"Hà Nội sẽ tổ chức phiên giao dịch việc làm hàng tháng"
"Phiên giao dịch việc làm lần thứ nhất đã khẳng định hiệu quả của hình thức hỗ trợ tìm việc làm này"
Ngày 4/8, tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (285 phố Trung Kính, phường Trung Hoà, Cầu Giấy) sẽ diễn ra phiên giao dịch việc làm lần thứ hai, với nhu cầu tuyển dụng tương đối lớn.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội.
Bà đánh giá thế nào về phiên giao dịch việc làm lần thứ nhất vừa được tổ chức vào tháng 5/2007?
Phiên giao dịch việc làm lần thứ nhất đã khẳng định hiệu quả của hình thức hỗ trợ tìm việc làm này. Tại đây, 3.508 lao động đã được tư vấn, phỏng vấn trực tiếp, 1.283 lao động được các doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ, 1.199 lao động được hẹn phỏng vấn lần 2 và 1.277 lao động đã được tuyển dụng. Trong đó, tập trung vào các ngành nghề như thương mại, du lịch, công nghiệp, tài chính, ngân hàng...
Lần này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tất cả các doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động khi phiên giao dịch kết thúc. Tính đến nay, trong số các lao động được tuyển dụng trực tiếp, 779 người đã qua quá trình thử việc và được ký hợp đồng chính thức. Có thể nói đây là kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Còn phiên giao dịch việc làm lần thứ hai này sẽ được tổ chức như thế nào, thưa bà?
Hoạt động của phiên giao dịch việc làm lần thứ hai được bố trí thuận tiện theo 3 khu. Khu thông tin sẽ gồm một màn hình lớn hiển thị thông tin về nhu cầu lao động của doanh nghiệp, các máy tra cứu dữ liệu và máy vi tính để người lao động tìm kiếm, đăng nhập thông tin bản thân.
Ngay sau khi tìm được công việc phù hợp, người lao động sẽ đến khu phỏng vấn tuyển dụng. Tại đó sẽ bố trí các bàn để các doanh nghiệp tổ chức nhận hồ sơ, gặp gỡ, trực tiếp phỏng vấn người lao động theo chỉ tiêu tuyển dụng đã thông tin trên trang website: vieclamhanoi.net.
Ngoài ra còn một khu miễn phí tư vấn chọn nghề, tư vấn chế độ chính sách, kỹ năng làm hồ sơ, trả lời phỏng vấn cho người lao động.
Dự kiến sẽ có bao nhiêu chỉ tiêu tuyển dụng và có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia trong phiên giao dịch việc làm lần thứ hai?
Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai có khoảng 65 đơn vị tham gia (60 doanh nghiệp và 5 trường dạy nghề). Theo thông báo của 60 doanh nghiệp này, số lượng lao động cần tuyển dụng là 1.474 người.
Trong đó, lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên khoảng 472 người (32%), nhu cầu lao động là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông tương đối lớn, chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp có nhu cầu lao động trong ngành công nghiệp. Bao gồm 326 lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật; 676 lao động phổ thông. 5 trường dạy nghề cũng đưa ra nhu cầu tuyển sinh 1.400 người.
Tại đây, người lao động sẽ có cơ hội tiếp cận nhu cầu tuyển dụng năm 2007 của 7.438 doanh nghiệp với gần 20.000 chỉ tiêu. Đến nay, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội đã tổ chức cập nhật được thông tin việc làm của 4.432 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng tương đối lớn với 18.339 chỉ tiêu vào hệ thống máy tra cứu dữ liệu thuận lợi cho người lao động tiếp cận.
Thưa bà có phải vừa qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã kiểm tra hoạt động về lĩnh vực việc làm và đã phát hiện 3 đơn vị không tìm thấy địa chỉ?
Đúng vậy, đợt kiểm tra tiến hành vào giữa tháng 6, đoàn kiểm tra đã không tìm thấy địa chỉ của 3 doanh nghiệp là: Công ty Cổ phần Tiến Đạt (địa chỉ đăng ký ở 93 Trâu Quỳ, Gia Lâm); Công ty Cổ phần Tổng hợp Á Châu (92 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân); Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại lao động Hợp tác quốc tế (106 Phúc Xá, Ba Đình).
Theo quy định, khi chuyển địa điểm, các doanh nghiệp này phải thông báo cho Sở Kế hoạch Đầu tư cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Có 7 doanh nghiệp nữa có hoạt động dịch vụ việc làm, nhưng không làm thủ tục cấp giấy phép theo đúng nghị định 20 và thông tư 20 về siết chặt quản lý dịch vụ giới thiệu việc làm.
Sau thời hạn 15 ngày, qua kiểm tra, duy nhất Công ty TNHH Dịch vụ việc làm Hoàng Anh (283 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng) gửi hồ sơ xin cấp phép. Còn lại 6 công ty đã hạ biển quảng cáo chức năng giới thiệu việc làm.
Vậy sẽ xử lý như thế nào khi các đơn vị này cố tình làm trái quy định hoặc hoạt động trái phép?
Ngăn ngừa các công ty này tiếp tục hoạt động trái phép, Sở đã có công văn đề nghị UBND và công an phường nơi doanh nghiệp đặt trụ sở giám sát, kiểm tra. Nếu cố tình vi phạm sẽ phạt tiền (tối đa 10 triệu đồng), đồng thời đề nghị Sở Kế hoạch Đầu tư rút chức năng giới thiệu việc làm.
Tuy nhiên với việc xử lý 6 trên tổng số 677 doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm trên địa bàn Hà Nội là quá ít. Hiện lực lượng thanh tra Sở quá mỏng, chỉ 10 người, lại rải trên nhiều lĩnh vực.
Sắp tới, Sở sẽ tăng cường kiểm tra đột xuất, đồng thời phân cấp cho phòng lao động các quận huyện kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn.
Xin bà cho biết định hướng hoạt động của Sàn giao dịch Hà Nội trong thời gian tiếp theo?
Trên cơ sở rút kinh nghiệm hai phiên giao dịch, sàn sẽ thường xuyên khai thác các thông tin về cung - cầu lao động trên thị trường qua khảo sát, gửi phiếu đề nghị cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp, cập nhật các thông tin lao động - việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng vào website: vieclamhanoi.net để cung cấp rộng rãi cho người lao động tìm việc làm.
Ngoài địa chỉ 285 phố Trung Kính, người lao động có thể tra cứu thông tin tại điểm giao dịch việc làm vệ tinh, đặt ở 75 Tô Hiến Thành, quận Hai Bà Trưng.
Dự kiến tháng 10, Sở sẽ mở phiên giao dịch việc làm lần thứ ba để tuyển lao động vào dịp Tết và đầu năm 2008. Sang năm, mỗi tháng sẽ có một phiên giao dịch việc làm.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội.
Bà đánh giá thế nào về phiên giao dịch việc làm lần thứ nhất vừa được tổ chức vào tháng 5/2007?
Phiên giao dịch việc làm lần thứ nhất đã khẳng định hiệu quả của hình thức hỗ trợ tìm việc làm này. Tại đây, 3.508 lao động đã được tư vấn, phỏng vấn trực tiếp, 1.283 lao động được các doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ, 1.199 lao động được hẹn phỏng vấn lần 2 và 1.277 lao động đã được tuyển dụng. Trong đó, tập trung vào các ngành nghề như thương mại, du lịch, công nghiệp, tài chính, ngân hàng...
Lần này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tất cả các doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động khi phiên giao dịch kết thúc. Tính đến nay, trong số các lao động được tuyển dụng trực tiếp, 779 người đã qua quá trình thử việc và được ký hợp đồng chính thức. Có thể nói đây là kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Còn phiên giao dịch việc làm lần thứ hai này sẽ được tổ chức như thế nào, thưa bà?
Hoạt động của phiên giao dịch việc làm lần thứ hai được bố trí thuận tiện theo 3 khu. Khu thông tin sẽ gồm một màn hình lớn hiển thị thông tin về nhu cầu lao động của doanh nghiệp, các máy tra cứu dữ liệu và máy vi tính để người lao động tìm kiếm, đăng nhập thông tin bản thân.
Ngay sau khi tìm được công việc phù hợp, người lao động sẽ đến khu phỏng vấn tuyển dụng. Tại đó sẽ bố trí các bàn để các doanh nghiệp tổ chức nhận hồ sơ, gặp gỡ, trực tiếp phỏng vấn người lao động theo chỉ tiêu tuyển dụng đã thông tin trên trang website: vieclamhanoi.net.
Ngoài ra còn một khu miễn phí tư vấn chọn nghề, tư vấn chế độ chính sách, kỹ năng làm hồ sơ, trả lời phỏng vấn cho người lao động.
Dự kiến sẽ có bao nhiêu chỉ tiêu tuyển dụng và có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia trong phiên giao dịch việc làm lần thứ hai?
Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai có khoảng 65 đơn vị tham gia (60 doanh nghiệp và 5 trường dạy nghề). Theo thông báo của 60 doanh nghiệp này, số lượng lao động cần tuyển dụng là 1.474 người.
Trong đó, lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên khoảng 472 người (32%), nhu cầu lao động là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông tương đối lớn, chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp có nhu cầu lao động trong ngành công nghiệp. Bao gồm 326 lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật; 676 lao động phổ thông. 5 trường dạy nghề cũng đưa ra nhu cầu tuyển sinh 1.400 người.
Tại đây, người lao động sẽ có cơ hội tiếp cận nhu cầu tuyển dụng năm 2007 của 7.438 doanh nghiệp với gần 20.000 chỉ tiêu. Đến nay, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội đã tổ chức cập nhật được thông tin việc làm của 4.432 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng tương đối lớn với 18.339 chỉ tiêu vào hệ thống máy tra cứu dữ liệu thuận lợi cho người lao động tiếp cận.
Thưa bà có phải vừa qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã kiểm tra hoạt động về lĩnh vực việc làm và đã phát hiện 3 đơn vị không tìm thấy địa chỉ?
Đúng vậy, đợt kiểm tra tiến hành vào giữa tháng 6, đoàn kiểm tra đã không tìm thấy địa chỉ của 3 doanh nghiệp là: Công ty Cổ phần Tiến Đạt (địa chỉ đăng ký ở 93 Trâu Quỳ, Gia Lâm); Công ty Cổ phần Tổng hợp Á Châu (92 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân); Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại lao động Hợp tác quốc tế (106 Phúc Xá, Ba Đình).
Theo quy định, khi chuyển địa điểm, các doanh nghiệp này phải thông báo cho Sở Kế hoạch Đầu tư cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Có 7 doanh nghiệp nữa có hoạt động dịch vụ việc làm, nhưng không làm thủ tục cấp giấy phép theo đúng nghị định 20 và thông tư 20 về siết chặt quản lý dịch vụ giới thiệu việc làm.
Sau thời hạn 15 ngày, qua kiểm tra, duy nhất Công ty TNHH Dịch vụ việc làm Hoàng Anh (283 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng) gửi hồ sơ xin cấp phép. Còn lại 6 công ty đã hạ biển quảng cáo chức năng giới thiệu việc làm.
Vậy sẽ xử lý như thế nào khi các đơn vị này cố tình làm trái quy định hoặc hoạt động trái phép?
Ngăn ngừa các công ty này tiếp tục hoạt động trái phép, Sở đã có công văn đề nghị UBND và công an phường nơi doanh nghiệp đặt trụ sở giám sát, kiểm tra. Nếu cố tình vi phạm sẽ phạt tiền (tối đa 10 triệu đồng), đồng thời đề nghị Sở Kế hoạch Đầu tư rút chức năng giới thiệu việc làm.
Tuy nhiên với việc xử lý 6 trên tổng số 677 doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm trên địa bàn Hà Nội là quá ít. Hiện lực lượng thanh tra Sở quá mỏng, chỉ 10 người, lại rải trên nhiều lĩnh vực.
Sắp tới, Sở sẽ tăng cường kiểm tra đột xuất, đồng thời phân cấp cho phòng lao động các quận huyện kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn.
Xin bà cho biết định hướng hoạt động của Sàn giao dịch Hà Nội trong thời gian tiếp theo?
Trên cơ sở rút kinh nghiệm hai phiên giao dịch, sàn sẽ thường xuyên khai thác các thông tin về cung - cầu lao động trên thị trường qua khảo sát, gửi phiếu đề nghị cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp, cập nhật các thông tin lao động - việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng vào website: vieclamhanoi.net để cung cấp rộng rãi cho người lao động tìm việc làm.
Ngoài địa chỉ 285 phố Trung Kính, người lao động có thể tra cứu thông tin tại điểm giao dịch việc làm vệ tinh, đặt ở 75 Tô Hiến Thành, quận Hai Bà Trưng.
Dự kiến tháng 10, Sở sẽ mở phiên giao dịch việc làm lần thứ ba để tuyển lao động vào dịp Tết và đầu năm 2008. Sang năm, mỗi tháng sẽ có một phiên giao dịch việc làm.