“Gió mới” đầu tư vào Hà Tĩnh
"Một loạt dự án lớn hiện đang xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh mà đầu tiên là các dự án của ngành thép"
Nội dung cuộc phỏng vấn ông Võ Kim Cự, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Thưa ông, hiện nay Hà Tĩnh vẫn chưa cân đối được thu chi ngân sách, hướng giải quyết vấn đề này như thế nào?
Hà Tĩnh là tỉnh nghèo, năm 2007, tỉnh thu được gần 700 tỷ đồng nhưng chi hơn 2 nghìn tỷ đồng và vì thế, vẫn phụ thuộc vào ngân sách Trung ương. Để giải quyết vấn đề này, Đảng bộ, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh đã đặt mục tiêu đến 2015, không những tự chủ cân đối thu chi ngân sách mà còn điều tiết trở lại cho Trung ương.
Dựa vào cơ sở nào để tỉnh biến mục tiêu này thành hiện thực, thưa ông?
Chúng tôi khẳng định điều này là có cơ sở vì xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, chúng tôi có cảng nước sâu Vũng Áng đảm bảo cho tàu 5 vạn tấn ra vào cảng. Cùng với cảng Vũng Áng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang lập dự án xin được đầu tư xây dựng cụm cảng Sơn Dương với 3 - 4 cầu cảng chuyên dùng, đủ khả năng cho tàu 20 vạn tấn cập cảng. Từ đó, hình thành nên trung tâm cụm cảng biển đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của cả miền Trung.
Thứ hai, một loạt dự án lớn hiện đang xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh mà đầu tiên là các dự án của ngành thép như dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê và dự án liên hợp gang thép Hà Tĩnh. Tiếp đó, Tập đoàn TKV đang chủ trì cùng với Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê lập dự án luyện gang thép công suất 4 triệu tấn phôi/năm, giai đoạn 1 là 2 triệu tấn phôi/năm.
Ngoài ra, Tập đoàn Thép Vạn Lợi đang tham gia 85% cổ phần và Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh tham gia 15% thành lập Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh, đang xây dựng nhà máy luyện phôi công suất 500 nghìn tấn/năm, vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Thứ ba, Hà Tĩnh hiện có 2 khu kinh tế lớn là Vũng Áng và cửa khẩu Cầu Treo. Tại đây, chúng tôi đang triển khai các dự án lớn như Trung tâm điện lực Vũng Áng lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3 - 3,5 tỷ USD; hệ thống đại thủy nông Ngàn Trươi - Cẩm Trang đa chức năng: thủy lợi, thủy điện, điều hòa lũ lụt và phát triển du lịch sinh thái... Những dự án này sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu ngân sách của tỉnh.
Có vẻ như tỉnh chỉ chú trọng vào việc phát triển các dự án lớn so với mối quan tâm tới cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, thưa ông?
Không hoàn toàn như vậy. Khi các dự án lớn ra đời sẽ tạo tiền đề thúc đẩy các dự án nhỏ và vừa ra đời và phát triển. Mới đây, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết 02 về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, tỉnh còn có các cơ chế thông thoáng hấp dẫn, ưu tiên các nguồn lực thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, nhất là khu vực dân doanh.
Tỉnh coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, là công cụ không chỉ giải quyết việc làm, tăng nguồn thu hay xóa đói giảm nghèo mà còn tạo ra sự kết nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, tạo ra sự phát triển bền vững. Nhờ vậy, trong vòng một năm qua, số lượng doanh nghiệp của Hà Tĩnh đã tăng gấp đôi từ 816 doanh nghiệp lên 1.600 doanh nghiệp.
Khi triển khai các dự án lớn thường phải đối mặt với hàng loạt khó khăn nan giải trong giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư. Tỉnh giải quyết vấn đề này như thế nào?
Đây thực sự là vấn đề nan giải không chỉ đối với Hà Tĩnh. Bởi lẽ, khi phát triển công nghiệp thì phải quan tâm mấy vấn đề: thất nghiệp, thiếu đất canh tác và tái định cư. Nếu không xử lý tốt, tình trạng phân hóa giàu nghèo, việc làm sẽ diễn ra gay gắt và một khi thiếu công bằng xã hội sẽ dẫn đến những bất ổn. Bởi vậy, để có được “mặt bằng sạch” bàn giao cho doanh nghiệp, trước tiên, tỉnh tập trung mọi nỗ lực giải quyết tốt quỹ đất tái định cư và giải quyết sinh kế một cách bền vững cho người dân.
Mặt khác, để giải quyết sinh kế cho người dân, tỉnh đã thí điểm khá thành công một số mô hình gắn kết giữa sản xuất nông lâm, chăn nuôi với các nhà máy chế biến. Đồng thời, chúng tôi cũng vận động để nông dân, tổ hợp tác ngoài việc cung ứng đầu ra cho các nhà máy chế biến, họ còn trở thành cổ đông của các nhà máy này, nhằm tránh tình trạng khi được giá thì bán cho nơi khác, khi không được giá mới bán cho nhà máy địa phương.
Các doanh nghiệp trước khi triển khai đầu tư, họ rất quan tâm đến cơ sở hạ tầng, thị trường nhân lực cũng như các cơ chế chính sách ưu đãi. Về những điểm này, Hà Tĩnh có gì khác biệt so với các tỉnh khác?
Là địa phương chưa phải dẫn đầu trên cả nước về thu hút đầu tư nhưng Hà Tĩnh cũng có những bước đi riêng nhưng không “xé rào”. Thứ nhất, chúng tôi ban hành một loạt quy hoạch, trong đó đặc biệt chú ý đến quy hoạch cơ sở hạ tầng.
Vừa qua, tỉnh đã quy hoạch xong tuyến đường ven biển từ huyện Nghi Xuân nối với Đèo Ngang; thực hiện nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, kết nối đồng bằng với miền núi. Một lợi thế nữa, dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam hiện đã được Chính phủ phê duyệt sẽ tạo thuận lợi rất lớn trong giao thương giữa Hà Tĩnh với cả nước.
Đặc biệt, do xác định khâu nhân lực cung cấp cho dự án lớn (ước tính lên tới hàng vạn người) đang là điểm yếu của địa phương nên từ nhiều năm nay, tỉnh đã dành một khoản ngân sách khá lớn và phối hợp với các trường, trung tâm dạy nghề, tập trung đào tạo nhân lực quản trị, kế toán, công nhân kỹ thuật để chủ động cung ứng khi thị trường có nhu cầu.
Thưa ông, hiện nay Hà Tĩnh vẫn chưa cân đối được thu chi ngân sách, hướng giải quyết vấn đề này như thế nào?
Hà Tĩnh là tỉnh nghèo, năm 2007, tỉnh thu được gần 700 tỷ đồng nhưng chi hơn 2 nghìn tỷ đồng và vì thế, vẫn phụ thuộc vào ngân sách Trung ương. Để giải quyết vấn đề này, Đảng bộ, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh đã đặt mục tiêu đến 2015, không những tự chủ cân đối thu chi ngân sách mà còn điều tiết trở lại cho Trung ương.
Dựa vào cơ sở nào để tỉnh biến mục tiêu này thành hiện thực, thưa ông?
Chúng tôi khẳng định điều này là có cơ sở vì xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, chúng tôi có cảng nước sâu Vũng Áng đảm bảo cho tàu 5 vạn tấn ra vào cảng. Cùng với cảng Vũng Áng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang lập dự án xin được đầu tư xây dựng cụm cảng Sơn Dương với 3 - 4 cầu cảng chuyên dùng, đủ khả năng cho tàu 20 vạn tấn cập cảng. Từ đó, hình thành nên trung tâm cụm cảng biển đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của cả miền Trung.
Thứ hai, một loạt dự án lớn hiện đang xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh mà đầu tiên là các dự án của ngành thép như dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê và dự án liên hợp gang thép Hà Tĩnh. Tiếp đó, Tập đoàn TKV đang chủ trì cùng với Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê lập dự án luyện gang thép công suất 4 triệu tấn phôi/năm, giai đoạn 1 là 2 triệu tấn phôi/năm.
Ngoài ra, Tập đoàn Thép Vạn Lợi đang tham gia 85% cổ phần và Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh tham gia 15% thành lập Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh, đang xây dựng nhà máy luyện phôi công suất 500 nghìn tấn/năm, vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Thứ ba, Hà Tĩnh hiện có 2 khu kinh tế lớn là Vũng Áng và cửa khẩu Cầu Treo. Tại đây, chúng tôi đang triển khai các dự án lớn như Trung tâm điện lực Vũng Áng lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3 - 3,5 tỷ USD; hệ thống đại thủy nông Ngàn Trươi - Cẩm Trang đa chức năng: thủy lợi, thủy điện, điều hòa lũ lụt và phát triển du lịch sinh thái... Những dự án này sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu ngân sách của tỉnh.
Có vẻ như tỉnh chỉ chú trọng vào việc phát triển các dự án lớn so với mối quan tâm tới cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, thưa ông?
Không hoàn toàn như vậy. Khi các dự án lớn ra đời sẽ tạo tiền đề thúc đẩy các dự án nhỏ và vừa ra đời và phát triển. Mới đây, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết 02 về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, tỉnh còn có các cơ chế thông thoáng hấp dẫn, ưu tiên các nguồn lực thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, nhất là khu vực dân doanh.
Tỉnh coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, là công cụ không chỉ giải quyết việc làm, tăng nguồn thu hay xóa đói giảm nghèo mà còn tạo ra sự kết nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, tạo ra sự phát triển bền vững. Nhờ vậy, trong vòng một năm qua, số lượng doanh nghiệp của Hà Tĩnh đã tăng gấp đôi từ 816 doanh nghiệp lên 1.600 doanh nghiệp.
Khi triển khai các dự án lớn thường phải đối mặt với hàng loạt khó khăn nan giải trong giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư. Tỉnh giải quyết vấn đề này như thế nào?
Đây thực sự là vấn đề nan giải không chỉ đối với Hà Tĩnh. Bởi lẽ, khi phát triển công nghiệp thì phải quan tâm mấy vấn đề: thất nghiệp, thiếu đất canh tác và tái định cư. Nếu không xử lý tốt, tình trạng phân hóa giàu nghèo, việc làm sẽ diễn ra gay gắt và một khi thiếu công bằng xã hội sẽ dẫn đến những bất ổn. Bởi vậy, để có được “mặt bằng sạch” bàn giao cho doanh nghiệp, trước tiên, tỉnh tập trung mọi nỗ lực giải quyết tốt quỹ đất tái định cư và giải quyết sinh kế một cách bền vững cho người dân.
Mặt khác, để giải quyết sinh kế cho người dân, tỉnh đã thí điểm khá thành công một số mô hình gắn kết giữa sản xuất nông lâm, chăn nuôi với các nhà máy chế biến. Đồng thời, chúng tôi cũng vận động để nông dân, tổ hợp tác ngoài việc cung ứng đầu ra cho các nhà máy chế biến, họ còn trở thành cổ đông của các nhà máy này, nhằm tránh tình trạng khi được giá thì bán cho nơi khác, khi không được giá mới bán cho nhà máy địa phương.
Các doanh nghiệp trước khi triển khai đầu tư, họ rất quan tâm đến cơ sở hạ tầng, thị trường nhân lực cũng như các cơ chế chính sách ưu đãi. Về những điểm này, Hà Tĩnh có gì khác biệt so với các tỉnh khác?
Là địa phương chưa phải dẫn đầu trên cả nước về thu hút đầu tư nhưng Hà Tĩnh cũng có những bước đi riêng nhưng không “xé rào”. Thứ nhất, chúng tôi ban hành một loạt quy hoạch, trong đó đặc biệt chú ý đến quy hoạch cơ sở hạ tầng.
Vừa qua, tỉnh đã quy hoạch xong tuyến đường ven biển từ huyện Nghi Xuân nối với Đèo Ngang; thực hiện nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, kết nối đồng bằng với miền núi. Một lợi thế nữa, dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam hiện đã được Chính phủ phê duyệt sẽ tạo thuận lợi rất lớn trong giao thương giữa Hà Tĩnh với cả nước.
Đặc biệt, do xác định khâu nhân lực cung cấp cho dự án lớn (ước tính lên tới hàng vạn người) đang là điểm yếu của địa phương nên từ nhiều năm nay, tỉnh đã dành một khoản ngân sách khá lớn và phối hợp với các trường, trung tâm dạy nghề, tập trung đào tạo nhân lực quản trị, kế toán, công nhân kỹ thuật để chủ động cung ứng khi thị trường có nhu cầu.