Hạ tầng nóng lòng chờ đầu tư nước ngoài
Ngân sách Nhà nước và vốn ODA tại Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng
Ngày 26/9 vừa qua, Thủ tướng đã ban hành danh mục 163 dự án quốc gia, kêu gọi đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2006 - 2010.
Đây là những dự án quan trọng đã được phê chuẩn về mặt phương thức đầu tư. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điểm nhấn quan trọng nhất của danh mục này là các dự án được ưu tiên tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng.
Theo danh sách, tổng vốn cần cho những dự án này ước tính khoảng trên 61 tỷ USD, bao gồm hơn 53 tỷ USD cho các dự án công nghiệp - xây dựng (109 dự án), hơn 7,8 tỷ USD cho du lịch - dịch vụ (48 dự án) và số còn lại dành cho những dự án trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp (6 dự án).
Trong đó bao gồm các dự án kêu gọi một lượng lớn vốn đầu tư, ví dụ như dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá) với số vốn khoảng 5 tỷ USD; nhà máy lọc dầu số 3 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 5 - 6 tỷ USD; dự án sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) với 5 tỷ USD cho giai đoạn 1. Các dự án lớn cần vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD/ dự án gồm: khu cảng Lạch Huyền (Hải Phòng), Trung tâm xuất nhập khẩu quốc tế Văn Phong (Khánh Hoà), Khu liên hợp hoá dầu miền Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu giải trí trên đảo Tam Hải (Quảng Nam).
Ngoài ra, còn có 10 dự án cần số vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, trong đó có dự án đường vành đai số 3 tại Tp.HCM với khoảng 1,55 tỷ USD và dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi với 1,618 tỷ USD...
Danh mục các dự án này chứng tỏ Việt Nam đang tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, với 47 dự án thuộc về Bộ Giao thông Vận tải. Ông Hoàng Văn Huấn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Bắc nói, trong số 163 dự án ở tầm quốc gia trên, có tới 70 dự án về cơ sở hạ tầng về đường bộ, xây dựng sân bay, cảng biển, hạ tầng cơ sở khu công nghiệp, khu chế xuất... Ngoài ra, tất cả các địa phương trên cả nước đều có danh mục dự án kêu gọi đầu tư riêng, trong đó có nhiều dự án cơ sở hạ tầng.
Một quan chức của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định cơ sở hạ tầng là một vấn đề nóng bỏng hiện nay, cần có một lượng vốn đầu tư khổng lồ. Yêu cầu cần phải cải tiến các thiết bị cơ sở hạ tầng là quá rõ ràng và Chính phủ cũng hy vọng các nhà đầu tư sẽ tham gia tích cực hơn vào lĩnh vực này.
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực huy động các nguồn lực, nhưng ngân sách Nhà nước và vốn ODA vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Về đầu tư tư nhân, đến nay ở Việt Nam có khoảng 60 dự án BOT hoặc các dự án có hình thức tương tự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trong đó có 43 dự án xây dựng công trình giao thông.
Tuy nhiên, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực điện, nước và bưu chính viễn thông. Điều này cho thấy mức độ đầu tư của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của Việt Nam.
Với những hạn chế về ngân sách và việc Việt Nam sắp hết hạn hưởng các nguồn tài trợ ưu đãi thì việc tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà đầu tư tư nhân cho cơ sở hạ tầng ước khoảng 2,5 tỷ USD/năm đang là vấn đề cấp bách.
Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn khi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, ông Hoàng Văn Huấn cho rằng đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng không còn vướng mắc về luật pháp nữa khi Luật Đầu tư chung ra đời, không phân biệt đối xử nhà đầu tư trong nước hay ngoài nước.
Tuy nhiên, một trong những khó khăn, tồn tại hàng đầu chính là vấn đề giải phóng mặt bằng. Hiện nay, tại các thành phố lớn, hầu như các nhà đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, mặt bằng cho thuê... đều không còn đất. Trong khi một số diện tích đất lớn lại nằm trong tay các tổ chức trong nước, nhưng sử dụng nguồn đất đó vào mục đích đầu tư lại không khả quan.
Đây là những dự án quan trọng đã được phê chuẩn về mặt phương thức đầu tư. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điểm nhấn quan trọng nhất của danh mục này là các dự án được ưu tiên tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng.
Theo danh sách, tổng vốn cần cho những dự án này ước tính khoảng trên 61 tỷ USD, bao gồm hơn 53 tỷ USD cho các dự án công nghiệp - xây dựng (109 dự án), hơn 7,8 tỷ USD cho du lịch - dịch vụ (48 dự án) và số còn lại dành cho những dự án trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp (6 dự án).
Trong đó bao gồm các dự án kêu gọi một lượng lớn vốn đầu tư, ví dụ như dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá) với số vốn khoảng 5 tỷ USD; nhà máy lọc dầu số 3 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 5 - 6 tỷ USD; dự án sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) với 5 tỷ USD cho giai đoạn 1. Các dự án lớn cần vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD/ dự án gồm: khu cảng Lạch Huyền (Hải Phòng), Trung tâm xuất nhập khẩu quốc tế Văn Phong (Khánh Hoà), Khu liên hợp hoá dầu miền Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu giải trí trên đảo Tam Hải (Quảng Nam).
Ngoài ra, còn có 10 dự án cần số vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, trong đó có dự án đường vành đai số 3 tại Tp.HCM với khoảng 1,55 tỷ USD và dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi với 1,618 tỷ USD...
Danh mục các dự án này chứng tỏ Việt Nam đang tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, với 47 dự án thuộc về Bộ Giao thông Vận tải. Ông Hoàng Văn Huấn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Bắc nói, trong số 163 dự án ở tầm quốc gia trên, có tới 70 dự án về cơ sở hạ tầng về đường bộ, xây dựng sân bay, cảng biển, hạ tầng cơ sở khu công nghiệp, khu chế xuất... Ngoài ra, tất cả các địa phương trên cả nước đều có danh mục dự án kêu gọi đầu tư riêng, trong đó có nhiều dự án cơ sở hạ tầng.
Một quan chức của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định cơ sở hạ tầng là một vấn đề nóng bỏng hiện nay, cần có một lượng vốn đầu tư khổng lồ. Yêu cầu cần phải cải tiến các thiết bị cơ sở hạ tầng là quá rõ ràng và Chính phủ cũng hy vọng các nhà đầu tư sẽ tham gia tích cực hơn vào lĩnh vực này.
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực huy động các nguồn lực, nhưng ngân sách Nhà nước và vốn ODA vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Về đầu tư tư nhân, đến nay ở Việt Nam có khoảng 60 dự án BOT hoặc các dự án có hình thức tương tự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trong đó có 43 dự án xây dựng công trình giao thông.
Tuy nhiên, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực điện, nước và bưu chính viễn thông. Điều này cho thấy mức độ đầu tư của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của Việt Nam.
Với những hạn chế về ngân sách và việc Việt Nam sắp hết hạn hưởng các nguồn tài trợ ưu đãi thì việc tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà đầu tư tư nhân cho cơ sở hạ tầng ước khoảng 2,5 tỷ USD/năm đang là vấn đề cấp bách.
Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn khi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, ông Hoàng Văn Huấn cho rằng đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng không còn vướng mắc về luật pháp nữa khi Luật Đầu tư chung ra đời, không phân biệt đối xử nhà đầu tư trong nước hay ngoài nước.
Tuy nhiên, một trong những khó khăn, tồn tại hàng đầu chính là vấn đề giải phóng mặt bằng. Hiện nay, tại các thành phố lớn, hầu như các nhà đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, mặt bằng cho thuê... đều không còn đất. Trong khi một số diện tích đất lớn lại nằm trong tay các tổ chức trong nước, nhưng sử dụng nguồn đất đó vào mục đích đầu tư lại không khả quan.