Giám sát hàng dệt may có thể giảm
Phía Mỹ hé lộ một khả năng sẽ sớm quyết định thu hẹp giám sát những sản phẩm may mặc nhập khẩu từ Việt Nam
Theo cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ, cứ 6 tháng, Mỹ lại xem xét số liệu một lần và quyết định có áp dụng biện pháp "tự vệ" hay không.
Đã 8 tháng qua, số liệu hải quan Mỹ cho thấy hàng dệt may Việt Nam không đột biến về số lượng và giá bán nhưng Bộ Thương mại Mỹ vẫn... lờ đi!
Ngày 30/8/2007, trả lời phỏng vấn của Thời báo Kinh tế Việt Nam, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết: "Qua số liệu 6 tháng do phía Mỹ ghi nhận thì thấy rằng, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ không có đột biến về số lượng và giá bán. Mặc dù họ chưa phán quyết nhưng sẽ không có cơ sở nào để đưa ra những biện pháp làm ảnh hưởng đến ngành dệt may trong nước".
Đối xử thương mại phải công bằng
Trong 6 tháng đầu 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 3.488 triệu USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ thì theo số liệu hải quan Mỹ cung cấp, ta xuất khẩu dệt may vào nước này đạt trị giá 1.973 triệu USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số quy đổi sản phẩm đạt 668 triệu m2, chỉ tăng 18,27% so với cùng kỳ.
Đáng lưu ý, các cat nhạy cảm nằm trong danh sách giám sát của họ thì mức độ tăng cũng rất vừa phải. Chẳng hạn, cat 338 tăng 19%; cat 339 tăng 31%; cat 340 tăng 20%; cat 347 tăng 16% và cat 348 tăng 31%.
Còn đơn giá bình quân của sản phẩm (phản ánh giá một m2 quy đổi khi nhập khẩu vào Mỹ là bao nhiêu tiền) của 6 tháng qua cũng chỉ đạt 3 USD/m2, cao gấp 2 lần so với 1,5 USD/m2 từ Trung Quốc và cao gấp 1,8 lần so với các thị trường còn lại trên thế giới nhập khẩu vào Mỹ. Điều này phản ánh rằng, doanh nghiệpViệt Nam không giảm giá để bán phá giá.
Để đảm bảo cạnh tranh thật công bằng, trong suốt 8 tháng qua, hầu hết đối với các cat nhạy cảm, sản phẩm dệt may của Việt Nam vào Mỹ không những không tăng về số lượng, không hạ giá bán mà còn cố gắng duy trì như trước thời điểm quốc gia này áp dụng cơ chế giám sát. Ngành dệt may Việt Nam đã bị thiệt thòi rất lớn khi xuất vào Mỹ.
Trở lại với vấn đề thái độ và phán quyết của Bộ Thương mại Mỹ, ông Lê Quốc Ân cho biết, khởi điểm của câu chuyện này là do hai thượng nghị sĩ của tiểu bang Nam Carolinas và Bắc Carolinas đã gây áp lực lên chính quyền liên bang ban hành chương trình giám sát. Nhưng hiện tại, các thành viên của Chuỗi cung ứng may mặc tại bang Carolinas (CASCA) do bị ảnh hưởng bởi quyền lợi vì thiếu một nguồn hàng tiềm năng từ Việt Nam nên đã kịch liệt phản đối cơ chế giám sát nói trên.
Họ cho rằng, CASCA là một đại diện cho các công ty trên toàn cầu tin tưởng thương mại quốc tế là một phần quan trọng của nền kinh tế bang Carolinas và vì vậy, cần phải được ủng hộ và xúc tiến. Thậm chí, CASCA còn nêu quyết tâm tìm cách thúc đẩy các đại diện được bầu tại Carolinas và Washington DC từ bỏ chính sách huỷ hoại lợi ích của CASCA. Cùng với đó, CASCA cũng gửi thông điệp phản đối mạnh mẽ chương trình giám sát nhập khẩu và khả năng tự khởi xướng điều tra bán phá giá đối với hàng may mặc Việt Nam.
Vitas đã tập hợp những thông tin báo chí Mỹ và thấy rằng, trước những áp lực của CASCA từ Carolinas, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Carlos Guiterrez đã hé lộ một khả năng, Mỹ sẽ sớm quyết định thu hẹp giám sát (giảm một số chủng loại) những sản phẩm may mặc nhập khẩu từ Việt Nam. Và điều này có thể sẽ được thực thi sau 11/9/2007.
Hiện tại, Mỹ đang giám sát 5 nhóm hàng liên quan đến 22 cat. Nhiều khả năng, họ sẽ giảm số lượng cat nhạy cảm đang nằm trong vòng "kim cô" và có thể ngừng giám sát những cat không được sản xuất tại Mỹ. Ở một diễn biến khác, cũng theo ông Ân, vào tháng 10/2007, Bộ trưởng Thương mại Mỹ sẽ sang thăm Việt Nam và có lẽ đây là dịp để hai bên giải quyết rốt ráo cơ chế giám sát hàng dệt may.
Hợp lực để giảm thiểu rủi ro
Một chuyên gia kinh tế cho biết, theo quy tắc đối xử công bằng khi đã là thành viên của WTO, Vitas có quyền khởi kiện và có cơ sở để thắng kiện. Nhưng thực tế, Vitas thấy không cần thiết phải làm như vậy vì muốn duy trì môi trường thương mại thân thiện mà hai Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai quốc gia đã dày công xây dựng từ nhiều năm qua.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi hai bên tiếp tục nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề này, Vitas đã xác định một chiến lược hợp lực, tìm hướng đi mới cho xuất khẩu hàng dệt may.
Theo đó, một là, Vitas sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan, một mặt tiếp tục đàm phán để tháo bỏ cơ chế nói trên, mặt khác, tăng cường chống lại hoạt động vi phạm luật thương mại quốc tế tại một vài doanh nghiệp có biểu hiện sử dụng C/O giả, chuyển tải bất hợp pháp, đưa hàng sang nước thứ ba để nhập khẩu vào Mỹ.
Hai là, Vitas tiếp tục duy trì cơ chế tự giám sát để đảm bảo với Mỹ rằng, Việt Nam đang xuất khẩu vào Mỹ đúng với năng lực và khả năng sản xuất của mình, cũng như không bán phá giá và làm tổn hại đến các nhà sản xuất nội địa nước này.
Ba là, Vitas sẽ thống nhất quan điểm hành động với các doanh nghiệp rằng: mặc dù thị trường Mỹ khá ấn tượng đối với ngành dệt may Việt Nam (chiếm tới 55% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may) nhưng các doanh nghiệp cần tích cực tìm cách tiếp cận và chuyển năng lực xuất khẩu sang các thị trường khác để giảm bớt sự tập trung vào thị trường Mỹ.
Việc đa dạng hóa thị trường theo kiểu "năng nhặt, chặt bị" vẫn được coi là giải pháp khá bền vững, nhất là trong bối cảnh tranh chấp thương mại được coi là một "đặc trưng" của hội nhập.
Bốn là, những doanh nghiệp đã và đang xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nên tìm và ưu tiên những đơn hàng có giá trị gia tăng cao.Năm là, các doanh nghiệp cần thường xuyên kiện toàn hệ thống sổ sách, thực hiện chế độ kế toán minh bạch, phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, để sẵn sàng giải trình với các đoàn kiểm tra đột xuất.
Đã 8 tháng qua, số liệu hải quan Mỹ cho thấy hàng dệt may Việt Nam không đột biến về số lượng và giá bán nhưng Bộ Thương mại Mỹ vẫn... lờ đi!
Ngày 30/8/2007, trả lời phỏng vấn của Thời báo Kinh tế Việt Nam, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết: "Qua số liệu 6 tháng do phía Mỹ ghi nhận thì thấy rằng, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ không có đột biến về số lượng và giá bán. Mặc dù họ chưa phán quyết nhưng sẽ không có cơ sở nào để đưa ra những biện pháp làm ảnh hưởng đến ngành dệt may trong nước".
Đối xử thương mại phải công bằng
Trong 6 tháng đầu 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 3.488 triệu USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ thì theo số liệu hải quan Mỹ cung cấp, ta xuất khẩu dệt may vào nước này đạt trị giá 1.973 triệu USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số quy đổi sản phẩm đạt 668 triệu m2, chỉ tăng 18,27% so với cùng kỳ.
Đáng lưu ý, các cat nhạy cảm nằm trong danh sách giám sát của họ thì mức độ tăng cũng rất vừa phải. Chẳng hạn, cat 338 tăng 19%; cat 339 tăng 31%; cat 340 tăng 20%; cat 347 tăng 16% và cat 348 tăng 31%.
Còn đơn giá bình quân của sản phẩm (phản ánh giá một m2 quy đổi khi nhập khẩu vào Mỹ là bao nhiêu tiền) của 6 tháng qua cũng chỉ đạt 3 USD/m2, cao gấp 2 lần so với 1,5 USD/m2 từ Trung Quốc và cao gấp 1,8 lần so với các thị trường còn lại trên thế giới nhập khẩu vào Mỹ. Điều này phản ánh rằng, doanh nghiệpViệt Nam không giảm giá để bán phá giá.
Để đảm bảo cạnh tranh thật công bằng, trong suốt 8 tháng qua, hầu hết đối với các cat nhạy cảm, sản phẩm dệt may của Việt Nam vào Mỹ không những không tăng về số lượng, không hạ giá bán mà còn cố gắng duy trì như trước thời điểm quốc gia này áp dụng cơ chế giám sát. Ngành dệt may Việt Nam đã bị thiệt thòi rất lớn khi xuất vào Mỹ.
Trở lại với vấn đề thái độ và phán quyết của Bộ Thương mại Mỹ, ông Lê Quốc Ân cho biết, khởi điểm của câu chuyện này là do hai thượng nghị sĩ của tiểu bang Nam Carolinas và Bắc Carolinas đã gây áp lực lên chính quyền liên bang ban hành chương trình giám sát. Nhưng hiện tại, các thành viên của Chuỗi cung ứng may mặc tại bang Carolinas (CASCA) do bị ảnh hưởng bởi quyền lợi vì thiếu một nguồn hàng tiềm năng từ Việt Nam nên đã kịch liệt phản đối cơ chế giám sát nói trên.
Họ cho rằng, CASCA là một đại diện cho các công ty trên toàn cầu tin tưởng thương mại quốc tế là một phần quan trọng của nền kinh tế bang Carolinas và vì vậy, cần phải được ủng hộ và xúc tiến. Thậm chí, CASCA còn nêu quyết tâm tìm cách thúc đẩy các đại diện được bầu tại Carolinas và Washington DC từ bỏ chính sách huỷ hoại lợi ích của CASCA. Cùng với đó, CASCA cũng gửi thông điệp phản đối mạnh mẽ chương trình giám sát nhập khẩu và khả năng tự khởi xướng điều tra bán phá giá đối với hàng may mặc Việt Nam.
Vitas đã tập hợp những thông tin báo chí Mỹ và thấy rằng, trước những áp lực của CASCA từ Carolinas, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Carlos Guiterrez đã hé lộ một khả năng, Mỹ sẽ sớm quyết định thu hẹp giám sát (giảm một số chủng loại) những sản phẩm may mặc nhập khẩu từ Việt Nam. Và điều này có thể sẽ được thực thi sau 11/9/2007.
Hiện tại, Mỹ đang giám sát 5 nhóm hàng liên quan đến 22 cat. Nhiều khả năng, họ sẽ giảm số lượng cat nhạy cảm đang nằm trong vòng "kim cô" và có thể ngừng giám sát những cat không được sản xuất tại Mỹ. Ở một diễn biến khác, cũng theo ông Ân, vào tháng 10/2007, Bộ trưởng Thương mại Mỹ sẽ sang thăm Việt Nam và có lẽ đây là dịp để hai bên giải quyết rốt ráo cơ chế giám sát hàng dệt may.
Hợp lực để giảm thiểu rủi ro
Một chuyên gia kinh tế cho biết, theo quy tắc đối xử công bằng khi đã là thành viên của WTO, Vitas có quyền khởi kiện và có cơ sở để thắng kiện. Nhưng thực tế, Vitas thấy không cần thiết phải làm như vậy vì muốn duy trì môi trường thương mại thân thiện mà hai Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai quốc gia đã dày công xây dựng từ nhiều năm qua.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi hai bên tiếp tục nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề này, Vitas đã xác định một chiến lược hợp lực, tìm hướng đi mới cho xuất khẩu hàng dệt may.
Theo đó, một là, Vitas sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan, một mặt tiếp tục đàm phán để tháo bỏ cơ chế nói trên, mặt khác, tăng cường chống lại hoạt động vi phạm luật thương mại quốc tế tại một vài doanh nghiệp có biểu hiện sử dụng C/O giả, chuyển tải bất hợp pháp, đưa hàng sang nước thứ ba để nhập khẩu vào Mỹ.
Hai là, Vitas tiếp tục duy trì cơ chế tự giám sát để đảm bảo với Mỹ rằng, Việt Nam đang xuất khẩu vào Mỹ đúng với năng lực và khả năng sản xuất của mình, cũng như không bán phá giá và làm tổn hại đến các nhà sản xuất nội địa nước này.
Ba là, Vitas sẽ thống nhất quan điểm hành động với các doanh nghiệp rằng: mặc dù thị trường Mỹ khá ấn tượng đối với ngành dệt may Việt Nam (chiếm tới 55% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may) nhưng các doanh nghiệp cần tích cực tìm cách tiếp cận và chuyển năng lực xuất khẩu sang các thị trường khác để giảm bớt sự tập trung vào thị trường Mỹ.
Việc đa dạng hóa thị trường theo kiểu "năng nhặt, chặt bị" vẫn được coi là giải pháp khá bền vững, nhất là trong bối cảnh tranh chấp thương mại được coi là một "đặc trưng" của hội nhập.
Bốn là, những doanh nghiệp đã và đang xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nên tìm và ưu tiên những đơn hàng có giá trị gia tăng cao.Năm là, các doanh nghiệp cần thường xuyên kiện toàn hệ thống sổ sách, thực hiện chế độ kế toán minh bạch, phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, để sẵn sàng giải trình với các đoàn kiểm tra đột xuất.