Gió thổi chiều nào trên HOSE?
Từ 366 điểm, VN-Index đã làm một cuộc “xuống núi” về 235 điểm và sau đó là leo dốc trở lại
Một sự trùng lặp. Cuối tuần trước, ngày 8/5/2009, VN-Index đóng cửa ở mức 366 điểm. Đây cũng là điểm của phiên giao dịch ngày 20/6/2008, mức thấp nhất trong vòng 13 tháng của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ đỉnh 1.170 điểm tháng 3/2007.
Từ 366 điểm, VN-Index đã làm một cuộc “xuống núi” về 235 điểm và sau đó là leo dốc trở lại.
Cuộc leo dốc vẫn đang tiếp tục với sự hỗ trợ của dòng tín dụng nội địa chảy mạnh và ảnh hưởng tích cực của chứng khoán quốc tế. Tuy nhiên, chưa ai biết được sức leo của VN-Index đến đâu.
Vốn cũ giậm chân
Khác với thời điểm cuối năm 2006, hiện sự đi lên của VN-Index được tiếp sức chủ yếu từ dòng vốn nội. Vốn ngoại từ các quỹ chuyên đầu tư vào Việt Nam những tuần gần đây vẫn chảy nhỏ giọt.
Suốt quí 1/2009 quỹ VOF do VinaCapital quản lý bán ra lượng cổ phiếu trị giá 11 triệu Đô la Mỹ và mua vào chỉ có 4 triệu Đô la Mỹ. Tháng 4 và đầu tháng 5, VOF chưa tham gia mua vào, mà vẫn tiếp tục bán ra dù tốc độ bán đã chậm lại.
Ở VEIL, quỹ lớn nhất của Dragon Capital, tỷ lệ tiền mặt từ 9% vào cuối tháng 4 đã tăng lên 10% ngày 8/5/2009. Các quỹ của Prudential, vốn có nguồn tiền mặt và trái phiếu dồi dào nhất thị trường hiện nay, mua vào với số lượng không đáng kể, chủ yếu với mục đích thăm dò.
Điểm lại, Dragon Capital hiện có trong tay khoảng 100 triệu Đô la Mỹ tiền mặt; VinaCapital ước 90 triệu Đô la Mỹ; Prudential có chừng 4.000 tỉ đồng. Ngoài ra Prudential đang sở hữu 12.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ các loại. Prudential có thể bán trái phiếu để “nhảy” vào cổ phiếu khi cần, nhưng cho đến giờ, họ vẫn chưa sẵn sàng. Nguồn vốn ngoại cũ từ các năm trước, như thế, vẫn đang giậm chân tại chỗ.
Vốn ngoại mua ròng cổ phiếu trong những ngày gần đây không xuất phát từ các quỹ đang “đóng đô” ở Việt Nam. Nó là tiền “nóng” có thể vào và ra nhanh thông qua các quỹ của Deutsche Bank và CitiGroup. Tính đầu cơ của luồng vốn này thể hiện rõ và điều dễ phỏng đoán là nó không trụ lại lâu trong thị trường một khi lợi nhuận kỳ vọng đã đạt được.
Vì sao vốn cũ chỉ nhúc nhích? Giám đốc đầu tư của một quỹ nhận xét thị trường đã cưỡng lại được đà đi xuống, nhưng phục hồi đến mức nào và với tốc độ nào thì chưa khẳng định được. Nỗi lo của các quỹ hiện nay là mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong năm nay quá lớn. Quốc hội và Chính phủ dự kiến thâm hụt ngân sách 8%, nhưng họ e ngại có thể lên cao hơn. Bù đắp cho thâm hụt ngân sách sẽ từ hai nguồn: vay nước ngoài và trong nước. Hạn mức vay nước ngoài của cả doanh nghiệp và Chính phủ đã được công bố, không tăng nhiều so với năm ngoái. Vay trong nước sẽ là chính.
Song từ đầu năm đến nay, lượng trái phiếu chính phủ phát hành và bảo lãnh phát hành chưa vượt quá 2.000 tỉ đồng. Các đợt đấu thầu trái phiếu liên tục thất bại do trần lãi suất mà Bộ Tài chính đưa ra thấp. Bộ Tài chính đã không thể nâng lãi suất lên cao hơn vì lãi suất cơ bản đang đứng nguyên và vốn kích cầu đang được “bơm” vào lưu thông với mặt bằng lãi suất thấp. Lãi suất đang là một công cụ đắc lực của Chính phủ để nhằm đạt hiệu quả kích cầu như mong đợi.
Bên cạnh đó các quỹ đầu tư nước ngoài còn phân vân về sự tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết trong năm 2009. Một phân tích chi tiết cho thấy hầu hết các công ty có lợi nhuận tăng cao trong quí 1 vừa qua đều do giảm chi phí tài chính (hoàn lại các khoản trích lập dự phòng hoặc đầu tư tài chính hoặc hàng tồn kho), do biến động mạnh của giá nguyên liệu thế giới.
Một khi giá nguyên liệu đầu vào như dầu thô, cao su, hạt nhựa, hóa chất… ổn định trở lại, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ trở về với nền tảng hiệu quả kinh doanh, chất lượng quản trị. Khi đó mới có thể đánh giá chính xác giá trị cổ phiếu và do đó, các quỹ vẫn chờ.
Ngăn chặn lạm phát bằng tăng trưởng
Các quỹ đầu tư là những gương mặt tạo lập thị trường không thể bỏ qua. Nhưng thị trường không chỉ có các quỹ. Có một xu hướng đang được ghi nhận từ động thái của các nhà đầu tư cá nhân và bộ phận tự doanh của các công ty chứng khoán. Những ai đã không kịp vào thị trường khi VN-Index ở vùng đáy 235-250 điểm, thậm chí dưới 300 điểm, đã và đang thực hiện một cuộc đuổi bắt mua vào.
Giá cổ phiếu bây giờ đã cao gấp rưỡi, gấp đôi (với một số mã) so với giá của đầu tháng 3-2009 tính về giá trị tuyệt đối. Song, nếu so với giá của chính những cổ phiếu đó vào cuối năm 2006 đầu năm 2007 thì vẫn còn thấp hơn nhiều. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư mua vào dù họ biết VN-Index có thể sẽ còn nhiều phiên điều chỉnh. Mặt khác, khi các tổ chức trong nước cùng một dòng suy nghĩ như thế, thì các phiên điều chỉnh sẽ là những phiên được đón chờ để mua vào nhiều. VN-Index vì vậy khó lòng điều chỉnh sâu.
Ở tầm vĩ mô, sự chuyển động mạnh mẽ của tín dụng trong tháng 4/2009 đã được xác nhận. Tổng dư nợ cho vay tăng hơn 11% so với cuối năm ngoái, tổng phương tiện thanh toán tăng 11,4%. Một quan chức cấp cao của Ngân hàng Nhà nước cho biết vốn sẽ tiếp tục được “bơm” ra. Đến nay lượng vốn kích cầu được giải ngân mới chỉ sử dụng phân nửa khoản hỗ trợ lãi suất 17.000 tỉ đồng.
“Vốn sẽ tập trung cho những ngành nghề, lĩnh vực nơi hàng tồn kho còn nhiều. Với những mặt hàng xuất khẩu chiến lược, ngân hàng sẽ đáp ứng hết nhu cầu trữ hàng của doanh nghiệp để tận dụng giá xuất tốt. Chẳng hạn ngân hàng đang cho các công ty vay để dự trữ cao su xuất khẩu”, ông nói.
Có thể thấy nếu vốn “bơm” ra được sử dụng hiệu quả trong vòng quay sản xuất kinh doanh, sự suy giảm kinh tế sẽ được chặn đứng. Một khi suy giảm chấm dứt, tăng trưởng bắt đầu trở lại thì nhiều khả năng nền kinh tế sẽ đủ sức đương đầu với sự quay lại của lạm phát nếu có. Vấn đề là thời gian. Doanh nghiệp có hấp thụ vốn nhanh và hiệu quả đủ để tạo đà cho kinh tế đi lên trước khi lạm phát có thể trở lại?
Chưa thể nói chắc chắn trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn, VN-Index sẽ chịu ảnh hưởng tích cực từ việc tiếp tục “bơm” vốn ra và khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp. Gió sẽ thổi theo chiều nào trên sàn chứng khoán? Cổ phiếu ngành nào sẽ dẫn dắt thị trường trong mùa hè này? Câu hỏi dường như đã dễ trả lời hơn so với hai tháng trước!
Hải Lý (TBKTSG)
Từ 366 điểm, VN-Index đã làm một cuộc “xuống núi” về 235 điểm và sau đó là leo dốc trở lại.
Cuộc leo dốc vẫn đang tiếp tục với sự hỗ trợ của dòng tín dụng nội địa chảy mạnh và ảnh hưởng tích cực của chứng khoán quốc tế. Tuy nhiên, chưa ai biết được sức leo của VN-Index đến đâu.
Vốn cũ giậm chân
Khác với thời điểm cuối năm 2006, hiện sự đi lên của VN-Index được tiếp sức chủ yếu từ dòng vốn nội. Vốn ngoại từ các quỹ chuyên đầu tư vào Việt Nam những tuần gần đây vẫn chảy nhỏ giọt.
Suốt quí 1/2009 quỹ VOF do VinaCapital quản lý bán ra lượng cổ phiếu trị giá 11 triệu Đô la Mỹ và mua vào chỉ có 4 triệu Đô la Mỹ. Tháng 4 và đầu tháng 5, VOF chưa tham gia mua vào, mà vẫn tiếp tục bán ra dù tốc độ bán đã chậm lại.
Ở VEIL, quỹ lớn nhất của Dragon Capital, tỷ lệ tiền mặt từ 9% vào cuối tháng 4 đã tăng lên 10% ngày 8/5/2009. Các quỹ của Prudential, vốn có nguồn tiền mặt và trái phiếu dồi dào nhất thị trường hiện nay, mua vào với số lượng không đáng kể, chủ yếu với mục đích thăm dò.
Điểm lại, Dragon Capital hiện có trong tay khoảng 100 triệu Đô la Mỹ tiền mặt; VinaCapital ước 90 triệu Đô la Mỹ; Prudential có chừng 4.000 tỉ đồng. Ngoài ra Prudential đang sở hữu 12.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ các loại. Prudential có thể bán trái phiếu để “nhảy” vào cổ phiếu khi cần, nhưng cho đến giờ, họ vẫn chưa sẵn sàng. Nguồn vốn ngoại cũ từ các năm trước, như thế, vẫn đang giậm chân tại chỗ.
Vốn ngoại mua ròng cổ phiếu trong những ngày gần đây không xuất phát từ các quỹ đang “đóng đô” ở Việt Nam. Nó là tiền “nóng” có thể vào và ra nhanh thông qua các quỹ của Deutsche Bank và CitiGroup. Tính đầu cơ của luồng vốn này thể hiện rõ và điều dễ phỏng đoán là nó không trụ lại lâu trong thị trường một khi lợi nhuận kỳ vọng đã đạt được.
Vì sao vốn cũ chỉ nhúc nhích? Giám đốc đầu tư của một quỹ nhận xét thị trường đã cưỡng lại được đà đi xuống, nhưng phục hồi đến mức nào và với tốc độ nào thì chưa khẳng định được. Nỗi lo của các quỹ hiện nay là mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong năm nay quá lớn. Quốc hội và Chính phủ dự kiến thâm hụt ngân sách 8%, nhưng họ e ngại có thể lên cao hơn. Bù đắp cho thâm hụt ngân sách sẽ từ hai nguồn: vay nước ngoài và trong nước. Hạn mức vay nước ngoài của cả doanh nghiệp và Chính phủ đã được công bố, không tăng nhiều so với năm ngoái. Vay trong nước sẽ là chính.
Song từ đầu năm đến nay, lượng trái phiếu chính phủ phát hành và bảo lãnh phát hành chưa vượt quá 2.000 tỉ đồng. Các đợt đấu thầu trái phiếu liên tục thất bại do trần lãi suất mà Bộ Tài chính đưa ra thấp. Bộ Tài chính đã không thể nâng lãi suất lên cao hơn vì lãi suất cơ bản đang đứng nguyên và vốn kích cầu đang được “bơm” vào lưu thông với mặt bằng lãi suất thấp. Lãi suất đang là một công cụ đắc lực của Chính phủ để nhằm đạt hiệu quả kích cầu như mong đợi.
Bên cạnh đó các quỹ đầu tư nước ngoài còn phân vân về sự tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết trong năm 2009. Một phân tích chi tiết cho thấy hầu hết các công ty có lợi nhuận tăng cao trong quí 1 vừa qua đều do giảm chi phí tài chính (hoàn lại các khoản trích lập dự phòng hoặc đầu tư tài chính hoặc hàng tồn kho), do biến động mạnh của giá nguyên liệu thế giới.
Một khi giá nguyên liệu đầu vào như dầu thô, cao su, hạt nhựa, hóa chất… ổn định trở lại, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ trở về với nền tảng hiệu quả kinh doanh, chất lượng quản trị. Khi đó mới có thể đánh giá chính xác giá trị cổ phiếu và do đó, các quỹ vẫn chờ.
Ngăn chặn lạm phát bằng tăng trưởng
Các quỹ đầu tư là những gương mặt tạo lập thị trường không thể bỏ qua. Nhưng thị trường không chỉ có các quỹ. Có một xu hướng đang được ghi nhận từ động thái của các nhà đầu tư cá nhân và bộ phận tự doanh của các công ty chứng khoán. Những ai đã không kịp vào thị trường khi VN-Index ở vùng đáy 235-250 điểm, thậm chí dưới 300 điểm, đã và đang thực hiện một cuộc đuổi bắt mua vào.
Giá cổ phiếu bây giờ đã cao gấp rưỡi, gấp đôi (với một số mã) so với giá của đầu tháng 3-2009 tính về giá trị tuyệt đối. Song, nếu so với giá của chính những cổ phiếu đó vào cuối năm 2006 đầu năm 2007 thì vẫn còn thấp hơn nhiều. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư mua vào dù họ biết VN-Index có thể sẽ còn nhiều phiên điều chỉnh. Mặt khác, khi các tổ chức trong nước cùng một dòng suy nghĩ như thế, thì các phiên điều chỉnh sẽ là những phiên được đón chờ để mua vào nhiều. VN-Index vì vậy khó lòng điều chỉnh sâu.
Ở tầm vĩ mô, sự chuyển động mạnh mẽ của tín dụng trong tháng 4/2009 đã được xác nhận. Tổng dư nợ cho vay tăng hơn 11% so với cuối năm ngoái, tổng phương tiện thanh toán tăng 11,4%. Một quan chức cấp cao của Ngân hàng Nhà nước cho biết vốn sẽ tiếp tục được “bơm” ra. Đến nay lượng vốn kích cầu được giải ngân mới chỉ sử dụng phân nửa khoản hỗ trợ lãi suất 17.000 tỉ đồng.
“Vốn sẽ tập trung cho những ngành nghề, lĩnh vực nơi hàng tồn kho còn nhiều. Với những mặt hàng xuất khẩu chiến lược, ngân hàng sẽ đáp ứng hết nhu cầu trữ hàng của doanh nghiệp để tận dụng giá xuất tốt. Chẳng hạn ngân hàng đang cho các công ty vay để dự trữ cao su xuất khẩu”, ông nói.
Có thể thấy nếu vốn “bơm” ra được sử dụng hiệu quả trong vòng quay sản xuất kinh doanh, sự suy giảm kinh tế sẽ được chặn đứng. Một khi suy giảm chấm dứt, tăng trưởng bắt đầu trở lại thì nhiều khả năng nền kinh tế sẽ đủ sức đương đầu với sự quay lại của lạm phát nếu có. Vấn đề là thời gian. Doanh nghiệp có hấp thụ vốn nhanh và hiệu quả đủ để tạo đà cho kinh tế đi lên trước khi lạm phát có thể trở lại?
Chưa thể nói chắc chắn trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn, VN-Index sẽ chịu ảnh hưởng tích cực từ việc tiếp tục “bơm” vốn ra và khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp. Gió sẽ thổi theo chiều nào trên sàn chứng khoán? Cổ phiếu ngành nào sẽ dẫn dắt thị trường trong mùa hè này? Câu hỏi dường như đã dễ trả lời hơn so với hai tháng trước!
Hải Lý (TBKTSG)