Giúp trẻ phòng tránh 7 bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa
Trong thời điểm giao mùa từ Thu sang Đông như hiện nay, đặc trưng độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Theo PGS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cơ thể của trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, trong điều kiện thời tiết thay đổi liên tục, một ngày như có mấy mùa khiến trẻ rất dễ mắc bệnh. Đây chính là thời điểm dịch cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… bùng phát.
Những bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùaCảm cúmTrẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, bé sẽ đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.Để phòng tránh: Cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.Cho bé uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá.Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho bé uống nước đầy đủ để giúp bé có sức đề kháng. Với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.Viêm đường hô hấpKhi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp.Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.Để phòng tránh: Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng. Giữ ấm cơ thể cho bé và hạn chế đưa bé đến chỗ đông người. Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra đường. Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Không nên cho bé đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.
Dị ứngTrẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị dị ứng khi thời tiết chuyển mùa do làn da của các bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Khi bị dị ứng thời tiết, da của các bé sẽ nổi mẩn đỏ và ngứa, bé dễ quấy khóc và biếng ăn.Để phòng tránh: Thường xuyên vệ sinh và đảm bảo da trẻ luôn trong trạng thái sạch sẽ, khô thoáng. Những vùng da đang bị tổn thương nên ngâm lâu hơn trong nước ấm, sau khi ngâm nên bôi kem dưỡng ẩm ngay để tránh tình trạng khô da.Bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ: Kem dưỡng ẩm giúp làm da duy trì độ ẩm và giữ cho da trẻ mịn màng hơn. Tuy nhiên cha mẹ nên nhờ tư vấn của bác sĩ để tránh sử dụng tùy tiện khiến tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn.Hạn chế không để cho trẻ gãi lên những vùng da bị mẩn, ngứa. Để hạn chế cho trẻ làm trầy xước da do gãi, cha mẹ nên cắt móng tay hoặc mang bao tay cho trẻ.Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, có thành phần chất liệu từ thiên nhiênTiêu chảyĐây cũng là một bệnh bé rất dễ bị mắc khi thời tiết thay đổi. Khi bị bệnh, bé sẽ có biểu hiện bị nôn trước, sau khoảng 1 – 2 ngày thì bắt đầu bị đi ngoài. Bệnh có thể kèm theo triệu chứng ho, sốt nên nhiều mẹ dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm đường hô hấp hoặc viêm mũi họng. Bệnh thường kéo dài khoảng từ 3 đến 7 ngày. Biến chứng nguy hiểm nhất là bé bị mất nước, mất muối quá nhiều, từ đó dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được bù nước kịp thời.Để phòng tránh: cha mẹ cần giữ vệ sinh cho trẻ đúng cách; hạn chế ăn quà vặt, hàng rong kém vệ sinh; vận động rèn luyện thể lực, có chế độ ăn đủ chất để nang cao sức đề kháng cho cơ thể…Khi bị bệnh, cha mẹ nên bổ sung nước cho trẻ, vì tiêu chảy làm cơ thể trẻ mất nước rất nhanh. Ngoài nước thông thường, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước cháo loãng, nước súp…Thuốc cầm tiêu chảy nhanh chỉ tạo ra hiện tượng hết bệnh giả, các vi khuẩn, virus gây bệnh vẫn còn giữ lại ở ruột, không được đào thải ra ngoài, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột, viêm ruột. Vì vậy, phụ huynh cần hạn chế cho trẻ sử dụng.Sốt phát banSốt phát ban ở bé thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bệnh gây ra bởi virus sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung nguồn khí với người bệnh. Đây là bệnh lây nhiễm do virus nên chỉ có thể điều trị các triệu chứng.Bé mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da bé sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.Phòng tránh: Cần cho bé tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Chân tay miệngTriệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virut từ 3-6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh tay chân miệng là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày, sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ nằm trên nền niêm mạc viêm đỏ. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, hoặc có thể ở mông, gối.Khi có các dấu hiệu của bệnh, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn cụ thể cách chăm sóc trẻ, tránh biến chứng nặng. Để phòng tránh: Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng bệnh là biện pháp tốt nhất: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng…
Sốt xuất huyếtBệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa, không khí ẩm thấp, hay gặp ở bé, đặc biệt là dưới 10 tuổi.Bé sốt cao đột ngột và liên tục (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu...Nếu nghi ngờ bé bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho bé dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol rồi chuyển ngay tới bệnh viện. Để phòng tránh: Cho bé mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để bé ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt. Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ bé.Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ vỡ, vỏ xe...). Thay nước bình hoa mỗi ngàyPGS Nguyễn Tiến Dũng cũng đưa ra lời khuyên để phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa, cha mẹ cần làm sạch môi trường sống, thông thoáng, chống bụi, khói, nấm mốc, một số yếu tố dị ứng như phấn hoa, lông động vật; tránh lây bệnh cho trẻ qua tiếp xúc, giữ gìn vệ sinh cho trẻ.Thứ 2 là tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách ăn uống đầy đủ theo độ tuổi. Cùng với đó, thực hiện tiêm phòng bệnh theo y tế khuyến cáo. Điều cuối cùng rất quan trọng là phải cho các bé vận động, không để trẻ xem ti vi, điện thoại nhiều, gây béo phì làm giảm sức đề kháng.