“Hai dấu hiệu của khủng hoảng tài chính”
"Hầu hết các nguồn tiền vào châu Á đều đầu tư vào những nơi sinh lợi nhanh như thị trường chứng khoán và bất động sản"
Mới đây, Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP) đã công bố báo cáo đánh giá tình hình kinh tế khu vực 10 năm sau khủng hoảng tài chính châu Á.
Nhân dịp ông Kim Hak-Su, Phó tổng thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch UNESCAP đến Hà Nội tham dự Diễn đàn mục tiêu phát triển thiên niên kỷ khu vực Đông và Đông Nam Á, VnEconomy đã có cuộc trò chuyện với ông xung quanh vấn đề này.
Nhìn lại thời điểm cách đây 10 năm, ông nghĩ những nguyên nhân đã nào dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997?
Trước tiên là do chính sách kinh tế vĩ mô. Đánh giá lại thời điểm cách đây 10 năm, chính sách kinh tế vĩ mô của nhiều nước bị khủng hoảng không phù hợp, họ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ồ ạt và đầu cơ tích trữ. Trong khi đó, giá trị của đồng nội tệ lại thấp hơn so với đồng USD.
Lý do thứ hai là hệ thống ngân hàng yếu, không quản lý nổi, để các dòng vốn đầu tư vào một cách ồ ạt và thường xuyên có các khoản nợ khó đòi.
Lý do thứ ba là do hệ thống thể chế yếu khiến cho công tác quản lý, kiểm soát lỏng lẻo, yếu kém, chưa kể một số nước còn mất ổn định về chính trị.
Từ những nguyên nhân đó, ông đánh giá như thế nào về thời điểm hiện nay?
Lượng tiền đầu tư trên thế giới vào thời điểm hiện nay rất lớn, khoảng 370 nghìn tỉ USD, gấp 8 lần so với cách đây 10 năm. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài hiện đang ồ ạt đổ tiền vào châu Á - Thái Bình Dương, nơi được coi là một trong những khu vực tăng trưởng năng động nhất thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, hầu hết các nguồn tiền vào châu Á đều đầu tư vào những nơi sinh lợi nhanh như thị trường chứng khoán và bất động sản, khiến cho hai thị trường này luôn tăng trưởng nóng. Song nguy hiểm hơn là có những người vay tiền ngân hàng để đầu tư.
Năm ngoái, thị trường chứng khoán của toàn khu vực tăng 27%, riêng Indonesia là 55%.
Bên cạnh đó, lượng tiền tích luỹ hàng năm của khu vực này đang tăng lên, khoảng 200 tỉ USD. Số tiền này phần lớn lại được đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Trong khi đó, những nước như Philippines và Indonesia vẫn tồn tại các khoản nợ xấu.
Đó có thể coi là những nguy cơ tiềm ẩn của một cuộc khủng hoảng?
Có hai dấu hiệu báo trước một cuộc khủng hoảng tương tự khủng hoảng tài chính châu Á là nền kinh tế tăng trưởng quá nóng và tỉ giá hối đoái quá yếu hoặc quá mạnh.
Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản, thu hút đầu tư nước ngoài.
Còn với tỉ giá hối đoái quá yếu hoặc quá mạnh trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng quá nóng như vậy, sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư tăng lượng tiền vào những nơi sinh lợi nhanh và đầu cơ.
Còn nhớ hôm 26/2, trả lời đài BBC, tôi cũng đã đưa ra cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tương tự dựa trên các lý do: nguồn tiền mặt dồi dào, quản lý lỏng lẻo, nợ xấu, hệ thống thể chế chưa hiện đại và tỉ giá hối đoái thấp.
Và rõ ràng trong những ngày qua, thị trường chứng khoán châu Á mà đi đầu là Trung Quốc đã giảm mạnh, thậm chí phản ứng dây chuyền sang các thị trường khác ở châu Âu và châu Mỹ.
Như vậy, khủng hoảng có thể xảy ra ở bất cứ nước nào và không chừa ai cả. Vai trò của Liên hợp quốc là đưa ra những cảnh báo về các cuộc khủng hoảng, nhưng không bao giờ khẳng định một cách chắc chắn rằng nó sẽ đến hay không.
* Trong cuộc hội thảo nhân 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) mới đây, ông Kim Hak- Su cũng đã khuyến cáo chính phủ các nước Đông và Đông Nam Á không nên lơ là, mất cảnh giác đối với tình hình tăng trưởng kinh tế hiện nay khi một số rủi ro tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 10 năm đang lộ diện.
Ông cho rằng, khả năng thanh toán bằng tiền mặt trên toàn cầu dồi dào, giá bất động sản tăng cao và tình trạng đầu cơ gia tăng sức ép đối với các đồng tiền trong khu vực có thể làm mất ổn định nền kinh tế khu vực, như đã xảy ra hồi năm 1997.
Theo ông, để phòng ngừa những rủi ro trên, chính phủ các nước cần đảm bảo tỉ lệ hối đoái ở mức ổn định hơn.
Nhân dịp ông Kim Hak-Su, Phó tổng thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch UNESCAP đến Hà Nội tham dự Diễn đàn mục tiêu phát triển thiên niên kỷ khu vực Đông và Đông Nam Á, VnEconomy đã có cuộc trò chuyện với ông xung quanh vấn đề này.
Nhìn lại thời điểm cách đây 10 năm, ông nghĩ những nguyên nhân đã nào dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997?
Trước tiên là do chính sách kinh tế vĩ mô. Đánh giá lại thời điểm cách đây 10 năm, chính sách kinh tế vĩ mô của nhiều nước bị khủng hoảng không phù hợp, họ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ồ ạt và đầu cơ tích trữ. Trong khi đó, giá trị của đồng nội tệ lại thấp hơn so với đồng USD.
Lý do thứ hai là hệ thống ngân hàng yếu, không quản lý nổi, để các dòng vốn đầu tư vào một cách ồ ạt và thường xuyên có các khoản nợ khó đòi.
Lý do thứ ba là do hệ thống thể chế yếu khiến cho công tác quản lý, kiểm soát lỏng lẻo, yếu kém, chưa kể một số nước còn mất ổn định về chính trị.
Từ những nguyên nhân đó, ông đánh giá như thế nào về thời điểm hiện nay?
Lượng tiền đầu tư trên thế giới vào thời điểm hiện nay rất lớn, khoảng 370 nghìn tỉ USD, gấp 8 lần so với cách đây 10 năm. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài hiện đang ồ ạt đổ tiền vào châu Á - Thái Bình Dương, nơi được coi là một trong những khu vực tăng trưởng năng động nhất thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, hầu hết các nguồn tiền vào châu Á đều đầu tư vào những nơi sinh lợi nhanh như thị trường chứng khoán và bất động sản, khiến cho hai thị trường này luôn tăng trưởng nóng. Song nguy hiểm hơn là có những người vay tiền ngân hàng để đầu tư.
Năm ngoái, thị trường chứng khoán của toàn khu vực tăng 27%, riêng Indonesia là 55%.
Bên cạnh đó, lượng tiền tích luỹ hàng năm của khu vực này đang tăng lên, khoảng 200 tỉ USD. Số tiền này phần lớn lại được đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Trong khi đó, những nước như Philippines và Indonesia vẫn tồn tại các khoản nợ xấu.
Đó có thể coi là những nguy cơ tiềm ẩn của một cuộc khủng hoảng?
Có hai dấu hiệu báo trước một cuộc khủng hoảng tương tự khủng hoảng tài chính châu Á là nền kinh tế tăng trưởng quá nóng và tỉ giá hối đoái quá yếu hoặc quá mạnh.
Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản, thu hút đầu tư nước ngoài.
Còn với tỉ giá hối đoái quá yếu hoặc quá mạnh trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng quá nóng như vậy, sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư tăng lượng tiền vào những nơi sinh lợi nhanh và đầu cơ.
Còn nhớ hôm 26/2, trả lời đài BBC, tôi cũng đã đưa ra cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tương tự dựa trên các lý do: nguồn tiền mặt dồi dào, quản lý lỏng lẻo, nợ xấu, hệ thống thể chế chưa hiện đại và tỉ giá hối đoái thấp.
Và rõ ràng trong những ngày qua, thị trường chứng khoán châu Á mà đi đầu là Trung Quốc đã giảm mạnh, thậm chí phản ứng dây chuyền sang các thị trường khác ở châu Âu và châu Mỹ.
Như vậy, khủng hoảng có thể xảy ra ở bất cứ nước nào và không chừa ai cả. Vai trò của Liên hợp quốc là đưa ra những cảnh báo về các cuộc khủng hoảng, nhưng không bao giờ khẳng định một cách chắc chắn rằng nó sẽ đến hay không.
* Trong cuộc hội thảo nhân 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) mới đây, ông Kim Hak- Su cũng đã khuyến cáo chính phủ các nước Đông và Đông Nam Á không nên lơ là, mất cảnh giác đối với tình hình tăng trưởng kinh tế hiện nay khi một số rủi ro tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 10 năm đang lộ diện.
Ông cho rằng, khả năng thanh toán bằng tiền mặt trên toàn cầu dồi dào, giá bất động sản tăng cao và tình trạng đầu cơ gia tăng sức ép đối với các đồng tiền trong khu vực có thể làm mất ổn định nền kinh tế khu vực, như đã xảy ra hồi năm 1997.
Theo ông, để phòng ngừa những rủi ro trên, chính phủ các nước cần đảm bảo tỉ lệ hối đoái ở mức ổn định hơn.