Giấy phép con không muốn bị “bật bãi”
43 giấy phép mà Tổ công tác thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đề nghị bãi bỏ vẫn không muốn bị “nhổ gốc”
43 giấy phép mà Tổ công tác thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đề nghị bãi bỏ vẫn không muốn bị “nhổ gốc”.
“Cuộc chiến” về giấy phép con vẫn còn đó
Sau 6 tháng thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 (có hiệu lực từ 1/7/2006), Tổ công tác Thi hành 2 Luật này đã rà soát các quy định của gần 300 loại giấy phép và cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng bãi bỏ 43 giấy phép, giảm 1/3 số lượng giấy phép so với dự kiến ban đầu (122 giấy phép).
Cũng phải nhắc lại rằng, trong số 10 danh mục loại giấy phép được kiến nghị bãi bỏ đã công bố trước đây, ngành ngân hàng chiếm ưu thế vượt trội với 15 giấy phép, ngành văn hoá thông tin với 6 giấy phép, bưu chính viễn thông và y tế có 5 giấy phép, giao thông vận tải với 4 giấy phép,…
Nhưng tới nay, sau khi 43 giấy phép con được chuyển về từng đơn vị đã “đẻ ra” để xử lý, tức là nếu muốn giữ các bộ, ngành phải chứng minh được tính cần thiết của giấy phép, thì số bộ, ngành nhất trí bãi bỏ chưa tròn con số 3% trong tổng số giấy phép nêu trên. Lý do khước từ được đưa ra là những giấy phép đó vẫn cần thiết cho công việc quản lý, của bộ, ngành đó.
Trước cuộc chiến giấy phép con vẫn còn nóng như hồi năm 2001-2002, Chủ tịch Hiệp hội Công thương Thành phố Hà Nội, ông Vũ Duy Thái, cho rằng các bộ, ngành chức năng đã không chia sẻ “nhọc nhằn” với doanh nghiệp trong vấn đề giấy phép nên viện dẫn ra nhiều lý do để bảo lưu, hoặc miễn cưỡng phải bổ sung chuyển đổi giấy phép sang điều kiện kinh doanh.
Kết quả, số lượng giấy phép bãi bỏ được quá ít, kể từ năm 2000 tới nay, mà số giấy phép không cần thiết lại mọc mỗi tuần một giấy phép mới không kiểm soát, đồng nghĩa với nỗi niềm về giấy phép của doanh nghiệp vẫn chưa được “hạ nhiệt”.
Cần lối rẽ khác
Trước vấn đề này, ông Vũ Quốc Tuấn, chuyên gia kinh tế, kiến nghị nên có một hướng khác thay vì cách làm như hiện nay là hỏi ý kiến các bộ, ngành bởi các bộ, ngành vẫn tiếp tục “ôm” các giấy phép được đề nghị bãi bỏ, nghĩa là môi trường kinh doanh vẫn không được cải thiện.
Bên cạnh đó, thực tế cũng có nhiều chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành và ủy ban hành chính địa phương tự rà soát các giấy phép không cần thiết, song kết quả không nhiều do nhiều lý do, ông Vũ Quốc Tuấn dẫn chứng.
“Vì vậy, thay vì hỏi ý kiến các bộ, ngành nên tổ chức hỏi ý kiến doanh nghiệp về sự cần thiết duy trì từng loại giấy phép, qua đó trao đổi lấy ý kiến của chuyên gia, hiệp hội để giải quyết”, chuyên gia kinh tế gợi ý.
Còn đại diện của Tổ Công tác cho hay, Tổ tiếp tục kiến nghị Thủ tướng cho phép bãi bõ những giấy phép đã nêu, cùng đó Tổ sẽ kết hợp với bộ phận cải cách hành chính của Chính phủ để xây dựng Luật Hành chính.
Được biết, một nội dung quan trọng trong Luật Hành chính là ban hành Nghị định về quản lý nhà nước đối với giấy phép kinh doanh để có thể xử lý tận gốc vấn đề giấy phép. Có thể, Luật Hành chính sẽ trình Chính phủ và Quốc hội vào cuối năm nay.
“Cuộc chiến” về giấy phép con vẫn còn đó
Sau 6 tháng thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 (có hiệu lực từ 1/7/2006), Tổ công tác Thi hành 2 Luật này đã rà soát các quy định của gần 300 loại giấy phép và cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng bãi bỏ 43 giấy phép, giảm 1/3 số lượng giấy phép so với dự kiến ban đầu (122 giấy phép).
Cũng phải nhắc lại rằng, trong số 10 danh mục loại giấy phép được kiến nghị bãi bỏ đã công bố trước đây, ngành ngân hàng chiếm ưu thế vượt trội với 15 giấy phép, ngành văn hoá thông tin với 6 giấy phép, bưu chính viễn thông và y tế có 5 giấy phép, giao thông vận tải với 4 giấy phép,…
Nhưng tới nay, sau khi 43 giấy phép con được chuyển về từng đơn vị đã “đẻ ra” để xử lý, tức là nếu muốn giữ các bộ, ngành phải chứng minh được tính cần thiết của giấy phép, thì số bộ, ngành nhất trí bãi bỏ chưa tròn con số 3% trong tổng số giấy phép nêu trên. Lý do khước từ được đưa ra là những giấy phép đó vẫn cần thiết cho công việc quản lý, của bộ, ngành đó.
Trước cuộc chiến giấy phép con vẫn còn nóng như hồi năm 2001-2002, Chủ tịch Hiệp hội Công thương Thành phố Hà Nội, ông Vũ Duy Thái, cho rằng các bộ, ngành chức năng đã không chia sẻ “nhọc nhằn” với doanh nghiệp trong vấn đề giấy phép nên viện dẫn ra nhiều lý do để bảo lưu, hoặc miễn cưỡng phải bổ sung chuyển đổi giấy phép sang điều kiện kinh doanh.
Kết quả, số lượng giấy phép bãi bỏ được quá ít, kể từ năm 2000 tới nay, mà số giấy phép không cần thiết lại mọc mỗi tuần một giấy phép mới không kiểm soát, đồng nghĩa với nỗi niềm về giấy phép của doanh nghiệp vẫn chưa được “hạ nhiệt”.
Cần lối rẽ khác
Trước vấn đề này, ông Vũ Quốc Tuấn, chuyên gia kinh tế, kiến nghị nên có một hướng khác thay vì cách làm như hiện nay là hỏi ý kiến các bộ, ngành bởi các bộ, ngành vẫn tiếp tục “ôm” các giấy phép được đề nghị bãi bỏ, nghĩa là môi trường kinh doanh vẫn không được cải thiện.
Bên cạnh đó, thực tế cũng có nhiều chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành và ủy ban hành chính địa phương tự rà soát các giấy phép không cần thiết, song kết quả không nhiều do nhiều lý do, ông Vũ Quốc Tuấn dẫn chứng.
“Vì vậy, thay vì hỏi ý kiến các bộ, ngành nên tổ chức hỏi ý kiến doanh nghiệp về sự cần thiết duy trì từng loại giấy phép, qua đó trao đổi lấy ý kiến của chuyên gia, hiệp hội để giải quyết”, chuyên gia kinh tế gợi ý.
Còn đại diện của Tổ Công tác cho hay, Tổ tiếp tục kiến nghị Thủ tướng cho phép bãi bõ những giấy phép đã nêu, cùng đó Tổ sẽ kết hợp với bộ phận cải cách hành chính của Chính phủ để xây dựng Luật Hành chính.
Được biết, một nội dung quan trọng trong Luật Hành chính là ban hành Nghị định về quản lý nhà nước đối với giấy phép kinh doanh để có thể xử lý tận gốc vấn đề giấy phép. Có thể, Luật Hành chính sẽ trình Chính phủ và Quốc hội vào cuối năm nay.