Gốm sứ và câu chuyện hợp tác, đầu tư
Lâu nay, 74 doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, mỗi đơn vị đều “quay lưng vào trong” mà nghĩ
Với việc thành lập Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ, Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam đang từng bước thể hiện vai trò kết nối nguồn lực của các doanh nghiệp trong ngành, để nâng sức cạnh tranh.
Nỗi niềm hàng xấu, giá thấp
Năm 1994, sản phẩm gạch ốp lát và chiếc sứ vệ sinh đạt tiêu chuẩn standard đầu tiên của Việt Nam ra đời. Sau hơn 10 năm, Việt Nam đã vượt lên đứng thứ 10 thế giới về sản lượng, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam Đinh Quang Huy nhấn mạnh điều này trong phần phát biểu của mình, tại lễ khởi công Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ, diễn ra ngày 31/1 vừa qua.
Sản xuất ra sản lượng trên 300 triệu m2 gạch ceramic, gần chục triệu sản phẩm sứ mỗi năm với trị giá ước tính lên đến hơn 1 tỷ USD. Thế nhưng năm 2009, toàn ngành chỉ xuất khẩu được 110 triệu USD.
Trong khi đó, nước láng giềng Trung Quốc mỗi năm sản xuất khẩu trên 5 tỷ m2 gạch ốp lát, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009, quốc gia này đã xuất khẩu sản phẩm đạt trên 2,2 tỷ USD.
Ví dụ khác, Italia với sản lượng khoảng 500 triệu m2/năm nhưng đạt doanh thu tới trên 9 tỷ USD/năm và xuất khẩu 75% sản phẩm ra thế giới, thu về khoảng 6 tỷ USD mỗi năm. Hoặc, Tây Ban Nha với sản lượng khoảng 550 triệu m2/năm đạt doanh thu trên 6 tỷ USD, xuất khẩu 60% sản lượng để thu về 3,5 tỷ USD mỗi năm.
“Tức là, tính trên 1m2 sản phẩm bình quân, giá của Việt Nam kém hơn 6 lần Italia và 4 lần của Tây Ban Nha”, Chủ tịch Đinh Quang Huy nói.
Lý giải những hạn chế của sản phẩm gốm sứ Việt Nam, ông Huy cho rằng chất lượng kém, mẫu mã chưa hấp dẫn, chi phí sản xuất lớn, thương hiệu chưa đáng kể, sức cạnh tranh trên thị trường thấp…, là nguyên nhân chính khiến cho sản phẩm làm ra mới chỉ tiêu thụ được trong nước chứ chưa thể vươn ra cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
“Với lợi thế về nguyên liệu, lao động và nhiều lợi thế khác, ngành ceramic Việt Nam cũng khát khao nguyện vọng thỏa mãn thị trường nội địa và cung cấp ceramic ra toàn thế giới”, Chủ tịch Huy nói.
Sẽ qua thời tự làm, tự chịu?
Lâu nay, 74 doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội, mỗi đơn vị đều “quay lưng vào trong” mà nghĩ. Từ mua thiết bị, tìm hiểu công nghệ đến ứng dụng, chuyển giao… đều không có chuyện hợp tác, chia sẻ.
Có thâm niên trong ngành, ông Huy biết chuyện không ít doanh nghiệp đầu tư ban đầu thì mua dây chuyền châu Âu, khi “có nghề” thì chọn lọc và mua thêm của Trung Quốc, Đài Loan. Máy chạy thì chẳng còn quan tâm đến đã khai thác hết công suất chưa, tối ưu hiệu quả thế nào…
Thế cho nên, quyết định thành lập Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ từ 1/8/2009, được xem là việc làm giúp cho các doanh nghiệp trong ngành gốm sứ cùng chung tay hợp sức để phát triển. Tập đoàn Prime Group, với tư cách là doanh nghiệp lớn trong ngành, đã đầu tư cho Viện 70 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu.
Là một tập đoàn đa ngành với tổng doanh thu gần 8.000 tỷ đồng trong năm qua, Prime hiện chiếm 30% thị phần ceramic cả nước. Năm 2009, Tập đoàn đạt sản lượng 90 triệu m2 gạch ceramic và đang hướng tới công suất 120 triệu m2/năm. “Với tiềm lực ấy, chúng tôi tin Prime có thể giúp xây dựng thành công Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ”, Chủ tịch Huy tin tưởng.
Ông nói thêm: “Tiềm năng trước mắt là nghiên cứu các bài phối liệu tốt nhất để tối ưu chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thành phẩm và sản phẩm mới, thiết bị thay thế và chuyển giao cho các đơn vị hiện còn đang rất yếu trong các khâu này”.
Theo ông Lê Đình Quý Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ, ngay sau khi thành lập, Viện sẽ tập trung nghiên cứu phát triển các nguyên liệu chính mà hiện các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải nhập khẩu như bột màu cho men, màu cho xương, màu trang trí, men in, vật liệu chịu lửa, bi nghiền tấm lót máy nghiền, các loại phụ gia…
Dành đất, xây dựng và dự kiến sẽ đầu tư hàng chục tỷ đồng trang thiết bị cho Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ, lãnh đạo Prime cho biết, nếu đơn vị nào muốn mua sản phẩm công nghệ của Viện thì đương nhiên Prime được hưởng từ phần đóng góp.
“Nếu chúng tôi tự làm viện nghiên cứu thì không thể mời được các chuyên gia quốc tế đến chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của họ và nâng tầm vị thế ngành gốm sứ Việt Nam”, Phó tổng giám đốc Nguyễn Văn Nghĩa nói thêm về lý do Prime “đứng sau” Hiệp hội Gốm sứ xây dựng trong việc thành lập Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ.
Nỗi niềm hàng xấu, giá thấp
Năm 1994, sản phẩm gạch ốp lát và chiếc sứ vệ sinh đạt tiêu chuẩn standard đầu tiên của Việt Nam ra đời. Sau hơn 10 năm, Việt Nam đã vượt lên đứng thứ 10 thế giới về sản lượng, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam Đinh Quang Huy nhấn mạnh điều này trong phần phát biểu của mình, tại lễ khởi công Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ, diễn ra ngày 31/1 vừa qua.
Sản xuất ra sản lượng trên 300 triệu m2 gạch ceramic, gần chục triệu sản phẩm sứ mỗi năm với trị giá ước tính lên đến hơn 1 tỷ USD. Thế nhưng năm 2009, toàn ngành chỉ xuất khẩu được 110 triệu USD.
Trong khi đó, nước láng giềng Trung Quốc mỗi năm sản xuất khẩu trên 5 tỷ m2 gạch ốp lát, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009, quốc gia này đã xuất khẩu sản phẩm đạt trên 2,2 tỷ USD.
Ví dụ khác, Italia với sản lượng khoảng 500 triệu m2/năm nhưng đạt doanh thu tới trên 9 tỷ USD/năm và xuất khẩu 75% sản phẩm ra thế giới, thu về khoảng 6 tỷ USD mỗi năm. Hoặc, Tây Ban Nha với sản lượng khoảng 550 triệu m2/năm đạt doanh thu trên 6 tỷ USD, xuất khẩu 60% sản lượng để thu về 3,5 tỷ USD mỗi năm.
“Tức là, tính trên 1m2 sản phẩm bình quân, giá của Việt Nam kém hơn 6 lần Italia và 4 lần của Tây Ban Nha”, Chủ tịch Đinh Quang Huy nói.
Lý giải những hạn chế của sản phẩm gốm sứ Việt Nam, ông Huy cho rằng chất lượng kém, mẫu mã chưa hấp dẫn, chi phí sản xuất lớn, thương hiệu chưa đáng kể, sức cạnh tranh trên thị trường thấp…, là nguyên nhân chính khiến cho sản phẩm làm ra mới chỉ tiêu thụ được trong nước chứ chưa thể vươn ra cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
“Với lợi thế về nguyên liệu, lao động và nhiều lợi thế khác, ngành ceramic Việt Nam cũng khát khao nguyện vọng thỏa mãn thị trường nội địa và cung cấp ceramic ra toàn thế giới”, Chủ tịch Huy nói.
Sẽ qua thời tự làm, tự chịu?
Lâu nay, 74 doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội, mỗi đơn vị đều “quay lưng vào trong” mà nghĩ. Từ mua thiết bị, tìm hiểu công nghệ đến ứng dụng, chuyển giao… đều không có chuyện hợp tác, chia sẻ.
Có thâm niên trong ngành, ông Huy biết chuyện không ít doanh nghiệp đầu tư ban đầu thì mua dây chuyền châu Âu, khi “có nghề” thì chọn lọc và mua thêm của Trung Quốc, Đài Loan. Máy chạy thì chẳng còn quan tâm đến đã khai thác hết công suất chưa, tối ưu hiệu quả thế nào…
Thế cho nên, quyết định thành lập Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ từ 1/8/2009, được xem là việc làm giúp cho các doanh nghiệp trong ngành gốm sứ cùng chung tay hợp sức để phát triển. Tập đoàn Prime Group, với tư cách là doanh nghiệp lớn trong ngành, đã đầu tư cho Viện 70 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu.
Là một tập đoàn đa ngành với tổng doanh thu gần 8.000 tỷ đồng trong năm qua, Prime hiện chiếm 30% thị phần ceramic cả nước. Năm 2009, Tập đoàn đạt sản lượng 90 triệu m2 gạch ceramic và đang hướng tới công suất 120 triệu m2/năm. “Với tiềm lực ấy, chúng tôi tin Prime có thể giúp xây dựng thành công Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ”, Chủ tịch Huy tin tưởng.
Ông nói thêm: “Tiềm năng trước mắt là nghiên cứu các bài phối liệu tốt nhất để tối ưu chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thành phẩm và sản phẩm mới, thiết bị thay thế và chuyển giao cho các đơn vị hiện còn đang rất yếu trong các khâu này”.
Theo ông Lê Đình Quý Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ, ngay sau khi thành lập, Viện sẽ tập trung nghiên cứu phát triển các nguyên liệu chính mà hiện các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải nhập khẩu như bột màu cho men, màu cho xương, màu trang trí, men in, vật liệu chịu lửa, bi nghiền tấm lót máy nghiền, các loại phụ gia…
Dành đất, xây dựng và dự kiến sẽ đầu tư hàng chục tỷ đồng trang thiết bị cho Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ, lãnh đạo Prime cho biết, nếu đơn vị nào muốn mua sản phẩm công nghệ của Viện thì đương nhiên Prime được hưởng từ phần đóng góp.
“Nếu chúng tôi tự làm viện nghiên cứu thì không thể mời được các chuyên gia quốc tế đến chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của họ và nâng tầm vị thế ngành gốm sứ Việt Nam”, Phó tổng giám đốc Nguyễn Văn Nghĩa nói thêm về lý do Prime “đứng sau” Hiệp hội Gốm sứ xây dựng trong việc thành lập Viện Nghiên cứu công nghệ gốm sứ.