Giới đầu tư toàn cầu đã tìm được “cọc”?
Việc Đức thông qua việc mở rộng quỹ cứu trợ châu Âu và những tin tức lạc quan từ Mỹ đã mang lại hy vọng cho nhà đầu tư
Việc Đức bỏ phiếu thông qua dự luật tăng quy mô Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (ESFS) nhằm hỗ trợ các quốc gia khu vực đồng tiền chung Euro đang đứng trước nguy cơ phá sản vì nợ nần, và một số thông tin kinh tế khả quan về kinh tế Mỹ, đã mang lại một chút hy vọng cho giới đầu tư trên các thị trường hàng hóa quốc tế.
EFSF được các nước thành viên Khu vực đồng euro nhất trí thành lập vào tháng 5/2010 như là một công cụ tạm thời để duy trì sự ổn định tài chính ở châu Âu thông qua việc trợ giúp các nước thành viên của khu vực này giải quyết những khó khăn kinh tế. Việc mở rộng quy mô EFSF sẽ có hiệu lực sau khi được tất cả các nước thành viên Khu vực đồng Euro phê chuẩn.
Hôm qua (29/9), với 523 phiếu thuận và 85 phiếu chống, Hạ viện Đức đã thông qua dự luật về mở rộng quỹ trên, dựa trên cơ sở một thỏa thuận được các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hồi tháng 7 vừa qua, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng Euro diễn biến trầm trọng.
Ngoài việc tăng vốn hoạt động cho quỹ trên trị giá 440 tỷ Euro (599 tỷ USD) nhằm cứu các nước mắc nợ, dự luật cho phép quỹ mua trái phiếu chính phủ của các quốc gia mắc nợ tại khu vực đồng Euro trên thị trường thứ cấp, đồng thời cung cấp các khoản vay cho các nước đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ, coi đây là một biện pháp phòng ngừa khủng hoảng.
Theo dự luật trên, Đức phải tăng mức đảm bảo của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đối với quỹ bình ổn tài chính châu Âu, từ 123 tỷ Euro hiện nay lên 211 tỷ Euro, chiếm gần một nửa và cũng là phần đóng góp lớn nhất trong số các nước thuộc khu vực đồng tiền chung cho quỹ cứu trợ hiện nay.
Trước nước Đức, hôm 28/9, với 103 phiếu thuận trên tổng số 169 phiếu, Quốc hội Phần Lan cũng đã thông qua dự luật trên. Trong đó, phần đóng góp của Phần Lan tăng từ 7,9 tỷ Euro lên 13,9 tỷ Euro. Việc Quốc hội Phần Lan thông qua thỏa thuận này được xem là một bước then chốt trong việc thực hiện các biện pháp cứu trợ tài chính.
Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi về việc Hy Lạp phải đưa ra những bảo đảm bằng tài sản khi nhận được các khoản trợ giúp hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Chính phủ Phần Lan đã từng tuyên bố rằng nếu vấn đề này không được giải quyết, Helsinki sẽ không tham gia các gói cứu trợ mới cho Athens và dự kiến đạt bằng được thỏa thuận về vấn đề này với các nước thành viên khác trong EU.
Dẫu vậy, thì việc Đức và Phần Lan trước sau nhất trí thông qua việc mở rộng Quỹ bình ổn tài chính châu Âu, cũng đã góp phần vực dậy niềm tin của giới đầu tư về quyết tâm của các nhà lãnh đạo kinh tế, chính trị khu vực trong việc giải quyết triệt để mối nguy vỡ nợ công, vốn đã đe dọa tới sự ổn định của các thị trường hàng hóa thế giới lâu nay.
Bên cạnh yếu tố châu Âu, một vài thông tin kinh tế khá lạc quan từ Mỹ cũng đã có ảnh hưởng tích cực tới diễn biến trên các thị trường. Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tuần kết thúc hôm 24/9 vừa qua, số người thất nghiệp của nước này đã giảm 37.000 xuống còn 375.000 người thấp nhất trong 5 tháng qua.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng, mức giảm này tuy khá lớn nhưng so với kỳ vọng của thị trường thì chưa thấm vào đâu. Song, nếu so với tuyên bố một ngày trước của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke, thì đây lại là cú dội khá quan trọng.
Theo lời ông Ben Bernanke, thất nghiệp dài hạn là một cuộc khủng hoảng quốc gia của Mỹ, khi có khoảng 45% số người Mỹ thất nghiệp hiện nay đã mất việc trong ít nhất là 6 tháng. Thời gian mất việc kéo dài đã khiến người lao động mất dần kỹ năng làm việc và càng trở nên khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm trở lại.
Cùng với số liệu việc làm, khu vực thương mại cũng có sự khởi sắc. Theo Bộ Thương mại Mỹ, đơn đặt hàng hàng hóa cơ bản phi quốc phòng (ngoại trừ máy bay) của nước này tăng 1,1% trong tháng 8, sau khi giảm 0,2% trong tháng 7, cho thấy kinh tế nước này có thể tránh được suy thoái, khi các doanh nghiệp lớn vẫn tiếp tục đầu tư kinh doanh.
Tuy nhiên, đơn đặt hàng đối với hàng hóa lâu bền vẫn giảm 0,1% trong tháng 8, sau khi giảm 4,1% trong tháng 7, do nhu cầu yếu. Đơn đặt hàng các phương tiện có động cơ giảm 8,5%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2/2010. Trong khi đó, đơn đặt hàng máy bay dân dụng tăng tới 23,5%, với Boeing nhận được 127 đơn hàng.
Các đơn hàng khác như đơn đặt hàng máy móc tăng 0,1%, còn các đơn hàng máy tính và sản phẩm điện tử tăng 1,3%.
Những thông tin lạc quan trên đã ngay lập tức tác động tới tình hình giao dịch trên các thị trường hàng hóa như vàng, dầu, chứng khoán đêm qua. Mặc dù mức tăng của các thi trường còn rất khiêm tốn so với những lần suy giảm mạnh trước đó, nhưng cũng khiến nhiều người ngạc nhiên bởi song song với đó còn có khá nhiều tin tức bất lợi.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng được 143,08 điểm, tương ứng 1,3%, lên 11.153,98 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 9,34 điểm, tương ứng 0,81%, lên 1.160,4 điểm. Ngược dòng, chỉ số Nasdaq Composite hạ 10,82 điểm, tương ứng 0,43%, xuống 2.480,76 điểm.
Việc chỉ số Nasdaq đi xuống, chủ yếu là bởi thông tin Mỹ đang điều tra sổ sách kế toán tại các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán nước này, từ đó khiến giá của nhóm cổ phiếu này sa sút mạnh trong phiên giao dịch đêm qua. Cùng với đó là việc nhà đầu tư cổ phiếu Apple tìm cách chốt lời ở mức giá cao.
Trên thị trường xăng, dầu, giá dầu thô kỳ hạn trên thị trường quốc tế hồi phục 1,2%, bất chấp việc Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hôm 28/9 công bố lượng cung dầu cao hơn dự báo của giới phân tích và các quan chức Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo giá dầu sẽ giảm mạnh thời gian tới.
Trên thị trường vàng, đóng cửa phiên 29/9, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.612,5 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 0,8 USD lên 1.617,3 USD/ounce. Việc giá vàng lên nhẹ cũng chủ yếu xuất phát từ tín hiệu lạc quan của kinh tế Mỹ, châu Âu, bất chấp thông tin cho biết nhà đầu tư đang rời bỏ thị trường khi số hợp đồng mở trên thị trường kỳ hạn giảm.
Thông tin cho biết, số hợp đồng mở trên thị trường kỳ hạn, thước đo tâm lý của nhà đầu tư vàng, đã giảm xuống mức thấp nhất 2 năm sau khi giá đã mất 9% trong vòng 6 phiên vừa qua do việc nâng ký quỹ và bán tháo của các quỹ phòng hộ để cứu lỗ cho các thị trường khác. Thông thường, số hợp đồng này giảm báo hiệu nhà đầu tư rút lui khỏi thị trường và khiến giá hạ.
Ngoài những tác động trực tiếp dễ nhận thấy, những tin tức lạc quan trên còn giúp xóa mờ dự báo rất đỗi bi quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu của Citigroup. Đây cũng là lần thứ hai trong vòng một tháng, các chuyên gia kinh tế tại Citigroup cắt giảm dự báo GDP toàn cầu trong năm 2011 và 2012 do triển vọng tăng trưởng tiếp tục đi xuống nhanh chóng.
Cụ thể, đối với toàn thế giới, Citigroup dự báo tăng trưởng trong năm nay sẽ xuống 3% và năm sau sẽ là 2,9%. Theo thang điểm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, tốc độ 2% được xếp vào mức tăng trưởng suy thoái. Citigroup cũng hạ triển vọng các nước như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Anh và khu vực châu Âu.
EFSF được các nước thành viên Khu vực đồng euro nhất trí thành lập vào tháng 5/2010 như là một công cụ tạm thời để duy trì sự ổn định tài chính ở châu Âu thông qua việc trợ giúp các nước thành viên của khu vực này giải quyết những khó khăn kinh tế. Việc mở rộng quy mô EFSF sẽ có hiệu lực sau khi được tất cả các nước thành viên Khu vực đồng Euro phê chuẩn.
Hôm qua (29/9), với 523 phiếu thuận và 85 phiếu chống, Hạ viện Đức đã thông qua dự luật về mở rộng quỹ trên, dựa trên cơ sở một thỏa thuận được các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hồi tháng 7 vừa qua, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng Euro diễn biến trầm trọng.
Ngoài việc tăng vốn hoạt động cho quỹ trên trị giá 440 tỷ Euro (599 tỷ USD) nhằm cứu các nước mắc nợ, dự luật cho phép quỹ mua trái phiếu chính phủ của các quốc gia mắc nợ tại khu vực đồng Euro trên thị trường thứ cấp, đồng thời cung cấp các khoản vay cho các nước đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ, coi đây là một biện pháp phòng ngừa khủng hoảng.
Theo dự luật trên, Đức phải tăng mức đảm bảo của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đối với quỹ bình ổn tài chính châu Âu, từ 123 tỷ Euro hiện nay lên 211 tỷ Euro, chiếm gần một nửa và cũng là phần đóng góp lớn nhất trong số các nước thuộc khu vực đồng tiền chung cho quỹ cứu trợ hiện nay.
Trước nước Đức, hôm 28/9, với 103 phiếu thuận trên tổng số 169 phiếu, Quốc hội Phần Lan cũng đã thông qua dự luật trên. Trong đó, phần đóng góp của Phần Lan tăng từ 7,9 tỷ Euro lên 13,9 tỷ Euro. Việc Quốc hội Phần Lan thông qua thỏa thuận này được xem là một bước then chốt trong việc thực hiện các biện pháp cứu trợ tài chính.
Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi về việc Hy Lạp phải đưa ra những bảo đảm bằng tài sản khi nhận được các khoản trợ giúp hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Chính phủ Phần Lan đã từng tuyên bố rằng nếu vấn đề này không được giải quyết, Helsinki sẽ không tham gia các gói cứu trợ mới cho Athens và dự kiến đạt bằng được thỏa thuận về vấn đề này với các nước thành viên khác trong EU.
Dẫu vậy, thì việc Đức và Phần Lan trước sau nhất trí thông qua việc mở rộng Quỹ bình ổn tài chính châu Âu, cũng đã góp phần vực dậy niềm tin của giới đầu tư về quyết tâm của các nhà lãnh đạo kinh tế, chính trị khu vực trong việc giải quyết triệt để mối nguy vỡ nợ công, vốn đã đe dọa tới sự ổn định của các thị trường hàng hóa thế giới lâu nay.
Bên cạnh yếu tố châu Âu, một vài thông tin kinh tế khá lạc quan từ Mỹ cũng đã có ảnh hưởng tích cực tới diễn biến trên các thị trường. Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tuần kết thúc hôm 24/9 vừa qua, số người thất nghiệp của nước này đã giảm 37.000 xuống còn 375.000 người thấp nhất trong 5 tháng qua.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng, mức giảm này tuy khá lớn nhưng so với kỳ vọng của thị trường thì chưa thấm vào đâu. Song, nếu so với tuyên bố một ngày trước của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke, thì đây lại là cú dội khá quan trọng.
Theo lời ông Ben Bernanke, thất nghiệp dài hạn là một cuộc khủng hoảng quốc gia của Mỹ, khi có khoảng 45% số người Mỹ thất nghiệp hiện nay đã mất việc trong ít nhất là 6 tháng. Thời gian mất việc kéo dài đã khiến người lao động mất dần kỹ năng làm việc và càng trở nên khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm trở lại.
Cùng với số liệu việc làm, khu vực thương mại cũng có sự khởi sắc. Theo Bộ Thương mại Mỹ, đơn đặt hàng hàng hóa cơ bản phi quốc phòng (ngoại trừ máy bay) của nước này tăng 1,1% trong tháng 8, sau khi giảm 0,2% trong tháng 7, cho thấy kinh tế nước này có thể tránh được suy thoái, khi các doanh nghiệp lớn vẫn tiếp tục đầu tư kinh doanh.
Tuy nhiên, đơn đặt hàng đối với hàng hóa lâu bền vẫn giảm 0,1% trong tháng 8, sau khi giảm 4,1% trong tháng 7, do nhu cầu yếu. Đơn đặt hàng các phương tiện có động cơ giảm 8,5%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2/2010. Trong khi đó, đơn đặt hàng máy bay dân dụng tăng tới 23,5%, với Boeing nhận được 127 đơn hàng.
Các đơn hàng khác như đơn đặt hàng máy móc tăng 0,1%, còn các đơn hàng máy tính và sản phẩm điện tử tăng 1,3%.
Những thông tin lạc quan trên đã ngay lập tức tác động tới tình hình giao dịch trên các thị trường hàng hóa như vàng, dầu, chứng khoán đêm qua. Mặc dù mức tăng của các thi trường còn rất khiêm tốn so với những lần suy giảm mạnh trước đó, nhưng cũng khiến nhiều người ngạc nhiên bởi song song với đó còn có khá nhiều tin tức bất lợi.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng được 143,08 điểm, tương ứng 1,3%, lên 11.153,98 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 9,34 điểm, tương ứng 0,81%, lên 1.160,4 điểm. Ngược dòng, chỉ số Nasdaq Composite hạ 10,82 điểm, tương ứng 0,43%, xuống 2.480,76 điểm.
Việc chỉ số Nasdaq đi xuống, chủ yếu là bởi thông tin Mỹ đang điều tra sổ sách kế toán tại các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán nước này, từ đó khiến giá của nhóm cổ phiếu này sa sút mạnh trong phiên giao dịch đêm qua. Cùng với đó là việc nhà đầu tư cổ phiếu Apple tìm cách chốt lời ở mức giá cao.
Trên thị trường xăng, dầu, giá dầu thô kỳ hạn trên thị trường quốc tế hồi phục 1,2%, bất chấp việc Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hôm 28/9 công bố lượng cung dầu cao hơn dự báo của giới phân tích và các quan chức Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo giá dầu sẽ giảm mạnh thời gian tới.
Trên thị trường vàng, đóng cửa phiên 29/9, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.612,5 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 0,8 USD lên 1.617,3 USD/ounce. Việc giá vàng lên nhẹ cũng chủ yếu xuất phát từ tín hiệu lạc quan của kinh tế Mỹ, châu Âu, bất chấp thông tin cho biết nhà đầu tư đang rời bỏ thị trường khi số hợp đồng mở trên thị trường kỳ hạn giảm.
Thông tin cho biết, số hợp đồng mở trên thị trường kỳ hạn, thước đo tâm lý của nhà đầu tư vàng, đã giảm xuống mức thấp nhất 2 năm sau khi giá đã mất 9% trong vòng 6 phiên vừa qua do việc nâng ký quỹ và bán tháo của các quỹ phòng hộ để cứu lỗ cho các thị trường khác. Thông thường, số hợp đồng này giảm báo hiệu nhà đầu tư rút lui khỏi thị trường và khiến giá hạ.
Ngoài những tác động trực tiếp dễ nhận thấy, những tin tức lạc quan trên còn giúp xóa mờ dự báo rất đỗi bi quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu của Citigroup. Đây cũng là lần thứ hai trong vòng một tháng, các chuyên gia kinh tế tại Citigroup cắt giảm dự báo GDP toàn cầu trong năm 2011 và 2012 do triển vọng tăng trưởng tiếp tục đi xuống nhanh chóng.
Cụ thể, đối với toàn thế giới, Citigroup dự báo tăng trưởng trong năm nay sẽ xuống 3% và năm sau sẽ là 2,9%. Theo thang điểm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, tốc độ 2% được xếp vào mức tăng trưởng suy thoái. Citigroup cũng hạ triển vọng các nước như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Anh và khu vực châu Âu.