Hà Tây về với Hà Nội: “Nếu Quốc hội đồng ý thì chúng ta thực hiện”
Ông Ngô Trung Hải, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn nói về vấn đề mở rộng thành phố Hà Nội
Trong khi nhiều chuyên gia ủng hộ phương án mở rộng thủ đô Hà Nội, “ôm trọn” tỉnh Hà Tây thì cũng không ít người cho rằng việc mở rộng này chưa đủ cơ sở khoa học, đồng thời sẽ mang lại nhiều thách thức trong quản lý cho chính quyền Hà Nội.
Ông Ngô Trung Hải, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng), đơn vị chủ trì soạn thảo quy hoạch vùng thủ đô, cho biết việc mở rộng Hà Nội không chỉ căn cứ vào cơ sở khoa học mà còn dựa vào thực tế, vào nhu cầu phát triển, nguyện vọng của người dân, cũng như các yếu tố lịch sử, địa lý...
“Mở rộng là hợp lòng dân”
Thưa ông, vì sao cần phải mở rộng thủ đô Hà Nội, bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây và một phần tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc?
Hiện nay thực tế phát triển của Hà Nội có nhiều bất cập. Hệ thống giao thông, dịch vụ, giáo dục vẫn chủ yếu ở nội đô. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, diện tích nội thành Hà Nội đã tăng lên bốn, năm lần, phình ra ngoại thành, làm mất vành đai xanh bảo vệ thành phố.
Mặt khác, quỹ đất của thành phố hiện không còn nhiều, nhiều dự án lớn của Chính phủ đã phải chạy ra các tỉnh lân cận. Nếu không đủ đất và cơ sở hạ tầng thì rõ ràng sẽ rất khó tạo ra được một thủ đô khang trang, đàng hoàng cho hàng trăm năm sau. Chính vì vậy phải sớm nghĩ đến việc xây dựng một thủ đô xứng tầm với một quốc gia có đến hơn 100 triệu dân trong tương lai.
Thêm nữa, trong lịch sử, Hà Nội cũng đã có thời bao trọn gần hết tỉnh Hà Tây hiện nay. Nay nếu chỉ lấy nguyên diện tích của Hà Tây đã thuộc về Hà Nội trước đây thì diện tích Hà Tây còn lại quá nhỏ, không phù hợp với một tỉnh. Vì vậy mà quy hoạch lấy toàn bộ tỉnh Hà Tây về Hà Nội.
Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng đã thông qua chủ trương Hà Nội sẽ mở rộng về phía tây và người dân cũng rất đồng tình với chủ trương này, nhất là những người dân ở Hà Tây hay Mê Linh (Vĩnh Phúc), bởi ngày xưa họ vốn đã là người Hà Nội.
Việc mở rộng Hà Nội có được đưa ra lấy ý kiến nhân dân không, thưa ông?
Việc này sẽ thực hiện theo quy định của nhà nước. Việc mở rộng từ tỉnh này sang tỉnh khác sẽ do Quốc hội quyết. Nếu Quốc hội đồng ý với quy hoạch này thì chúng ta thực hiện. Dự kiến vấn đề này sẽ được đưa ra bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội trong tháng 5 tới.
Khi đã có chủ trương mở rộng Hà Nội thì vấn đề quy hoạch Hà Nội mới sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Nhiệm vụ lớn đầu tiên mà Hà Nội cần thực hiện ngay là phải làm một đồ án quy hoạch cho Hà Nội mở rộng sao cho xứng tầm. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng cùng với Hà Nội thuê các chuyên gia hàng đầu trên thế giới để lập ra một đồ án quy hoạch đúng tầm cỡ. Bên cạnh đó cũng phải rà soát lại các dự án, cái nào phù hợp, đúng định hướng phát triển trong tương lai thì cho phát triển nhanh. Những dự án chiếm đất, đầu cơ thì phải điều chỉnh lại.
Cơ hội để nông dân chuyển nghề (!)
Việc quản lý một thành phố với quy mô như hiện nay dường như đã quá sức đối với chính quyền Hà Nội. Vậy Hà Nội sẽ “chống chọi” ra sao khi diện tích tăng gần gấp bốn lần với gần ba triệu dân tăng thêm, thưa ông?
Việc quản lý thủ đô thì chính quyền sở tại phải là chủ đạo nhưng bên cạnh đó còn có các cơ quan khác của Chính phủ hỗ trợ. Nếu phối hợp giữa trung ương và thành phố tốt thì sức mạnh sẽ được nhân đôi.
Đã có nhiều vấn đề Hà Nội không xử lý được và phải đưa lên Chính phủ giải quyết. Tuy nhiên, việc mở rộng Hà Nội sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với đội ngũ lãnh đạo thành phố và cần phải có đội ngũ giúp việc giỏi.
Hà Tây và Hà Nội sẽ phải sát nhập bộ máy lại với nhau. Khi cộng các sở, phòng, ban lại thì bộ phận chuyên môn của Hà Tây sẽ phụ trách những vùng mà họ đã quản lý chứ không phải là bộ máy của Hà Tây không làm việc nữa. Với người đứng đầu thì xem ai là người giỏi, am tường về chuyên môn của ngành đó thì sẽ bổ nhiệm.
Hà Nội mở rộng kéo theo nhiều khu nông thôn thành đô thị. Đất nông nghiệp bị mất đi sẽ làm nhiều nông dân thất nghiệp. Hà Nội sẽ phải giải bài toán này như thế nào?
Phải thấy rằng việc mở rộng thủ đô Hà Nội cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm, tạo cơ hội để nông dân chuyển đổi nghề nghiệp. Hà Tây hiện là vùng đất chật, người đông, số nông nhàn nhiều, nhiều người nhập cư vào Hà Nội kiếm việc làm và sống ở đó.
Bây giờ sáp nhập vào Hà Nội thì các dự án ở Hà Tây cũng sẽ phát triển, người dân ở đó cũng sẽ có cơ hội tham gia. Đất nông nghiệp sẽ trở thành khu đô thị, khu công nghiệp, nhiều vùng trở thành khu du lịch sinh thái, thành nơi sản suất nông nghiệp có chất lượng cao như trồng rau sạch, trồng hoa...
Người dân cũng sẽ có tâm lý nơi họ sống cũng là Hà Nội nên yên tâm làm ăn ở đó mà không di chuyển vào trung tâm thành phố như hiện nay.
Ông Ngô Trung Hải, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng), đơn vị chủ trì soạn thảo quy hoạch vùng thủ đô, cho biết việc mở rộng Hà Nội không chỉ căn cứ vào cơ sở khoa học mà còn dựa vào thực tế, vào nhu cầu phát triển, nguyện vọng của người dân, cũng như các yếu tố lịch sử, địa lý...
“Mở rộng là hợp lòng dân”
Thưa ông, vì sao cần phải mở rộng thủ đô Hà Nội, bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây và một phần tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc?
Hiện nay thực tế phát triển của Hà Nội có nhiều bất cập. Hệ thống giao thông, dịch vụ, giáo dục vẫn chủ yếu ở nội đô. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, diện tích nội thành Hà Nội đã tăng lên bốn, năm lần, phình ra ngoại thành, làm mất vành đai xanh bảo vệ thành phố.
Mặt khác, quỹ đất của thành phố hiện không còn nhiều, nhiều dự án lớn của Chính phủ đã phải chạy ra các tỉnh lân cận. Nếu không đủ đất và cơ sở hạ tầng thì rõ ràng sẽ rất khó tạo ra được một thủ đô khang trang, đàng hoàng cho hàng trăm năm sau. Chính vì vậy phải sớm nghĩ đến việc xây dựng một thủ đô xứng tầm với một quốc gia có đến hơn 100 triệu dân trong tương lai.
Thêm nữa, trong lịch sử, Hà Nội cũng đã có thời bao trọn gần hết tỉnh Hà Tây hiện nay. Nay nếu chỉ lấy nguyên diện tích của Hà Tây đã thuộc về Hà Nội trước đây thì diện tích Hà Tây còn lại quá nhỏ, không phù hợp với một tỉnh. Vì vậy mà quy hoạch lấy toàn bộ tỉnh Hà Tây về Hà Nội.
Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng đã thông qua chủ trương Hà Nội sẽ mở rộng về phía tây và người dân cũng rất đồng tình với chủ trương này, nhất là những người dân ở Hà Tây hay Mê Linh (Vĩnh Phúc), bởi ngày xưa họ vốn đã là người Hà Nội.
Việc mở rộng Hà Nội có được đưa ra lấy ý kiến nhân dân không, thưa ông?
Việc này sẽ thực hiện theo quy định của nhà nước. Việc mở rộng từ tỉnh này sang tỉnh khác sẽ do Quốc hội quyết. Nếu Quốc hội đồng ý với quy hoạch này thì chúng ta thực hiện. Dự kiến vấn đề này sẽ được đưa ra bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội trong tháng 5 tới.
Khi đã có chủ trương mở rộng Hà Nội thì vấn đề quy hoạch Hà Nội mới sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Nhiệm vụ lớn đầu tiên mà Hà Nội cần thực hiện ngay là phải làm một đồ án quy hoạch cho Hà Nội mở rộng sao cho xứng tầm. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng cùng với Hà Nội thuê các chuyên gia hàng đầu trên thế giới để lập ra một đồ án quy hoạch đúng tầm cỡ. Bên cạnh đó cũng phải rà soát lại các dự án, cái nào phù hợp, đúng định hướng phát triển trong tương lai thì cho phát triển nhanh. Những dự án chiếm đất, đầu cơ thì phải điều chỉnh lại.
Cơ hội để nông dân chuyển nghề (!)
Việc quản lý một thành phố với quy mô như hiện nay dường như đã quá sức đối với chính quyền Hà Nội. Vậy Hà Nội sẽ “chống chọi” ra sao khi diện tích tăng gần gấp bốn lần với gần ba triệu dân tăng thêm, thưa ông?
Việc quản lý thủ đô thì chính quyền sở tại phải là chủ đạo nhưng bên cạnh đó còn có các cơ quan khác của Chính phủ hỗ trợ. Nếu phối hợp giữa trung ương và thành phố tốt thì sức mạnh sẽ được nhân đôi.
Đã có nhiều vấn đề Hà Nội không xử lý được và phải đưa lên Chính phủ giải quyết. Tuy nhiên, việc mở rộng Hà Nội sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với đội ngũ lãnh đạo thành phố và cần phải có đội ngũ giúp việc giỏi.
Hà Tây và Hà Nội sẽ phải sát nhập bộ máy lại với nhau. Khi cộng các sở, phòng, ban lại thì bộ phận chuyên môn của Hà Tây sẽ phụ trách những vùng mà họ đã quản lý chứ không phải là bộ máy của Hà Tây không làm việc nữa. Với người đứng đầu thì xem ai là người giỏi, am tường về chuyên môn của ngành đó thì sẽ bổ nhiệm.
Hà Nội mở rộng kéo theo nhiều khu nông thôn thành đô thị. Đất nông nghiệp bị mất đi sẽ làm nhiều nông dân thất nghiệp. Hà Nội sẽ phải giải bài toán này như thế nào?
Phải thấy rằng việc mở rộng thủ đô Hà Nội cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm, tạo cơ hội để nông dân chuyển đổi nghề nghiệp. Hà Tây hiện là vùng đất chật, người đông, số nông nhàn nhiều, nhiều người nhập cư vào Hà Nội kiếm việc làm và sống ở đó.
Bây giờ sáp nhập vào Hà Nội thì các dự án ở Hà Tây cũng sẽ phát triển, người dân ở đó cũng sẽ có cơ hội tham gia. Đất nông nghiệp sẽ trở thành khu đô thị, khu công nghiệp, nhiều vùng trở thành khu du lịch sinh thái, thành nơi sản suất nông nghiệp có chất lượng cao như trồng rau sạch, trồng hoa...
Người dân cũng sẽ có tâm lý nơi họ sống cũng là Hà Nội nên yên tâm làm ăn ở đó mà không di chuyển vào trung tâm thành phố như hiện nay.