Giao dịch chứng khoán: “Vi phạm nhiều, sẽ rút giấy phép”
Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cho rằng nên có mức phạt nặng hơn đối với những vi phạm của đại diện công ty chứng khoán
Ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cho rằng nên có mức phạt nặng hơn đối với những vi phạm của đại diện công ty chứng khoán.
Thời gian gần đây, nếu theo dõi thị trường chứng khoán Việt Nam thì có lẽ nhiều người phải giật mình vì sự gia tăng liên tiếp của những vi phạm trong giao dịch, mà vi phạm chủ yếu lại từ đại diện của các công ty chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán và các trung tâm giao dịch cũng đã có những quyết định cảnh cáo và đình chỉ tư cách đại diện của các công ty chứng khoán vi phạm, nhưng liệu những biện pháp này có tạo ra được sức ép đáng kể đối với vi phạm hay không?
Hiện nay hệ thống giao dịch của chúng ta đang trong tình trạng “thắt cổ chai”, nên xảy ra tình trạng trong phiên khớp lệnh bị tắc nghẽn, và theo tôi có thể xảy ra có sơ suất chứ không phải cố ý.
Nhưng cũng không loại trừ những lỗi do cố ý. Vì vậy, việc xử phạt hiện nay đang làm là đúng. Tuy nhiên với mức xử phạt hiện nay, tôi cho rằng ngoài việc không cho họ tiếp tục làm đại diện tại sàn, nên có những mức độ cao hơn như là rút giấy phép hành nghề.
Về vấn đề này, hiện Uỷ ban Chứng khoán đang kiện toàn dần và phải làm một cách tổng lực. Bản thân các công ty chứng khoán cũng phải tốt hơn, kiểm soát nội bộ, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, và giám sát chặt chẽ hơn trong quản trị công ty.
Có ý kiến băn khoăn rằng, các công ty chứng khoán có chức năng tự doanh, nghĩa là được mua bán chứng khoán giống như những nhà đầu tư khác, nhưng các công ty chứng khoán lại có trong tay những công cụ lợi thế hơn hẳn các nhà đầu tư thông thường, nên chẳng khó hiểu khi họ muốn vi phạm, ví dụ như đặt lệnh của mình trước lệnh của nhà đầu tư khác, trong khi mức phạt cũng chỉ 10-20 triệu đồng. Ông nghĩ sao về điều này?
Hiện nay theo quy chế quy định thì các công ty chứng khoán không được làm như vậy, đây là vấn đề tối kị với các công ty chứng khoán. Theo quy định, các lệnh của khách hàng phải được ưu tiên thực hiện trước. Khi phát hiện ra các vi phạm đó thì Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán sẽ có biện pháp xử lý với họ.
Và tất nhiên theo tôi hiện tượng này phải được xử lý dứt điểm để không tái diễn. Trong thời gian vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán hay Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đã liên tục phát hiện ra những trường hợp chèn lệnh như vậy, và mỗi lần xảy ra tình trạng đó thì đều có các biện pháp xử lý kịp thời.
Trước đây Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có công bố là sẽ xử lý nghiêm khắc vi phạm, vậy với những quyết định xử phạt như trong thời gian qua, liệu có thể coi là đã nghiêm khắc chưa, thưa ông?
Hiện nay mức phạt nằm trong khung từ 5 triệu đến 70 triệu đồng. Tất nhiên, tùy theo hành vi vi phạm mà chúng tôi xử phạt theo thứ tự từ thấp đến cao, nghiêm trọng thì có thể xử lý đến 70 triệu đồng, mức vừa phải thì phạt từ 10-20 triệu như đã từng làm.
So với thông lệ quốc tế, mức phạt như hiện nay còn tương đối nhỏ. Ngay cả khi chúng tôi soạn thảo dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong giao dịch chứng khoán, thì mức phạt cao nhất mà chúng tôi đề xuất là lên đến 280 triệu đồng. Nhưng ở đây, vẫn còn vướng mắc về mặt pháp lý nên hiện vẫn duy trì mức phạt cao nhất là 70 triệu đồng.
Vướng mắc hiện nay đối với chế tài xử phạt vi phạm trong giao dịch chứng khoán là gì? Sau liệu pháp xử phạt hành chính, thì Uỷ ban chứng khoán Nhà nước còn biện pháp nào hiệu quả hơn trong xử lý vi phạm, thưa ông?
Hiện nay chúng tôi cũng đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành là cần thiết phải xem xét chỉnh sửa lại Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính. Qua đó, chúng tôi mới có thể chỉnh sửa lại các quy định trong Nghị định về xử phạt vi phạm trong giao dịch chứng khoán. Và theo đề xuất của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thì mức xử phạt cao nhất có thể lên tới 500 triệu đồng.
Thời gian gần đây, nếu theo dõi thị trường chứng khoán Việt Nam thì có lẽ nhiều người phải giật mình vì sự gia tăng liên tiếp của những vi phạm trong giao dịch, mà vi phạm chủ yếu lại từ đại diện của các công ty chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán và các trung tâm giao dịch cũng đã có những quyết định cảnh cáo và đình chỉ tư cách đại diện của các công ty chứng khoán vi phạm, nhưng liệu những biện pháp này có tạo ra được sức ép đáng kể đối với vi phạm hay không?
Hiện nay hệ thống giao dịch của chúng ta đang trong tình trạng “thắt cổ chai”, nên xảy ra tình trạng trong phiên khớp lệnh bị tắc nghẽn, và theo tôi có thể xảy ra có sơ suất chứ không phải cố ý.
Nhưng cũng không loại trừ những lỗi do cố ý. Vì vậy, việc xử phạt hiện nay đang làm là đúng. Tuy nhiên với mức xử phạt hiện nay, tôi cho rằng ngoài việc không cho họ tiếp tục làm đại diện tại sàn, nên có những mức độ cao hơn như là rút giấy phép hành nghề.
Về vấn đề này, hiện Uỷ ban Chứng khoán đang kiện toàn dần và phải làm một cách tổng lực. Bản thân các công ty chứng khoán cũng phải tốt hơn, kiểm soát nội bộ, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, và giám sát chặt chẽ hơn trong quản trị công ty.
Có ý kiến băn khoăn rằng, các công ty chứng khoán có chức năng tự doanh, nghĩa là được mua bán chứng khoán giống như những nhà đầu tư khác, nhưng các công ty chứng khoán lại có trong tay những công cụ lợi thế hơn hẳn các nhà đầu tư thông thường, nên chẳng khó hiểu khi họ muốn vi phạm, ví dụ như đặt lệnh của mình trước lệnh của nhà đầu tư khác, trong khi mức phạt cũng chỉ 10-20 triệu đồng. Ông nghĩ sao về điều này?
Hiện nay theo quy chế quy định thì các công ty chứng khoán không được làm như vậy, đây là vấn đề tối kị với các công ty chứng khoán. Theo quy định, các lệnh của khách hàng phải được ưu tiên thực hiện trước. Khi phát hiện ra các vi phạm đó thì Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán sẽ có biện pháp xử lý với họ.
Và tất nhiên theo tôi hiện tượng này phải được xử lý dứt điểm để không tái diễn. Trong thời gian vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán hay Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đã liên tục phát hiện ra những trường hợp chèn lệnh như vậy, và mỗi lần xảy ra tình trạng đó thì đều có các biện pháp xử lý kịp thời.
Trước đây Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có công bố là sẽ xử lý nghiêm khắc vi phạm, vậy với những quyết định xử phạt như trong thời gian qua, liệu có thể coi là đã nghiêm khắc chưa, thưa ông?
Hiện nay mức phạt nằm trong khung từ 5 triệu đến 70 triệu đồng. Tất nhiên, tùy theo hành vi vi phạm mà chúng tôi xử phạt theo thứ tự từ thấp đến cao, nghiêm trọng thì có thể xử lý đến 70 triệu đồng, mức vừa phải thì phạt từ 10-20 triệu như đã từng làm.
So với thông lệ quốc tế, mức phạt như hiện nay còn tương đối nhỏ. Ngay cả khi chúng tôi soạn thảo dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong giao dịch chứng khoán, thì mức phạt cao nhất mà chúng tôi đề xuất là lên đến 280 triệu đồng. Nhưng ở đây, vẫn còn vướng mắc về mặt pháp lý nên hiện vẫn duy trì mức phạt cao nhất là 70 triệu đồng.
Vướng mắc hiện nay đối với chế tài xử phạt vi phạm trong giao dịch chứng khoán là gì? Sau liệu pháp xử phạt hành chính, thì Uỷ ban chứng khoán Nhà nước còn biện pháp nào hiệu quả hơn trong xử lý vi phạm, thưa ông?
Hiện nay chúng tôi cũng đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành là cần thiết phải xem xét chỉnh sửa lại Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính. Qua đó, chúng tôi mới có thể chỉnh sửa lại các quy định trong Nghị định về xử phạt vi phạm trong giao dịch chứng khoán. Và theo đề xuất của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thì mức xử phạt cao nhất có thể lên tới 500 triệu đồng.