Giày da yếu thế vì thuế
Lập luận và phản ứng của các bên xung quanh việc ngành giày da Việt Nam không còn được hưởng ưu đãi thuế tại thị trường EU
Kể từ 1/1/2009, hàng giày da Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) sẽ không còn được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
>>Giày da Việt Nam không còn hưởng ưu đãi thuế, EC nói gì?
Dù EU đã đưa ra rất nhiều lí do giải thích cho quyết định “khó khăn” này, nhưng họ cũng chỉ ra một “cánh cửa” khác để hàng giày dép Việt Nam vào EU, đó là thông qua đàm phán khu vực mậu dịch tự do (FTA) giữa EU - ASEAN.
Về mặt bản chất, GSP là một hệ thống có thuế quan nhập khẩu thấp. Ví dụ, những công ty của Việt Nam xuất khẩu giày dép sang châu Âu được hưởng mức ưu đãi thuế quan là 3,5%, thấp hơn thuế quan áp dụng đối với nước thứ ba. Đây là hệ thống thuế quan dành cho các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước nghèo nhất trong khối đang phát triển.
Lập luận của EU
Ý tưởng chủ đạo của quy chế này là nhóm ngành hàng nào được hưởng quy chế GSP đến từ một nước nếu như chiếm dưới 15% của tổng số ngành hàng tương tự của tất cả những nước được hưởng GSP đối với ngành hàng đó, họ vẫn tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế quan.
Tuy nhiên, nếu như các công ty xuất khẩu ngày một mở rộng, việc xuất khẩu ngày càng trở lên mạnh mẽ hơn và tổng lượng xuất khẩu của một nhóm hàng cụ thể đến từ một nước cụ thể được hưởng GSP mà vượt quá ngưỡng 15% này thì được xem là có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ. Do đó, họ không còn được hưởng GSP nữa.
Cứ hai năm một lần EU lại xem xét lại hệ thống GSP, việc xem xét này mang tính bắt buộc và cũng tuân thủ theo đúng những quy chế của WTO.
Trên thực tế, theo EU, mức xuất khẩu giày dép của Việt Nam từ cách đây 2 năm đã vượt ngưỡng 15%. Vào thời điểm đó, Việt Nam đã đề nghị EU rằng mặc dù xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam đã vượt ngưỡng 15%, nhưng kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian đó lại chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Âu.
Nói cách khác, vào thời điểm đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào rất nhiều việc xuất khẩu giày dép sang thị trường châu Âu.
Trước tình hình đó, EU đã tìm cách hỗ trợ Việt Nam bằng cách áp dụng một điều khoản bổ sung cho quy chế GSP. Thực tế điều khoản bổ sung này được áp dụng với tất cả các nước nhưng Việt Nam là nước duy nhất được hưởng từ điều khoản bổ sung này.
Cụ thể, nếu việc xuất khẩu một nhóm ngành hàng cụ thể đến từ một nước mà chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước đó sang thị trường châu Âu thì mặc dù nước đó đã đạt ngưỡng 15% những vẫn được hưởng GSP là 3,5% thuế quan.
Theo lập luận của EU, tình hình trong hai năm vừa qua đã thay đổi nhiều và giờ đây việc xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường châu Âu không còn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU nữa.
Và họ nhận thấy rằng đã có những thay đổi đáng kể về vai trò xuất khẩu của cà phê, hàng thuỷ sản của Việt Nam ngày càng quan trọng hơn. Việt Nam không còn phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu giày dép sang thị trường châu Âu.
Phản ứng từ Việt Nam
Hiệp hội Da giày Việt Nam cùng các cơ quan nhà nước từ nhiều tháng nay đã rất nỗ lực đàm phán và vận động về vấn đề này với Ủy ban Châu Âu, nhưng phía EU vẫn thông qua việc bãi bỏ GSP đối với giày da xuất xứ từ Việt Nam.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn, nếu so với kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2007 khoảng 2,2 tỉ USD thì lợi thế cạnh tranh của ngành da giày Việt Nam sẽ bị thiệt hại khoảng 100 triệu USD.
Việc áp mức thuế này sẽ làm cho một số đối tác nước ngoài đưa đơn hàng đến những quốc gia khác, gây thiệt hại cho ngành công nghiệp da giày của Việt Nam cũng như ảnh hưởng đến việc làm của khoảng một triệu lao động ngành da giày.
Một đại diện của Bộ Công Thương cũng đặt vấn đề: EU nói nhiều đến minh bạch, công bằng, không phân biệt đối xử nhưng liệu EU có thay đổi quy chế đó cho Việt Nam không, khi mức 49% với 50% là mức sai số mà thường dễ có thể chấp nhận được. Hơn nữa, trong quy định của EU có qui định trung bình 50%, nhưng không nói rõ 3 năm hay từng năm một đạt trên 50%.
Một điểm lưu ý nữa là các nước khác được đánh giá trong một môi trường thương mại bình thường, trong khi Việt Nam lại ở trong môi trường thương mại bị bóp méo, do phải chịu thuế chống bán phá giá.
“EU đã tính đến hết tác động xoá đói giảm nghèo cho Việt Nam, khi mà tới đây Việt Nam vừa chịu thuế chống bán phá giá vừa không được hưởng GSP?”, vị đại diện của Bộ Công Thương đặt câu hỏi, và nói thêm: “EU cho rằng Việt Nam đã đủ sức cạnh tranh, đó là nhìn về số lượng xuất khẩu, nhưng nếu nhìn về cơ cấu thì đến 80% là hàng gia công. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra khi các nước khác rút khỏi Việt Nam và không tiến hành gia công tại Việt Nam nữa?”.
Thực tế, các hãng sản xuất giầy dép hàng đầu thế giới như Adidas, Nike... đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi EU không rút ngành da giày của Việt Nam ra khỏi GSP. Theo họ, kế hoạch ngừng hỗ trợ xuất khẩu này sẽ là “đòn chí mạng” tiếp theo giáng xuống một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi ngành này đang lao đao do phải hứng chịu mức thuế bán phá giá 10% do EU đưa ra vào tháng 10/2006.
Giải pháp tình thế hay lâu dài?
“Giờ đây, chúng tôi không còn có thể nghĩ ra thêm bất cứ một quy chế nào mới áp dụng cho riêng Việt Nam, vì bất kỳ lúc nào chúng tôi cũng có thể bị những nước cùng cạnh tranh với Việt Nam đưa ra kiện tại WTO. Những gì chúng tôi hiện đang cố gắng làm là tìm ra giải pháp tốt đẹp hơn cho Việt Nam”, ông Sean Doyle, Đại sứ - Trưởng phái đoàn EC tại Việt Nam nói.
Hiện tại, EU đã tiến hành hai vòng đàm phán FTA với ASEAN. Trong bối cảnh đó, phía EU gợi ý rằng những vấn đề liên quan tới tất cả 10 nước thành viên ASEAN hay từng nước cá thể của ASEAN đều có thể được giải quyết. Điều đó có nghĩa là thông qua khung đàm phán FTA có thể giải quyết được vấn đề kể trên.
Theo đó, mức ưu đãi thuế quan dành cho Việt Nam có thể tương tự hoặc thậm chí còn thấp hơn khi được hưởng GSP. Và Việt Nam sẽ không mất đi lợi thế cạnh tranh khi mà không còn được hưởng mức ưu đãi thuế quan 3,5% thấp hơn so với mức thuế quan bình thường.
Vị Đại sứ tin chắc rằng FTA là một khung pháp lý hợp lý để thực hiện điều này.
>>Giày da Việt Nam không còn hưởng ưu đãi thuế, EC nói gì?
Dù EU đã đưa ra rất nhiều lí do giải thích cho quyết định “khó khăn” này, nhưng họ cũng chỉ ra một “cánh cửa” khác để hàng giày dép Việt Nam vào EU, đó là thông qua đàm phán khu vực mậu dịch tự do (FTA) giữa EU - ASEAN.
Về mặt bản chất, GSP là một hệ thống có thuế quan nhập khẩu thấp. Ví dụ, những công ty của Việt Nam xuất khẩu giày dép sang châu Âu được hưởng mức ưu đãi thuế quan là 3,5%, thấp hơn thuế quan áp dụng đối với nước thứ ba. Đây là hệ thống thuế quan dành cho các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước nghèo nhất trong khối đang phát triển.
Lập luận của EU
Ý tưởng chủ đạo của quy chế này là nhóm ngành hàng nào được hưởng quy chế GSP đến từ một nước nếu như chiếm dưới 15% của tổng số ngành hàng tương tự của tất cả những nước được hưởng GSP đối với ngành hàng đó, họ vẫn tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế quan.
Tuy nhiên, nếu như các công ty xuất khẩu ngày một mở rộng, việc xuất khẩu ngày càng trở lên mạnh mẽ hơn và tổng lượng xuất khẩu của một nhóm hàng cụ thể đến từ một nước cụ thể được hưởng GSP mà vượt quá ngưỡng 15% này thì được xem là có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ. Do đó, họ không còn được hưởng GSP nữa.
Cứ hai năm một lần EU lại xem xét lại hệ thống GSP, việc xem xét này mang tính bắt buộc và cũng tuân thủ theo đúng những quy chế của WTO.
Trên thực tế, theo EU, mức xuất khẩu giày dép của Việt Nam từ cách đây 2 năm đã vượt ngưỡng 15%. Vào thời điểm đó, Việt Nam đã đề nghị EU rằng mặc dù xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam đã vượt ngưỡng 15%, nhưng kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian đó lại chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Âu.
Nói cách khác, vào thời điểm đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào rất nhiều việc xuất khẩu giày dép sang thị trường châu Âu.
Trước tình hình đó, EU đã tìm cách hỗ trợ Việt Nam bằng cách áp dụng một điều khoản bổ sung cho quy chế GSP. Thực tế điều khoản bổ sung này được áp dụng với tất cả các nước nhưng Việt Nam là nước duy nhất được hưởng từ điều khoản bổ sung này.
Cụ thể, nếu việc xuất khẩu một nhóm ngành hàng cụ thể đến từ một nước mà chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước đó sang thị trường châu Âu thì mặc dù nước đó đã đạt ngưỡng 15% những vẫn được hưởng GSP là 3,5% thuế quan.
Theo lập luận của EU, tình hình trong hai năm vừa qua đã thay đổi nhiều và giờ đây việc xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường châu Âu không còn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU nữa.
Và họ nhận thấy rằng đã có những thay đổi đáng kể về vai trò xuất khẩu của cà phê, hàng thuỷ sản của Việt Nam ngày càng quan trọng hơn. Việt Nam không còn phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu giày dép sang thị trường châu Âu.
Phản ứng từ Việt Nam
Hiệp hội Da giày Việt Nam cùng các cơ quan nhà nước từ nhiều tháng nay đã rất nỗ lực đàm phán và vận động về vấn đề này với Ủy ban Châu Âu, nhưng phía EU vẫn thông qua việc bãi bỏ GSP đối với giày da xuất xứ từ Việt Nam.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn, nếu so với kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2007 khoảng 2,2 tỉ USD thì lợi thế cạnh tranh của ngành da giày Việt Nam sẽ bị thiệt hại khoảng 100 triệu USD.
Việc áp mức thuế này sẽ làm cho một số đối tác nước ngoài đưa đơn hàng đến những quốc gia khác, gây thiệt hại cho ngành công nghiệp da giày của Việt Nam cũng như ảnh hưởng đến việc làm của khoảng một triệu lao động ngành da giày.
Một đại diện của Bộ Công Thương cũng đặt vấn đề: EU nói nhiều đến minh bạch, công bằng, không phân biệt đối xử nhưng liệu EU có thay đổi quy chế đó cho Việt Nam không, khi mức 49% với 50% là mức sai số mà thường dễ có thể chấp nhận được. Hơn nữa, trong quy định của EU có qui định trung bình 50%, nhưng không nói rõ 3 năm hay từng năm một đạt trên 50%.
Một điểm lưu ý nữa là các nước khác được đánh giá trong một môi trường thương mại bình thường, trong khi Việt Nam lại ở trong môi trường thương mại bị bóp méo, do phải chịu thuế chống bán phá giá.
“EU đã tính đến hết tác động xoá đói giảm nghèo cho Việt Nam, khi mà tới đây Việt Nam vừa chịu thuế chống bán phá giá vừa không được hưởng GSP?”, vị đại diện của Bộ Công Thương đặt câu hỏi, và nói thêm: “EU cho rằng Việt Nam đã đủ sức cạnh tranh, đó là nhìn về số lượng xuất khẩu, nhưng nếu nhìn về cơ cấu thì đến 80% là hàng gia công. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra khi các nước khác rút khỏi Việt Nam và không tiến hành gia công tại Việt Nam nữa?”.
Thực tế, các hãng sản xuất giầy dép hàng đầu thế giới như Adidas, Nike... đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi EU không rút ngành da giày của Việt Nam ra khỏi GSP. Theo họ, kế hoạch ngừng hỗ trợ xuất khẩu này sẽ là “đòn chí mạng” tiếp theo giáng xuống một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi ngành này đang lao đao do phải hứng chịu mức thuế bán phá giá 10% do EU đưa ra vào tháng 10/2006.
Giải pháp tình thế hay lâu dài?
“Giờ đây, chúng tôi không còn có thể nghĩ ra thêm bất cứ một quy chế nào mới áp dụng cho riêng Việt Nam, vì bất kỳ lúc nào chúng tôi cũng có thể bị những nước cùng cạnh tranh với Việt Nam đưa ra kiện tại WTO. Những gì chúng tôi hiện đang cố gắng làm là tìm ra giải pháp tốt đẹp hơn cho Việt Nam”, ông Sean Doyle, Đại sứ - Trưởng phái đoàn EC tại Việt Nam nói.
Hiện tại, EU đã tiến hành hai vòng đàm phán FTA với ASEAN. Trong bối cảnh đó, phía EU gợi ý rằng những vấn đề liên quan tới tất cả 10 nước thành viên ASEAN hay từng nước cá thể của ASEAN đều có thể được giải quyết. Điều đó có nghĩa là thông qua khung đàm phán FTA có thể giải quyết được vấn đề kể trên.
Theo đó, mức ưu đãi thuế quan dành cho Việt Nam có thể tương tự hoặc thậm chí còn thấp hơn khi được hưởng GSP. Và Việt Nam sẽ không mất đi lợi thế cạnh tranh khi mà không còn được hưởng mức ưu đãi thuế quan 3,5% thấp hơn so với mức thuế quan bình thường.
Vị Đại sứ tin chắc rằng FTA là một khung pháp lý hợp lý để thực hiện điều này.