Giao dịch việc làm: Hiệu quả thấp vì cách tổ chức
Chính sự thiếu hợp lý trong khâu tổ chức đã tạo ra cảnh trái ngược tại phiên giao dịch việc làm lần 2 tại Hà Nội
Chính sự thiếu hợp lý trong khâu tổ chức đã tạo ra cảnh trái ngược tại phiên giao dịch việc làm lần 2 tại Hà Nội.
>>"Hà Nội sẽ tổ chức phiên giao dịch việc làm hàng tháng"
Phiên giao dịch lần 2 diễn ra trong hai ngày 4 - 5/8, có gần 80 đơn vị tham gia, với nhu cầu tuyển dụng lên đến 3.800 lao động. Trong đó, 788 lao động có trình độ cao đẳng, đại học, 1.166 lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật, 1.846 lao động chưa qua đào tạo…
Rút kinh nghiệm từ lần 1, phiên giao dịch việc làm lần 2 được bố trí hợp lý hơn với 3 khu vực chính: khu thông tin về lao động, việc làm gồm một màn hình lớn hiển thị các chỉ tiêu cần tuyển, hệ thống máy vi tính cho ứng viên tra cứu thông tin, hệ thống các bảng thông báo tuyển dụng của các công ty; khu gặp gỡ, phỏng vấn người lao động của các nhà tuyển dụng; khu tư vấn miễn phí cho người lao động về định hướng nghề nghiệp, cách làm hồ sơ, kỹ năng trả lời phỏng vấn…
Tuy nhiên, sự bố trí này vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu quá lớn của đông đảo người lao động đến tham dự.
Những người đã từng tham gia phiên giao dịch lần 1 không giấu được sự thất vọng, còn những người đến sàn lần đầu, khó có thể tìm được cách tiếp cận với nhà tuyển dụng ngoài cảnh chen chúc đến nghẹt thở.
Khi được hỏi, nhiều người đến đây với mục đích tìm việc làm đã tỏ ra chán nản. Họ cho rằng, ý tưởng rất tốt nhưng cách thức tổ chức chưa hợp lý. Với một sự kiện có tính quy mô như thế này, khoảng sân nhỏ hẹp của trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội không đủ cho tất cả lao động cùng chen chân.
Chính sự thiếu hợp lý trong khâu tổ chức đã tạo ra cảnh trái ngược tại sàn. Bên ngoài, khu thông tin luôn trong trình trạng quá tải, rất ít người có thể tìm cho mình được một thông tin tuyển dụng hợp lý trong cảnh chen lấn. Mồ hôi nhỏ giọt trên mặt của các ứng viên.
Bên trong, khu phỏng vấn, tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhiều bàn không có lấy một ứng viên nào tìm đến.
Tại bàn của Công ty TNHH Nam Thanh, một doanh nghiệp dệt len và may mặc, với chỉ tiên tuyển dụng lần này là 40 người nhưng hết buổi sáng, họ chỉ nhận được 5,6 bộ hồ sơ. Chị Lê Hường, cán bộ tuyển dụng của công ty lo ngại: “Với đà này, khó có thể nhận đủ hồ sơ, chưa nói đến tuyển đủ chỉ tiêu".
Anh Vũ Hồng Minh, cán bộ tuyển dụng của Công ty TNHH Thanh Sơn cũng ngồi gần hết buổi sáng mà chưa nhận được bộ hồ sơ nào. Anh cho rằng có thể lần giao dịch này nhu cầu tìm việc chủ yếu là những người có bằng cấp, trong khi công ty anh chỉ tuyển lao động phổ thông.
Tuy nhiên, tại bàn của Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận tải quốc tế Hải Khánh, một doanh nghiệp với những chỉ tiêu là lao động “chất lượng cao”, tình hình cũng không mấy khả thi.
Anh Trần Trọng Giáp, cán bộ tuyển dụng, nói: "Đây là lần thứ hai chúng tôi tham gia sàn giao dịch việc làm. Lần một, chúng tôi có nhu cầu tuyển 5 nhân viên với số hồ sơ nhận được là 15 bộ nhưng không một ứng viên nào đáp ứng được yêu cầu. Lần này, tôi cũng không dám chắc là sẽ có ứng viên trúng tuyển".
Kết thúc hai ngày hoạt động, Trung tâm Giao dịch việc làm Hà Nội đưa ra thông báo “có 1.539 người lao động được tuyển dụng trực tiếp. Trong số đó có 828 lao động có trình độ cao đẳng, đại học; 472 người có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật và 239 lao động phổ thông”.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của VnEconomy, một số đại diện doanh nghiệp tại phiên giao dịch khẳng định, hiện không thể nói đã có bao nhiêu lao động đã tìm được việc làm tại sàn giao dịch này. Vì đơn giản, phần lớn các doanh nghiệp đến đây chỉ với mục đích gặp gỡ, trao đổi, tiếp nhận hồ sơ.
“Số ứng viên được tuyển dụng là bao nhiêu hiện chúng tôi chưa thể nói được. Sau khi nhận hồ sơ tại đây, ứng viên sẽ được hẹn phỏng vấn, kiểm tra chuyên môn tại công ty, lúc đó mới có được một kết quả chính xác”, anh Trọng Giáp, Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận tải quốc tế Hải Khánh, nói.
* Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, hàng năm số người bước vào tuổi lao động trên địa bàn thành phố vào khoảng 60.000 người/năm; số lao động dôi dư, mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp khoảng 26.000 người/năm. Đấy là chưa kể số lao động dôi dư của các tỉnh đổ về Hà Nội tìm việc, số sinh viên tốt nghiệp ra trường hàng năm ở lại thủ đô.
>>"Hà Nội sẽ tổ chức phiên giao dịch việc làm hàng tháng"
Phiên giao dịch lần 2 diễn ra trong hai ngày 4 - 5/8, có gần 80 đơn vị tham gia, với nhu cầu tuyển dụng lên đến 3.800 lao động. Trong đó, 788 lao động có trình độ cao đẳng, đại học, 1.166 lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật, 1.846 lao động chưa qua đào tạo…
Rút kinh nghiệm từ lần 1, phiên giao dịch việc làm lần 2 được bố trí hợp lý hơn với 3 khu vực chính: khu thông tin về lao động, việc làm gồm một màn hình lớn hiển thị các chỉ tiêu cần tuyển, hệ thống máy vi tính cho ứng viên tra cứu thông tin, hệ thống các bảng thông báo tuyển dụng của các công ty; khu gặp gỡ, phỏng vấn người lao động của các nhà tuyển dụng; khu tư vấn miễn phí cho người lao động về định hướng nghề nghiệp, cách làm hồ sơ, kỹ năng trả lời phỏng vấn…
Tuy nhiên, sự bố trí này vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu quá lớn của đông đảo người lao động đến tham dự.
Những người đã từng tham gia phiên giao dịch lần 1 không giấu được sự thất vọng, còn những người đến sàn lần đầu, khó có thể tìm được cách tiếp cận với nhà tuyển dụng ngoài cảnh chen chúc đến nghẹt thở.
Khi được hỏi, nhiều người đến đây với mục đích tìm việc làm đã tỏ ra chán nản. Họ cho rằng, ý tưởng rất tốt nhưng cách thức tổ chức chưa hợp lý. Với một sự kiện có tính quy mô như thế này, khoảng sân nhỏ hẹp của trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội không đủ cho tất cả lao động cùng chen chân.
Chính sự thiếu hợp lý trong khâu tổ chức đã tạo ra cảnh trái ngược tại sàn. Bên ngoài, khu thông tin luôn trong trình trạng quá tải, rất ít người có thể tìm cho mình được một thông tin tuyển dụng hợp lý trong cảnh chen lấn. Mồ hôi nhỏ giọt trên mặt của các ứng viên.
Bên trong, khu phỏng vấn, tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhiều bàn không có lấy một ứng viên nào tìm đến.
Tại bàn của Công ty TNHH Nam Thanh, một doanh nghiệp dệt len và may mặc, với chỉ tiên tuyển dụng lần này là 40 người nhưng hết buổi sáng, họ chỉ nhận được 5,6 bộ hồ sơ. Chị Lê Hường, cán bộ tuyển dụng của công ty lo ngại: “Với đà này, khó có thể nhận đủ hồ sơ, chưa nói đến tuyển đủ chỉ tiêu".
Anh Vũ Hồng Minh, cán bộ tuyển dụng của Công ty TNHH Thanh Sơn cũng ngồi gần hết buổi sáng mà chưa nhận được bộ hồ sơ nào. Anh cho rằng có thể lần giao dịch này nhu cầu tìm việc chủ yếu là những người có bằng cấp, trong khi công ty anh chỉ tuyển lao động phổ thông.
Tuy nhiên, tại bàn của Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận tải quốc tế Hải Khánh, một doanh nghiệp với những chỉ tiêu là lao động “chất lượng cao”, tình hình cũng không mấy khả thi.
Anh Trần Trọng Giáp, cán bộ tuyển dụng, nói: "Đây là lần thứ hai chúng tôi tham gia sàn giao dịch việc làm. Lần một, chúng tôi có nhu cầu tuyển 5 nhân viên với số hồ sơ nhận được là 15 bộ nhưng không một ứng viên nào đáp ứng được yêu cầu. Lần này, tôi cũng không dám chắc là sẽ có ứng viên trúng tuyển".
Kết thúc hai ngày hoạt động, Trung tâm Giao dịch việc làm Hà Nội đưa ra thông báo “có 1.539 người lao động được tuyển dụng trực tiếp. Trong số đó có 828 lao động có trình độ cao đẳng, đại học; 472 người có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật và 239 lao động phổ thông”.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của VnEconomy, một số đại diện doanh nghiệp tại phiên giao dịch khẳng định, hiện không thể nói đã có bao nhiêu lao động đã tìm được việc làm tại sàn giao dịch này. Vì đơn giản, phần lớn các doanh nghiệp đến đây chỉ với mục đích gặp gỡ, trao đổi, tiếp nhận hồ sơ.
“Số ứng viên được tuyển dụng là bao nhiêu hiện chúng tôi chưa thể nói được. Sau khi nhận hồ sơ tại đây, ứng viên sẽ được hẹn phỏng vấn, kiểm tra chuyên môn tại công ty, lúc đó mới có được một kết quả chính xác”, anh Trọng Giáp, Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận tải quốc tế Hải Khánh, nói.
* Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, hàng năm số người bước vào tuổi lao động trên địa bàn thành phố vào khoảng 60.000 người/năm; số lao động dôi dư, mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp khoảng 26.000 người/năm. Đấy là chưa kể số lao động dôi dư của các tỉnh đổ về Hà Nội tìm việc, số sinh viên tốt nghiệp ra trường hàng năm ở lại thủ đô.