Giữ lãi suất cơ bản, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc
Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên lãi suất cơ bản nhưng tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc để hỗ trợ các ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản nhưng tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc để hỗ trợ các ngân hàng.
Ngày 25/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2131/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt nam. Theo đó mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 14%/năm (không thay đổi so với mức lãi suất cơ bản quy định tại Quyết định 1906/QĐ-NHNN ngày 29/8/2008).
Như vậy, quyết định trên chốt lại khả năng giảm lãi suất cơ bản mà một số dự báo đề cập đến những ngày gần đây.
Tuy nhiên, ở một quyết định khác, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng thương mại bù đắp chi phí đầu vào thông qua việc tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc.
Cụ thể, theo Quyết định 2133/QĐ-NHNN của Thống đốc, mức lãi suất tiền gửi dự dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt nam đối với tổ chức tín dụng được tăng lên 5%/năm. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có Quyết định 1907/QĐ-NHNN ngày 29/8/2008 tăng lãi suất này từ 1,2% lên 3,6%/năm áp dụng từ ngày 1/9 vừa qua.
Với quyết định tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, chi phí đầu vào của các ngân hàng tiếp tục được hỗ trợ, gián tiếp tạo điều kiện để các thành viên xem xét giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay; trong đó, việc giảm lãi suất cho vay được xem là một yếu tố hỗ trợ khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, người dân, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.
Cùng hướng hỗ trợ trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng có Quyết định số 2132/QĐ-NHNN về việc sửa đổi một số điều của Quyết định số 346/QĐ-NHNN ngày 13/2/2008 về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc. Theo đó, sửa đổi Khoản 7 Điều 1 Quyết định 346/QĐ-NHNN như sau: “Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc phát hành ngày 17/3/2008 được cầm cố để vay vốn, chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước, được sử dụng làm công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở do Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành”.
Với việc sửa đổi này, các ngân hàng thương mại sẽ có thêm nguồn hỗ trợ cho việc đảm bảo khả năng thanh khoản, có thêm công cụ để gọi vốn trên thị trường mở và từ Ngân hàng Nhà nước.
Các quyết định trên của Ngân hàng Nhà nước đều bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2008.
Ngày 25/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2131/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt nam. Theo đó mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 14%/năm (không thay đổi so với mức lãi suất cơ bản quy định tại Quyết định 1906/QĐ-NHNN ngày 29/8/2008).
Như vậy, quyết định trên chốt lại khả năng giảm lãi suất cơ bản mà một số dự báo đề cập đến những ngày gần đây.
Tuy nhiên, ở một quyết định khác, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng thương mại bù đắp chi phí đầu vào thông qua việc tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc.
Cụ thể, theo Quyết định 2133/QĐ-NHNN của Thống đốc, mức lãi suất tiền gửi dự dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt nam đối với tổ chức tín dụng được tăng lên 5%/năm. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có Quyết định 1907/QĐ-NHNN ngày 29/8/2008 tăng lãi suất này từ 1,2% lên 3,6%/năm áp dụng từ ngày 1/9 vừa qua.
Với quyết định tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, chi phí đầu vào của các ngân hàng tiếp tục được hỗ trợ, gián tiếp tạo điều kiện để các thành viên xem xét giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay; trong đó, việc giảm lãi suất cho vay được xem là một yếu tố hỗ trợ khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, người dân, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.
Cùng hướng hỗ trợ trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng có Quyết định số 2132/QĐ-NHNN về việc sửa đổi một số điều của Quyết định số 346/QĐ-NHNN ngày 13/2/2008 về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc. Theo đó, sửa đổi Khoản 7 Điều 1 Quyết định 346/QĐ-NHNN như sau: “Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc phát hành ngày 17/3/2008 được cầm cố để vay vốn, chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước, được sử dụng làm công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở do Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành”.
Với việc sửa đổi này, các ngân hàng thương mại sẽ có thêm nguồn hỗ trợ cho việc đảm bảo khả năng thanh khoản, có thêm công cụ để gọi vốn trên thị trường mở và từ Ngân hàng Nhà nước.
Các quyết định trên của Ngân hàng Nhà nước đều bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2008.