Giật mình với... 8%
Bộ Thương mại vừa đưa ra con số khiến những ai quan tâm tới con đường hội nhập quốc tế của doanh nghiệp Việt phải giật mình
Bộ Thương mại vừa đưa ra con số khiến những ai quan tâm tới con đường hội nhập quốc tế của doanh nghiệp Việt phải giật mình.
Đó là chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D, đồng nghĩa với việc chỉ khoảng 8% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng những ưu đãi trong thương mại nội vùng.
Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995, tham gia CEPT/AFTA (Chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung/Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN) từ năm 1996. ASEAN là tổ chức quốc tế đầu tiên Việt Nam gia nhập, là những bạn hàng quen thuộc và dễ tiếp xúc nhất, với hơn 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới bên ngoài.
Vậy mà tại sao qua 12 năm doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng hoặc chưa tận dụng được tốt những cơ hội ASEAN dành cho mình? Có vấn đề gì đây quanh câu chuyện này?
Có thể một số doanh nghiệp cho rằng: vì họ chưa hiểu cơ chế thương mại trong khuôn khổ CEPT/AFTA, chưa nắm được các qui định về ưu đãi thuế và thủ tục để nhận ưu đãi đó nên chưa tận dụng được.
Song Việt Nam tham gia AFTA đã gần 12 năm, tập huấn, hội thảo đã nhiều, thông tin bằng đủ loại phương tiện sách báo, truyền thông cũng không ít. doanh nghiệp nào không ý thức được, không chịu khó tìm hiểu để nắm được thông tin thì trước hết rất nên tự trách mình.
Một số doanh nghiệp khác lại cho rằng tuy biết nhưng thực tế rất khó đạt chuẩn 40% hàm lượng xuất xứ ASEAN để được hưởng ưu đãi; mặt khác các thủ tục để lấy được C/O mẫu D lại phức tạp, phiền toái và tốn kém quá.
Điều này có thể đúng với thực tế đang xảy ra hiện nay, song sẽ là tích cực hơn nhiều nếu các doanh nghiệp nỗ lực cao hơn trong liên kết, đầu tư để nâng giá trị và hàm lượng ASEAN và cùng nhau lên tiếng yêu cầu các cơ quan liên quan cải thiện thủ tục.
Các doanh nghiệp cần thấy rằng không tận dụng được mức thuế ưu đãi trong AFTA đâu chỉ có bản thân doanh nghiệp thiệt, mà cả nền kinh tế của Việt Nam cũng bị thiệt, mất nhiều khoản nhỏ cộng lại sẽ thành mất một khoản lớn, hơn nữa tận dụng ưu đãi còn là con đường để mở rộng thị trường.
Còn từ góc độ Nhà nước, rất cần suy nghĩ nghiêm túc trước thực tế đáng buồn trên. Có phải chỉ doanh nghiệp, những người trực tiếp xông pha trên thương trường, phải gánh chịu mọi trách nhiệm và hậu quả của việc đó, còn các cơ quan nhà nước thì vô can không? Chắc chắn là không.
Với mọi phương tiện thông tin, thống kê, báo cáo, tổng kết, đánh giá trong tay mình, với vô vàn cuộc họp trong ngành, giữa các ngành trong nước, trong khối ASEAN, sao không sớm phát hiện và hướng dẫn doanh nghiệp?
Sao không sớm nghiên cứu, tìm hiểu căn nguyên của con số 8% và đưa ra những giải pháp, những cách thức nâng con số đó lên? Cung cấp thông tin, hướng dẫn, trợ giúp doanh nghiệp là những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước.
Bên cạnh đó, cải tiến các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các qui định (kể cả đấu tranh với các nước đối tác để giảm các rào cản, xóa bỏ những qui định bất hợp lý về phía họ), khuyến khích liên kết, đầu tư để nâng hàm lượng nội địa và ASEAN trong các sản phẩm xuất khẩu, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tiếp cận, tận dụng những ưu đãi mà các nước khác dành cho Việt Nam trong thương mại cũng là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.
Những điều doanh nghiệp kêu ca về thủ tục hành chính ở Việt Nam phức tạp, tốn kém, trở ngại cho sự phát triển và sức cạnh tranh của họ đâu phải là mới, nhưng sao bao năm trôi qua rồi mà vẫn chẳng sửa được bao nhiêu?
Không lẽ bao công sức đàm phán để đạt được những nhượng bộ của các nước đối với ta lại bị chính các thủ tục hành chính của ta làm uổng phí, những ưu đãi các nước khác dành cho sản phẩm của ta lại bị chính các thủ tục hành chính của ta tước đoạt?
Ngoài con số 8% nói trên, các cơ quan nhà nước nghĩ gì về con số 312 triệu USD kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang các nước ASEAN hưởng ưu đãi thuế bằng sử dụng C/O mẫu D trong năm 2006 cũng do Bộ Thương mại vừa công bố?
312 triệu USD tương đương khoảng 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN năm 2006. Hiện nay ở hầu hết các nước ASEAN, mức thuế ưu đãi 0-5% được áp dụng phổ biến tới 98% số dòng thuế, có nước như Singapore còn áp dụng thuế suất 0% đối với 100% hàng hóa có xuất xứ ASEAN.
Vậy mà sau 12 năm tham gia ASEAN, tới nay chúng ta mới chỉ tận dụng được ưu đãi cho 4% kim ngạch xuất khẩu của mình!
Từ ao làng, chúng ta đang bơi ra hồ rộng ASEAN, biển cả “ASEAN cộng” (các cơ chế mậu dịch tự do giữa ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn độ, Nhật Bản...), APEC và đại dương WTO.
12 năm bơi trong hồ ASEAN, với những thuận lợi rất lớn trong cơ chế thương mại nội vùng như đã nêu trên, mà xét về mặt tận dụng ưu đãi trong hội nhập, thành quả chúng ta đạt được còn nhỏ nhoi như vậy.
Nếu không có nỗ lực vượt bậc từ cả hai phía doanh nghiệp và Nhà nước, con đường hội nhập quốc tế của doanh nghiệp ta trong những năm tới sẽ như thế nào đây?
Đó là chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D, đồng nghĩa với việc chỉ khoảng 8% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng những ưu đãi trong thương mại nội vùng.
Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995, tham gia CEPT/AFTA (Chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung/Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN) từ năm 1996. ASEAN là tổ chức quốc tế đầu tiên Việt Nam gia nhập, là những bạn hàng quen thuộc và dễ tiếp xúc nhất, với hơn 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới bên ngoài.
Vậy mà tại sao qua 12 năm doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng hoặc chưa tận dụng được tốt những cơ hội ASEAN dành cho mình? Có vấn đề gì đây quanh câu chuyện này?
Có thể một số doanh nghiệp cho rằng: vì họ chưa hiểu cơ chế thương mại trong khuôn khổ CEPT/AFTA, chưa nắm được các qui định về ưu đãi thuế và thủ tục để nhận ưu đãi đó nên chưa tận dụng được.
Song Việt Nam tham gia AFTA đã gần 12 năm, tập huấn, hội thảo đã nhiều, thông tin bằng đủ loại phương tiện sách báo, truyền thông cũng không ít. doanh nghiệp nào không ý thức được, không chịu khó tìm hiểu để nắm được thông tin thì trước hết rất nên tự trách mình.
Một số doanh nghiệp khác lại cho rằng tuy biết nhưng thực tế rất khó đạt chuẩn 40% hàm lượng xuất xứ ASEAN để được hưởng ưu đãi; mặt khác các thủ tục để lấy được C/O mẫu D lại phức tạp, phiền toái và tốn kém quá.
Điều này có thể đúng với thực tế đang xảy ra hiện nay, song sẽ là tích cực hơn nhiều nếu các doanh nghiệp nỗ lực cao hơn trong liên kết, đầu tư để nâng giá trị và hàm lượng ASEAN và cùng nhau lên tiếng yêu cầu các cơ quan liên quan cải thiện thủ tục.
Các doanh nghiệp cần thấy rằng không tận dụng được mức thuế ưu đãi trong AFTA đâu chỉ có bản thân doanh nghiệp thiệt, mà cả nền kinh tế của Việt Nam cũng bị thiệt, mất nhiều khoản nhỏ cộng lại sẽ thành mất một khoản lớn, hơn nữa tận dụng ưu đãi còn là con đường để mở rộng thị trường.
Còn từ góc độ Nhà nước, rất cần suy nghĩ nghiêm túc trước thực tế đáng buồn trên. Có phải chỉ doanh nghiệp, những người trực tiếp xông pha trên thương trường, phải gánh chịu mọi trách nhiệm và hậu quả của việc đó, còn các cơ quan nhà nước thì vô can không? Chắc chắn là không.
Với mọi phương tiện thông tin, thống kê, báo cáo, tổng kết, đánh giá trong tay mình, với vô vàn cuộc họp trong ngành, giữa các ngành trong nước, trong khối ASEAN, sao không sớm phát hiện và hướng dẫn doanh nghiệp?
Sao không sớm nghiên cứu, tìm hiểu căn nguyên của con số 8% và đưa ra những giải pháp, những cách thức nâng con số đó lên? Cung cấp thông tin, hướng dẫn, trợ giúp doanh nghiệp là những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước.
Bên cạnh đó, cải tiến các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các qui định (kể cả đấu tranh với các nước đối tác để giảm các rào cản, xóa bỏ những qui định bất hợp lý về phía họ), khuyến khích liên kết, đầu tư để nâng hàm lượng nội địa và ASEAN trong các sản phẩm xuất khẩu, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tiếp cận, tận dụng những ưu đãi mà các nước khác dành cho Việt Nam trong thương mại cũng là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.
Những điều doanh nghiệp kêu ca về thủ tục hành chính ở Việt Nam phức tạp, tốn kém, trở ngại cho sự phát triển và sức cạnh tranh của họ đâu phải là mới, nhưng sao bao năm trôi qua rồi mà vẫn chẳng sửa được bao nhiêu?
Không lẽ bao công sức đàm phán để đạt được những nhượng bộ của các nước đối với ta lại bị chính các thủ tục hành chính của ta làm uổng phí, những ưu đãi các nước khác dành cho sản phẩm của ta lại bị chính các thủ tục hành chính của ta tước đoạt?
Ngoài con số 8% nói trên, các cơ quan nhà nước nghĩ gì về con số 312 triệu USD kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang các nước ASEAN hưởng ưu đãi thuế bằng sử dụng C/O mẫu D trong năm 2006 cũng do Bộ Thương mại vừa công bố?
312 triệu USD tương đương khoảng 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN năm 2006. Hiện nay ở hầu hết các nước ASEAN, mức thuế ưu đãi 0-5% được áp dụng phổ biến tới 98% số dòng thuế, có nước như Singapore còn áp dụng thuế suất 0% đối với 100% hàng hóa có xuất xứ ASEAN.
Vậy mà sau 12 năm tham gia ASEAN, tới nay chúng ta mới chỉ tận dụng được ưu đãi cho 4% kim ngạch xuất khẩu của mình!
Từ ao làng, chúng ta đang bơi ra hồ rộng ASEAN, biển cả “ASEAN cộng” (các cơ chế mậu dịch tự do giữa ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn độ, Nhật Bản...), APEC và đại dương WTO.
12 năm bơi trong hồ ASEAN, với những thuận lợi rất lớn trong cơ chế thương mại nội vùng như đã nêu trên, mà xét về mặt tận dụng ưu đãi trong hội nhập, thành quả chúng ta đạt được còn nhỏ nhoi như vậy.
Nếu không có nỗ lực vượt bậc từ cả hai phía doanh nghiệp và Nhà nước, con đường hội nhập quốc tế của doanh nghiệp ta trong những năm tới sẽ như thế nào đây?