Giới doanh nhân mong đợi gì ở Đại hội Đảng sắp tới?
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ với VnEconomy nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam
Chủ trương của Đảng là tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, nhưng khi đi vào thực tiễn, môi trường kinh doanh nhiều khi lại bị "vướng víu" và có những "khoảng cách" lớn...
Đó là điều trăn trở của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khi chia sẻ với VnEconomy nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Cũng chính vì thế, kỷ niệm Ngày Doanh nhân năm nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chọn chủ đề "Tư tưởng Hồ Chí Minh về doanh nghiệp, doanh nhân và kiến nghị của doanh nhân vào các văn kiện Đại hội lần thứ XI" để kiến nghị những mong mỏi, trăn trở của doanh nhân vào văn kiện đại hội Đảng sắp tới.
Ông Lộc nói:
- Trên cơ sở thực tiễn của hoạt động doanh nghiệp, giới doanh nhân mong mỏi kiến nghị tới Đại hội Đảng, cần xác định đúng vai trò của doanh nghiệp. Giới doanh nhân rất quan tâm tới việc xác lập vị thế, vai trò của mình trong thể chế kinh tế thị trường và trong hệ thống chính trị.
Trong văn kiện của đại hội Đảng lần này, kể cả trong cương lĩnh, báo cáo chính trị về chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì đều đề cập đến doanh nhân với cách gọi khác nhau.
Trong dự thảo cương lĩnh của ban chấp hành Trung ương trình Đại hội Đảng lần thứ XI có nêu nhiệm vụ xây dựng đội ngũ những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi; Bộ Chính trị cũng quyết định xây dựng đề án “Phát huy vai trò của doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Theo tôi, đó là những niềm cổ vũ, động viên rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp và tầng lớp doanh nhân Việt Nam.
Đặc biệt, kiến nghị thứ hai cũng rất quan trọng là về chính sách giải pháp để phát triển đội ngũ doanh nhân. Trong đó, điều mà giới doanh nhân quan tâm hướng đến là phát triển đến môi trường kinh doanh, tiếp tục hoàn thiện được môi trường kinh doanh bình đẳng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các chính sách tạo môi trường kinh doanh bình đẳng đã được đưa ra từ lâu rồi, thưa ông...
Đúng như vậy. Chính vì nhờ có những chính sách đó mà trong những năm qua, môi trường kinh doanh đã tạo điều kiện cho ra đời hàng trăm nghìn doanh nghiệp, doanh nhân và phát triển với tốc độ nhanh chóng như vậy.
Nhưng thực tế, vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng không thể phủ nhận giữa doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp bé, hay doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân... Trong khi, sự bất bình đẳng này, dù mình đã nói nhiều nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để.
Những bất bình đẳng trên xuất phát từ đâu, thưa ông?
Trong chủ trương của Đảng là luôn tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, không có chuyện phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tiễn thì vẫn có những vướng mắc và tạo ra những khoảng cách lớn.
Mà cụ thể "tắc" ở đây là trong cơ chế, chính sách, trong ứng xử cụ thể của các cơ quan chức năng, các địa phương có cái gì đó vẫn chưa thực sự bình đẳng.
Tôi đơn cử như, tâm lý và xu hướng bao giờ các đơn vị liên quan cũng dễ cho doanh nghiệp nhà nước tiếp cận nguồn đất, nguồn vốn tín dụng hơn là các doanh nghiệp tư nhân...
Vậy theo ông, cần những kiến nghị gì để gỡ bỏ "điểm tắc" này?
Cá nhân tôi cho rằng, vấn đề thực hiện công khai minh bạch các định hướng qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là đối với các địa phương là một trong những mấu chốt để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng.
Từ việc công khai minh bạch của các đơn vị, địa phương sẽ tạo cơ sở để đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là trong tiếp cận các nguồn lực sản xuất, tiếp cận thị trường...
Ngoài ra, môi trường kinh doanh cũng nên khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân vào hoạt động đầu tư đúng đắn, vào sản xuất, đầu tư vào công nghệ, nâng cao nguồn nhân lực..., bởi hiện tại nhiều doanh nghiệp, nhiều nguồn vốn đang có xu hướng đổ xô vào các lĩnh vực không tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
Với kiến nghị của doanh nhân vào các văn kiện Đại hội lần thứ XI như trên, cá nhân ông kỳ vọng gì về những chính sách mới để có thể hỗ trợ, thúc đẩy lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp phát triển nhanh và chất lượng hơn nữa?
Chủ trương của Đảng là tái cấu trúc, tái cơ cấu nền kinh tế, tôi hy vọng những nội dung như vậy sẽ sớm được thực hiện.
Điều quan trọng nhất không phải thể hiện trong văn kiện đại hội Đảng mà những chính sách lớn đề ra trong văn kiện phải có những chương trình hành động cụ thể, cụ thể hóa được những chủ trương của đảng vào thực tiễn. Những chính sách đó phải vào được trong các chương trình hành động của các bộ ngành, địa phương. Từ đó mới khép lại khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn.
Chúng ta hy vọng, các quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển tầng lớp doanh nhân trong tình hình mới, đặc biệt là thống nhất nhận thức về vai trò vị thế của tầng lớp doanh nhân trong nền kinh tế thị trường, sẽ được khẳng định rõ trong các nghị quyết của Đảng.
Đồng thời, kỳ vọng lớn mà giới doanh nhân "chờ" Đại hội lần thứ XI là có những văn kiện để tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi để doanh nhân phát triển, tạo chuyển biến căn bản trong công tác đào tạo doanh nhân, phát triển các tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ doanh nhân.
Đó là điều trăn trở của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khi chia sẻ với VnEconomy nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Cũng chính vì thế, kỷ niệm Ngày Doanh nhân năm nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chọn chủ đề "Tư tưởng Hồ Chí Minh về doanh nghiệp, doanh nhân và kiến nghị của doanh nhân vào các văn kiện Đại hội lần thứ XI" để kiến nghị những mong mỏi, trăn trở của doanh nhân vào văn kiện đại hội Đảng sắp tới.
Ông Lộc nói:
- Trên cơ sở thực tiễn của hoạt động doanh nghiệp, giới doanh nhân mong mỏi kiến nghị tới Đại hội Đảng, cần xác định đúng vai trò của doanh nghiệp. Giới doanh nhân rất quan tâm tới việc xác lập vị thế, vai trò của mình trong thể chế kinh tế thị trường và trong hệ thống chính trị.
Trong văn kiện của đại hội Đảng lần này, kể cả trong cương lĩnh, báo cáo chính trị về chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì đều đề cập đến doanh nhân với cách gọi khác nhau.
Trong dự thảo cương lĩnh của ban chấp hành Trung ương trình Đại hội Đảng lần thứ XI có nêu nhiệm vụ xây dựng đội ngũ những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi; Bộ Chính trị cũng quyết định xây dựng đề án “Phát huy vai trò của doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Theo tôi, đó là những niềm cổ vũ, động viên rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp và tầng lớp doanh nhân Việt Nam.
Đặc biệt, kiến nghị thứ hai cũng rất quan trọng là về chính sách giải pháp để phát triển đội ngũ doanh nhân. Trong đó, điều mà giới doanh nhân quan tâm hướng đến là phát triển đến môi trường kinh doanh, tiếp tục hoàn thiện được môi trường kinh doanh bình đẳng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các chính sách tạo môi trường kinh doanh bình đẳng đã được đưa ra từ lâu rồi, thưa ông...
Đúng như vậy. Chính vì nhờ có những chính sách đó mà trong những năm qua, môi trường kinh doanh đã tạo điều kiện cho ra đời hàng trăm nghìn doanh nghiệp, doanh nhân và phát triển với tốc độ nhanh chóng như vậy.
Nhưng thực tế, vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng không thể phủ nhận giữa doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp bé, hay doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân... Trong khi, sự bất bình đẳng này, dù mình đã nói nhiều nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để.
Những bất bình đẳng trên xuất phát từ đâu, thưa ông?
Trong chủ trương của Đảng là luôn tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, không có chuyện phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tiễn thì vẫn có những vướng mắc và tạo ra những khoảng cách lớn.
Mà cụ thể "tắc" ở đây là trong cơ chế, chính sách, trong ứng xử cụ thể của các cơ quan chức năng, các địa phương có cái gì đó vẫn chưa thực sự bình đẳng.
Tôi đơn cử như, tâm lý và xu hướng bao giờ các đơn vị liên quan cũng dễ cho doanh nghiệp nhà nước tiếp cận nguồn đất, nguồn vốn tín dụng hơn là các doanh nghiệp tư nhân...
Vậy theo ông, cần những kiến nghị gì để gỡ bỏ "điểm tắc" này?
Cá nhân tôi cho rằng, vấn đề thực hiện công khai minh bạch các định hướng qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là đối với các địa phương là một trong những mấu chốt để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng.
Từ việc công khai minh bạch của các đơn vị, địa phương sẽ tạo cơ sở để đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là trong tiếp cận các nguồn lực sản xuất, tiếp cận thị trường...
Ngoài ra, môi trường kinh doanh cũng nên khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân vào hoạt động đầu tư đúng đắn, vào sản xuất, đầu tư vào công nghệ, nâng cao nguồn nhân lực..., bởi hiện tại nhiều doanh nghiệp, nhiều nguồn vốn đang có xu hướng đổ xô vào các lĩnh vực không tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
Với kiến nghị của doanh nhân vào các văn kiện Đại hội lần thứ XI như trên, cá nhân ông kỳ vọng gì về những chính sách mới để có thể hỗ trợ, thúc đẩy lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp phát triển nhanh và chất lượng hơn nữa?
Chủ trương của Đảng là tái cấu trúc, tái cơ cấu nền kinh tế, tôi hy vọng những nội dung như vậy sẽ sớm được thực hiện.
Điều quan trọng nhất không phải thể hiện trong văn kiện đại hội Đảng mà những chính sách lớn đề ra trong văn kiện phải có những chương trình hành động cụ thể, cụ thể hóa được những chủ trương của đảng vào thực tiễn. Những chính sách đó phải vào được trong các chương trình hành động của các bộ ngành, địa phương. Từ đó mới khép lại khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn.
Chúng ta hy vọng, các quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển tầng lớp doanh nhân trong tình hình mới, đặc biệt là thống nhất nhận thức về vai trò vị thế của tầng lớp doanh nhân trong nền kinh tế thị trường, sẽ được khẳng định rõ trong các nghị quyết của Đảng.
Đồng thời, kỳ vọng lớn mà giới doanh nhân "chờ" Đại hội lần thứ XI là có những văn kiện để tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi để doanh nhân phát triển, tạo chuyển biến căn bản trong công tác đào tạo doanh nhân, phát triển các tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ doanh nhân.