, khâu tổ chức thực hiện của chủ đầu tư yếu…
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, tổng hợp báo cáo ghi nhận đã có 7.302 dự án phải điều chỉnh, chiếm 24,6% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ, trong đó 6,3% điều chỉnh về nội dung đầu tư; 8,9% điều chỉnh về tiến độ và 9,2% điều chỉnh tổng mức đầu tư…