Giấy chứng nhận giảm phát thải khí “lên đời”
Mỹ và Trung Quốc đưa ra cam kết cụ thể thúc đẩy sự phát triển thị trường giấy chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính
Mỹ và Trung Quốc trong tuần qua đã đồng loạt đưa ra cam kết và hành động cụ thể trong việc thúc đẩy sự phát triển thị trường giấy chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính.
Việc này mở ra hy vọng cho những nỗ lực quốc tế mạnh hơn trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.
Tổng thống đắc cử của Mỹ, Barack Obama, đã gửi một bài phát biểu đến hội nghị các thống đốc bang của Mỹ và đại diện nhiều nước trên thế giới về vấn đề khí hậu được khai mạc tại Los Angeles, Mỹ ngày 18/11/2008.
Ông viết: “Hiếm có thách thức nào mà nước Mỹ và thế giới đang phải đối mặt lại khẩn cấp hơn việc đối phó với biến đổi khí hậu. Từ trước đến nay, Washington thường thất bại trong việc thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong vấn đề này. Nhưng điều đó sẽ thay đổi một khi tôi lên cầm quyền. Nhiệm kỳ tổng thống của tôi sẽ đánh dấu một chương mới trong vai trò lãnh đạo của nước Mỹ trong các vấn đề về biến đổi khí hậu. Vai trò này sẽ không chỉ tăng cường an ninh quốc gia của nước Mỹ mà còn tạo ra hàng triệu việc làm mới”.
Ông cũng cho biết sẽ phát triển hệ thống về hạn mức phát thải khí nhà kính và buôn bán hạn mức này trên toàn nước Mỹ trong nhiệm kỳ của mình.
“Chúng ta đặt mục tiêu là sẽ giảm tổng lượng khí phát thải của nước Mỹ vào năm 2020 xuống mức của những năm 1990 và giảm thêm 80% nữa vào năm 2050”, ông Obama viết. Ông nêu rõ Mỹ sẽ sẵn sàng tham gia lại vào những đàm phán quốc tế về vấn đề môi trường. “Bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu sẽ tìm thấy một đồng minh ở nước Mỹ”.
Đây là một cam kết quan trọng từ phía ông Obama và từ nước Mỹ. Từ trước đến giờ, Mỹ vẫn rất miễn cưỡng tham gia và thậm chí quay lưng lại những nỗ lực toàn cầu về chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, Mỹ đã từ chối ký vào Nghị định thư Kyoto về kiểm soát phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu. Hệ thống định mức và buôn bán chứng nhận phát thải khí nhà kính cũng là một trong những cơ chế thực hiện Nghị định thư Kyoto.
Một động thái đáng mừng khác được Trung Quốc thực hiện bằng việc chính thức khởi động hệ thống định mức và buôn bán chứng nhận phát thải tại 3 thành phố lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân. Đây là một bước tiến đáng kể ở Trung Quốc vì từ trước đến nay, hệ thống này mới chỉ được thử nghiệm ở một vài địa phương nhỏ.
Một số công ty lớn ở Trung Quốc đã bắt đầu những dự án lớn và nghiêm túc trong việc giảm phát thải khí nhà kính để có thể buôn bán giấy chứng nhận giảm phát thải. Cụ thể là Tổng công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc đang hợp tác với các Trung tâm giao dịch về Khí hậu (Climate Exchange) ở Chicago và ở châu Âu để xây dựng một Trung tâm tương tự ở Thiên Tân.
Đến nay, Mỹ và Trung Quốc nằm trong số các quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, việc hai nước này có những cam kết và hành động cụ thể trong việc đối phó với biến đổi khí hậu mở ra một hy vọng mới cho việc thúc đẩy những nỗ lực toàn cầu về vấn đề này.
Vào tháng 12, Tổ chức Hiệp ước về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) sẽ nhóm họp tại Ba Lan nhằm thảo luận dự thảo cho một thỏa ước quốc tế mới về cơ chế định mức về phát thải.
Thỏa ước này có thể sẽ được thảo luận và ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu tại Copenhagen vào tháng 12 năm sau. Thỏa ước này sẽ thay thế cho Nghị định thư Kyoto kể từ khi Nghị định thư hết hiệu lực vào năm 2012.
Việc này mở ra hy vọng cho những nỗ lực quốc tế mạnh hơn trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.
Tổng thống đắc cử của Mỹ, Barack Obama, đã gửi một bài phát biểu đến hội nghị các thống đốc bang của Mỹ và đại diện nhiều nước trên thế giới về vấn đề khí hậu được khai mạc tại Los Angeles, Mỹ ngày 18/11/2008.
Ông viết: “Hiếm có thách thức nào mà nước Mỹ và thế giới đang phải đối mặt lại khẩn cấp hơn việc đối phó với biến đổi khí hậu. Từ trước đến nay, Washington thường thất bại trong việc thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong vấn đề này. Nhưng điều đó sẽ thay đổi một khi tôi lên cầm quyền. Nhiệm kỳ tổng thống của tôi sẽ đánh dấu một chương mới trong vai trò lãnh đạo của nước Mỹ trong các vấn đề về biến đổi khí hậu. Vai trò này sẽ không chỉ tăng cường an ninh quốc gia của nước Mỹ mà còn tạo ra hàng triệu việc làm mới”.
Ông cũng cho biết sẽ phát triển hệ thống về hạn mức phát thải khí nhà kính và buôn bán hạn mức này trên toàn nước Mỹ trong nhiệm kỳ của mình.
“Chúng ta đặt mục tiêu là sẽ giảm tổng lượng khí phát thải của nước Mỹ vào năm 2020 xuống mức của những năm 1990 và giảm thêm 80% nữa vào năm 2050”, ông Obama viết. Ông nêu rõ Mỹ sẽ sẵn sàng tham gia lại vào những đàm phán quốc tế về vấn đề môi trường. “Bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu sẽ tìm thấy một đồng minh ở nước Mỹ”.
Đây là một cam kết quan trọng từ phía ông Obama và từ nước Mỹ. Từ trước đến giờ, Mỹ vẫn rất miễn cưỡng tham gia và thậm chí quay lưng lại những nỗ lực toàn cầu về chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, Mỹ đã từ chối ký vào Nghị định thư Kyoto về kiểm soát phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu. Hệ thống định mức và buôn bán chứng nhận phát thải khí nhà kính cũng là một trong những cơ chế thực hiện Nghị định thư Kyoto.
Một động thái đáng mừng khác được Trung Quốc thực hiện bằng việc chính thức khởi động hệ thống định mức và buôn bán chứng nhận phát thải tại 3 thành phố lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân. Đây là một bước tiến đáng kể ở Trung Quốc vì từ trước đến nay, hệ thống này mới chỉ được thử nghiệm ở một vài địa phương nhỏ.
Một số công ty lớn ở Trung Quốc đã bắt đầu những dự án lớn và nghiêm túc trong việc giảm phát thải khí nhà kính để có thể buôn bán giấy chứng nhận giảm phát thải. Cụ thể là Tổng công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc đang hợp tác với các Trung tâm giao dịch về Khí hậu (Climate Exchange) ở Chicago và ở châu Âu để xây dựng một Trung tâm tương tự ở Thiên Tân.
Đến nay, Mỹ và Trung Quốc nằm trong số các quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, việc hai nước này có những cam kết và hành động cụ thể trong việc đối phó với biến đổi khí hậu mở ra một hy vọng mới cho việc thúc đẩy những nỗ lực toàn cầu về vấn đề này.
Vào tháng 12, Tổ chức Hiệp ước về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) sẽ nhóm họp tại Ba Lan nhằm thảo luận dự thảo cho một thỏa ước quốc tế mới về cơ chế định mức về phát thải.
Thỏa ước này có thể sẽ được thảo luận và ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu tại Copenhagen vào tháng 12 năm sau. Thỏa ước này sẽ thay thế cho Nghị định thư Kyoto kể từ khi Nghị định thư hết hiệu lực vào năm 2012.