Gỡ vướng thủy sản vào Mỹ
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và Mỹ cần phải thống nhất lại một số vấn đề về phương thức mua hàng
Ngày 14/12/2009 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã họp với ông John Connelly - Chủ tịch Hiệp hội thuỷ sản Mỹ (NFI) về kiểm soát chất lượng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.
Tại đây, một số vấn đề khúc mắc đã được bàn thảo vì lợi ích chung của hai bên trên cơ sở phát triển hoạt động thương mại cá tra nói riêng, thủy sản nói chung.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lương Lê Phương cho biết, trong các thị trường tiêu thụ thủy sản của Việt Nam từ đầu năm đến nay, mạnh nhất là EU chiếm 26% tổng thị phần, Nhật Bản chiếm 17,8%, Mỹ đứng thứ 3 với 16,9%. Sản lượng cá tra và cá ba sa hiện chiếm 31,8% trong tổng các loại thủy sản xuất khẩu, bởi vậy việc Mỹ vẫn áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa là không công bằng trong giao thương.
Ông Lương Lê Phương đề nghị, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và Mỹ cần phải thống nhất lại một số vấn đề về phương thức mua hàng.
Ông John Connelly cho rằng, nếu Mỹ đưa cá tra, cá ba sa Việt Nam vào loại cá da trơn và tiếp tục kéo dài việc áp thuế chống bán phá, thì không chỉ Việt Nam thiệt, mà Mỹ cũng thiệt. Người dân Mỹ sẽ bị tước đi cơ hội được thưởng thức sản phẩm cá tra và cá ba sa. Mỹ đang áp dụng hàng rào thuế quan và phi thuế quan để ngăn cản các sản phẩm cạnh tranh từ nước ngoài. Đây là "vũ khí" của Bộ Nông nghiệp Mỹ để bảo hộ ngành thủy sản trong nước.
Tuy nhiên, có 4 bộ của Mỹ phản đối việc đưa cá tra, cá ba sa vào danh sách cá da trơn. Bộ Thương mại Mỹ phản đối kịch liệt Bộ Nông nghiệp, vì lo rằng Việt Nam sẽ đưa vấn đề này ra kiện lại Mỹ tại WTO. Ông Connelly đưa ra một số vấn đề mà các doanh nghiệp thủy sản hai bên cần phải bàn thảo giải quyết. Một là, trọng lượng tịnh của thủy sản đông lạnh. Theo ông, các sản phẩm bán ra tại Mỹ có trọng lượng thực thấp hơn 100% trọng lượng tịnh ghi trên bao bì đều là bất hợp pháp.
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã nêu rõ việc tính chung trọng lượng mạ băng vào trọng lượng tịnh của thủy sản đông lạnh là hành vi lừa đảo. Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ thường mạ băng để bảo quản sản phẩm, và khi cân đóng hàng lại không trừ đi khối lượng băng mạ. Hai là,ngăn chặn các chuyển tải sản phẩm. NFI đang nghi ngờ thủy sản Việt Nam chuyển tải qua Mehico trước khi vào Mỹ. Ba là, tên các loài cá khác nhau có thể khiến người tiêu dùng Mỹ nhầm lẫn. Bốn là, sử dụng các chất giữ nước trong sản phẩm.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, dưới áp lực của lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu vào Mỹ hiện nay, chỉ có các doanh nghiệp Việt Nam được Mỹ đặc cách áp dụng thuế suất thấp và thuế suất bằng không thì mới có thể xuất khẩu. Hiện Việt Nam chỉ có 10 công ty như vậy, họ đều tạo được uy tín tuyệt đối đối với Bộ Thương mại Mỹ, bởi vậy họ không thể cố tình xem nhẹ các quy định về trọng lượng tịnh. Vasep sẵn sàng hợp tác cùng NFI và các nhà nhập khẩu Mỹ để giải quyết tốt vấn đề này.
Tại đây, một số vấn đề khúc mắc đã được bàn thảo vì lợi ích chung của hai bên trên cơ sở phát triển hoạt động thương mại cá tra nói riêng, thủy sản nói chung.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lương Lê Phương cho biết, trong các thị trường tiêu thụ thủy sản của Việt Nam từ đầu năm đến nay, mạnh nhất là EU chiếm 26% tổng thị phần, Nhật Bản chiếm 17,8%, Mỹ đứng thứ 3 với 16,9%. Sản lượng cá tra và cá ba sa hiện chiếm 31,8% trong tổng các loại thủy sản xuất khẩu, bởi vậy việc Mỹ vẫn áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa là không công bằng trong giao thương.
Ông Lương Lê Phương đề nghị, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và Mỹ cần phải thống nhất lại một số vấn đề về phương thức mua hàng.
Ông John Connelly cho rằng, nếu Mỹ đưa cá tra, cá ba sa Việt Nam vào loại cá da trơn và tiếp tục kéo dài việc áp thuế chống bán phá, thì không chỉ Việt Nam thiệt, mà Mỹ cũng thiệt. Người dân Mỹ sẽ bị tước đi cơ hội được thưởng thức sản phẩm cá tra và cá ba sa. Mỹ đang áp dụng hàng rào thuế quan và phi thuế quan để ngăn cản các sản phẩm cạnh tranh từ nước ngoài. Đây là "vũ khí" của Bộ Nông nghiệp Mỹ để bảo hộ ngành thủy sản trong nước.
Tuy nhiên, có 4 bộ của Mỹ phản đối việc đưa cá tra, cá ba sa vào danh sách cá da trơn. Bộ Thương mại Mỹ phản đối kịch liệt Bộ Nông nghiệp, vì lo rằng Việt Nam sẽ đưa vấn đề này ra kiện lại Mỹ tại WTO. Ông Connelly đưa ra một số vấn đề mà các doanh nghiệp thủy sản hai bên cần phải bàn thảo giải quyết. Một là, trọng lượng tịnh của thủy sản đông lạnh. Theo ông, các sản phẩm bán ra tại Mỹ có trọng lượng thực thấp hơn 100% trọng lượng tịnh ghi trên bao bì đều là bất hợp pháp.
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã nêu rõ việc tính chung trọng lượng mạ băng vào trọng lượng tịnh của thủy sản đông lạnh là hành vi lừa đảo. Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ thường mạ băng để bảo quản sản phẩm, và khi cân đóng hàng lại không trừ đi khối lượng băng mạ. Hai là,ngăn chặn các chuyển tải sản phẩm. NFI đang nghi ngờ thủy sản Việt Nam chuyển tải qua Mehico trước khi vào Mỹ. Ba là, tên các loài cá khác nhau có thể khiến người tiêu dùng Mỹ nhầm lẫn. Bốn là, sử dụng các chất giữ nước trong sản phẩm.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, dưới áp lực của lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu vào Mỹ hiện nay, chỉ có các doanh nghiệp Việt Nam được Mỹ đặc cách áp dụng thuế suất thấp và thuế suất bằng không thì mới có thể xuất khẩu. Hiện Việt Nam chỉ có 10 công ty như vậy, họ đều tạo được uy tín tuyệt đối đối với Bộ Thương mại Mỹ, bởi vậy họ không thể cố tình xem nhẹ các quy định về trọng lượng tịnh. Vasep sẵn sàng hợp tác cùng NFI và các nhà nhập khẩu Mỹ để giải quyết tốt vấn đề này.