Giảm tín dụng phi sản xuất: Có “phóng nhanh, vượt ẩu”?
Ba tháng là một áp lực lớn đối với yêu cầu giảm nhanh tỷ trọng tín dụng phi sản xuất: bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng
Hạn định đã đến gần, vẫn còn 20 ngân hàng có tỷ trọng dư nợ phi sản xuất trên 22%. Liệu có hiện tượng “phóng nhanh, vượt ẩu” để đến nơi an toàn?
Ngày 1/3/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Một nội dung chính của Chỉ thị là các tổ chức tín dụng phải cơ cấu lại tín dụng, đến 30/6/2011 tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa phải là 22% và đến 31/12/2011 tối đa là 16%.
Trả lời phỏng vấn VTV1 trong bản tin tối 7/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đưa ra những con số đáng chú ý: đến thời điểm này vẫn còn 20 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước có tỷ trọng dư nợ phi sản xuất (tín dụng bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) trên 22%; cá biệt có 2 trường hợp lên tới 50% và 52%.
Mối quan tâm lúc này là 20 trường hợp đó liệu có kịp rút dư nợ phi sản xuất về đúng mức và đúng hạn?
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói rằng, yêu cầu giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất được đưa ra đầu tháng 3/2011, tức các ngân hàng có thời gian để điều chỉnh theo hạn đến 30/6.
Lộ trình đó hẳn Ngân hàng Nhà nước đã tính toán để có sự hợp lý, trên cơ sở tổng hợp và phân tích tình hình dư nợ của hệ thống. Nhưng, với mỗi thành viên chưa hẳn đã phù hợp.
Những chiếc taxi đang chạy khách ở Hà Đông, Hưng Yên, Vĩnh Phúc bất ngờ nhận yêu cầu của tổng đài phải tập kết ở Hoàn Kiếm (Hà Nội) trong vòng 30 phút. Tổng đài đã trù tính thời gian, nhưng 30 phút là áp lực lớn với đường xá của Hà Nội hiện nay.
Ba tháng là một áp lực lớn đối với yêu cầu giảm nhanh tỷ trọng tín dụng phi sản xuất, mà trong đó phần lớn là tín dụng bất động sản, tín dụng tiêu dùng với đặc thù nhiều khoản vay trung và dài hạn. Với những trường hợp có tỷ trọng cao, ngừng cho vay mới đã đành, việc hồi vốn càng khó khăn trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt.
Vậy nên khó loại trừ có chiếc taxi nào đó buộc phải “phóng nhanh, vượt ẩu” để tập kết đúng giờ; và nếu có, lại không loại trừ có sự mạo hiểm với khả năng “va quệt” trong sổ sách, giấy tờ hay với chính khách hàng của mình? Có thể sau 30/6, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông tin tổng kết tình hình, hoặc mỗi thành viên tự biết.
Còn lúc này, mối quan tâm chung vẫn là khả năng tất cả cùng tập kết đúng hẹn hay không.
Một tuần trước đây, trong cuộc trao đổi với đại diện ngân hàng có tỷ trọng dư nợ phi sản xuất cao, câu trả lời ngắn gọn là: “Rất khó để giảm được nhanh như vậy. Nhưng phải bằng mọi cách để đảm bảo đúng lộ trình”.
“Phải bằng mọi cách”, bởi hình thức xử phạt nếu không đảm bảo đúng quy định đã được Ngân hàng Nhà nước đưa ra rõ ràng: trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng trên theo lộ trình, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai (2) lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012.
Một lãnh đạo ngân hàng nói rằng việc bị phạt tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (từ 3% lên 6%) thì chi phí liên quan không quá ngại, và có thể sớm tìm cách khắc phục. Nhưng hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và cả năm 2012 là biện pháp mạnh. Lý do, lúc này các ngân hàng đang căng thẳng cạnh tranh mở rộng mạng lưới và hoạt động, trong khi việc xét duyệt mở chi nhánh mới đã bị hạn chế từ tháng 3/2011. Nếu cửa này bị bịt, bước thụt lùi so với các thành viên khác là khó khăn lâu dài.
Với người trong cuộc, dĩ nhiên là có những biện pháp cơ bản và kỹ thuật khác nhau để giảm tỷ trọng theo yêu cầu. Một hướng có thể tính đến là “ép chín” tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm; đẩy mạnh tín dụng sản xuất để mở rộng tổng dư nợ, qua đó góp phần co tỷ trọng tín dụng phi sản xuất. Nhưng cách này cũng có giới hạn ở tốc độ tăng trưởng phải dưới 20% theo chỉ tiêu đặt ra.
Và dù thế nào thì hoạt động kinh doanh năm nay sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch nước rút này…
* Tính đến cuối tháng 2/2011, tổng dư nợ của lĩnh vực phi sản xuất của hệ thống là 431.000 tỷ đồng, chiếm 18,7% tổng dư nợ tín dụng; trong 42 tổ chức tín dụng, có 18 tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ phi sản xuất từ 25% trở xuống; 24 tổ chức tín dụng còn lại có tỷ trọng cao hơn - theo thông tin Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại buổi họp báo ngày 1/3/2011.
Ngày 1/3/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Một nội dung chính của Chỉ thị là các tổ chức tín dụng phải cơ cấu lại tín dụng, đến 30/6/2011 tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa phải là 22% và đến 31/12/2011 tối đa là 16%.
Trả lời phỏng vấn VTV1 trong bản tin tối 7/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đưa ra những con số đáng chú ý: đến thời điểm này vẫn còn 20 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước có tỷ trọng dư nợ phi sản xuất (tín dụng bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) trên 22%; cá biệt có 2 trường hợp lên tới 50% và 52%.
Mối quan tâm lúc này là 20 trường hợp đó liệu có kịp rút dư nợ phi sản xuất về đúng mức và đúng hạn?
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói rằng, yêu cầu giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất được đưa ra đầu tháng 3/2011, tức các ngân hàng có thời gian để điều chỉnh theo hạn đến 30/6.
Lộ trình đó hẳn Ngân hàng Nhà nước đã tính toán để có sự hợp lý, trên cơ sở tổng hợp và phân tích tình hình dư nợ của hệ thống. Nhưng, với mỗi thành viên chưa hẳn đã phù hợp.
Những chiếc taxi đang chạy khách ở Hà Đông, Hưng Yên, Vĩnh Phúc bất ngờ nhận yêu cầu của tổng đài phải tập kết ở Hoàn Kiếm (Hà Nội) trong vòng 30 phút. Tổng đài đã trù tính thời gian, nhưng 30 phút là áp lực lớn với đường xá của Hà Nội hiện nay.
Ba tháng là một áp lực lớn đối với yêu cầu giảm nhanh tỷ trọng tín dụng phi sản xuất, mà trong đó phần lớn là tín dụng bất động sản, tín dụng tiêu dùng với đặc thù nhiều khoản vay trung và dài hạn. Với những trường hợp có tỷ trọng cao, ngừng cho vay mới đã đành, việc hồi vốn càng khó khăn trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt.
Vậy nên khó loại trừ có chiếc taxi nào đó buộc phải “phóng nhanh, vượt ẩu” để tập kết đúng giờ; và nếu có, lại không loại trừ có sự mạo hiểm với khả năng “va quệt” trong sổ sách, giấy tờ hay với chính khách hàng của mình? Có thể sau 30/6, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông tin tổng kết tình hình, hoặc mỗi thành viên tự biết.
Còn lúc này, mối quan tâm chung vẫn là khả năng tất cả cùng tập kết đúng hẹn hay không.
Một tuần trước đây, trong cuộc trao đổi với đại diện ngân hàng có tỷ trọng dư nợ phi sản xuất cao, câu trả lời ngắn gọn là: “Rất khó để giảm được nhanh như vậy. Nhưng phải bằng mọi cách để đảm bảo đúng lộ trình”.
“Phải bằng mọi cách”, bởi hình thức xử phạt nếu không đảm bảo đúng quy định đã được Ngân hàng Nhà nước đưa ra rõ ràng: trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng trên theo lộ trình, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai (2) lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012.
Một lãnh đạo ngân hàng nói rằng việc bị phạt tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (từ 3% lên 6%) thì chi phí liên quan không quá ngại, và có thể sớm tìm cách khắc phục. Nhưng hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và cả năm 2012 là biện pháp mạnh. Lý do, lúc này các ngân hàng đang căng thẳng cạnh tranh mở rộng mạng lưới và hoạt động, trong khi việc xét duyệt mở chi nhánh mới đã bị hạn chế từ tháng 3/2011. Nếu cửa này bị bịt, bước thụt lùi so với các thành viên khác là khó khăn lâu dài.
Với người trong cuộc, dĩ nhiên là có những biện pháp cơ bản và kỹ thuật khác nhau để giảm tỷ trọng theo yêu cầu. Một hướng có thể tính đến là “ép chín” tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm; đẩy mạnh tín dụng sản xuất để mở rộng tổng dư nợ, qua đó góp phần co tỷ trọng tín dụng phi sản xuất. Nhưng cách này cũng có giới hạn ở tốc độ tăng trưởng phải dưới 20% theo chỉ tiêu đặt ra.
Và dù thế nào thì hoạt động kinh doanh năm nay sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch nước rút này…
* Tính đến cuối tháng 2/2011, tổng dư nợ của lĩnh vực phi sản xuất của hệ thống là 431.000 tỷ đồng, chiếm 18,7% tổng dư nợ tín dụng; trong 42 tổ chức tín dụng, có 18 tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ phi sản xuất từ 25% trở xuống; 24 tổ chức tín dụng còn lại có tỷ trọng cao hơn - theo thông tin Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại buổi họp báo ngày 1/3/2011.