Hài hoà lợi ích, bài học từ vụ đình công lớn ở Huế
Vụ đình công tại công ty Quinmax với trên 1.100 công nhân tham gia được xem là “bài học đầu tiên” cho Huế
Vụ đình công tại Công ty TNHH Quinmax International đầu tháng 4 vừa qua với trên 1.100 công nhân tham gia, kéo dài trong nhiều ngày được xem là lớn nhất, phức tạp nhất xảy ra trên địa bàn Thừa Thiên - Huế từ trước đến nay, và vụ việc được xem là “bài học đầu tiên” cho Huế.
Công ty Quinmax vốn là nhà máy 2 trực thuộc Công ty Dệt may Huế. Quyết định số 20/GP-TTH ngày 12-01-2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã bàn giao cho đối tác phía Đài Loan để thành lập doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Trong số trên 1.200 công nhân hiện nay, có đến 794 người chuyển từ Công ty Dệt may Huế sang theo biên bản thỏa thuận ngày 8-4-2005. Trước khi nổ ra vụ đình công, tại doanh nghiệp cũng đã xảy ra những bất đồng.
Khi quyền và lợi ích chính đáng bị xâm phạm
Trong bản kiến nghị gồm 15 vấn đề bức xúc mà những người đình công nêu lên, tựu trung lại vẫn là câu chuyện về “quyền” và “lợi ích” chính đáng bị vi phạm.
Trước hết là chuyện về lương. Công ty Quinmax không theo hình thức khoán sản phẩm mà đang áp dụng chế độ trả lương khá lạ lùng theo cách chấm công hàng ngày, có sự giám sát không thể nào chặt hơn của đội ngũ “đốc công”. Định mức lao động quy định là 60 đồng/1 phút ( sau đó tăng lên 70 đồng), mỗi tuần làm việc 48 giờ. Theo nội dung Quyết định số 178/QĐ-TC của Giám đốc Xu Yun Ping, thì lương của công nhân may được chia thành 5 bậc, thấp nhất là 759.700 đ và cao nhất là 901.700đ.
So với các đơn vị dệt may trên địa bàn, rõ ràng thu nhập của công nhân Công ty Quinmax là rất thấp; mức lương cao nhất (không có trong thực tế) cũng chỉ tương đương với hệ số bậc hai của công nhân ở Công ty dệt may Huế. Còn thực tế, vượt định mức là rất khó, nên đại đa số công nhân chỉ được nhận lương ở mức thấp nhất.
Hay như vấn đề lương thưởng tháng 13. Trong thực tế, để có được tháng lương này, công nhân may ở Công ty Quinmax phải cực kỳ khó khăn gìn giữ trong suốt cả năm lao động. Nhiều quy định không giống ai mà điển hình là những “thư khiển trách” xem chừng được các đốc công rất “hào phóng” trong việc ban phát đã khiến cho lương tháng 13 trong con mắt của nhiều người chỉ là chiếc bánh vẽ.
Hãy xem hai trong số 13 vi phạm mà công nhân có thể nhận ngay thư khiển trách: sử dụng thức ăn không đúng nơi quy định- không giữ vệ sinh nơi làm việc - đi vệ sinh quá thời gian quy định... Mà chỉ với 3 “thư khiển trách” thì lương tháng 13 của người lao động coi như...đi đứt. Những lá “thư khiển trách” vì thế cứ như những bóng ma luôn lởn vởn xung quanh, khiến không khí lao động luôn ở trong trạng thái vô cùng bức bối, ngột ngạt.
Đã giải quyết kịp thời
Sự nhập cuộc khá tích cực của các ban ngành có chức năng liên quan tại Thừa Thiên - Huế đã bước đầu khắc phục được những cách biệt, bất đồng xảy ra tại Công ty Quinmax. Đã có những nỗ lực đáng ghi nhận từ cả 2 phía trong việc xử lý các vấn đề khiếu kiện. Ngay sau vụ đình công xảy ra, đại diện phía sử dụng lao động ở công ty đã cho thành lập ngay Hội đồng định mức và Hội đồng hòa giải cơ sở nhằm tạo ra những nhân tố trung gian trong xử lý các tranh chấp.
Vấn đề về cư xử và thái độ quá đáng của nhiều chuyền trưởng, quản đốc... nhân tố tạo nên mâu thuẫn theo phản ảnh khiếu nại của công nhân cũng được đại diện lãnh đạo công ty thừa nhận và cơ bản đã có hướng xử lý. Một số vấn đề khác, như chế độ bảo hiểm, tiền ăn ca trưa, chế độ nghỉ phép, ốm đau... cũng được xem xét. Hầu hết đều được trả lời bằng văn bản cụ thể và phía công nhân đình công cũng đã nhanh chóng trở lại với công việc của mình.
Theo dõi sát sao vụ việc và tình hình chung của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn, ông Hồ Dần, Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh xã hội cho rằng, để quản lý và điều hành một doanh nghiệp có quy mô khá lớn trên 1.000 lao động cần có một đội ngũ cán bộ quản lý có tay nghề vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt. Việc tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật lao động phải hết sức được chú trọng. Đặc biệt là với những người sử dụng lao động là người nước ngoài, cần có bộ phận tư vấn về pháp luật cũng như các vấn đề về đạo đức, phong tục tập quán Việt Nam.
Công ty Quinmax vốn là nhà máy 2 trực thuộc Công ty Dệt may Huế. Quyết định số 20/GP-TTH ngày 12-01-2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã bàn giao cho đối tác phía Đài Loan để thành lập doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Trong số trên 1.200 công nhân hiện nay, có đến 794 người chuyển từ Công ty Dệt may Huế sang theo biên bản thỏa thuận ngày 8-4-2005. Trước khi nổ ra vụ đình công, tại doanh nghiệp cũng đã xảy ra những bất đồng.
Khi quyền và lợi ích chính đáng bị xâm phạm
Trong bản kiến nghị gồm 15 vấn đề bức xúc mà những người đình công nêu lên, tựu trung lại vẫn là câu chuyện về “quyền” và “lợi ích” chính đáng bị vi phạm.
Trước hết là chuyện về lương. Công ty Quinmax không theo hình thức khoán sản phẩm mà đang áp dụng chế độ trả lương khá lạ lùng theo cách chấm công hàng ngày, có sự giám sát không thể nào chặt hơn của đội ngũ “đốc công”. Định mức lao động quy định là 60 đồng/1 phút ( sau đó tăng lên 70 đồng), mỗi tuần làm việc 48 giờ. Theo nội dung Quyết định số 178/QĐ-TC của Giám đốc Xu Yun Ping, thì lương của công nhân may được chia thành 5 bậc, thấp nhất là 759.700 đ và cao nhất là 901.700đ.
So với các đơn vị dệt may trên địa bàn, rõ ràng thu nhập của công nhân Công ty Quinmax là rất thấp; mức lương cao nhất (không có trong thực tế) cũng chỉ tương đương với hệ số bậc hai của công nhân ở Công ty dệt may Huế. Còn thực tế, vượt định mức là rất khó, nên đại đa số công nhân chỉ được nhận lương ở mức thấp nhất.
Hay như vấn đề lương thưởng tháng 13. Trong thực tế, để có được tháng lương này, công nhân may ở Công ty Quinmax phải cực kỳ khó khăn gìn giữ trong suốt cả năm lao động. Nhiều quy định không giống ai mà điển hình là những “thư khiển trách” xem chừng được các đốc công rất “hào phóng” trong việc ban phát đã khiến cho lương tháng 13 trong con mắt của nhiều người chỉ là chiếc bánh vẽ.
Hãy xem hai trong số 13 vi phạm mà công nhân có thể nhận ngay thư khiển trách: sử dụng thức ăn không đúng nơi quy định- không giữ vệ sinh nơi làm việc - đi vệ sinh quá thời gian quy định... Mà chỉ với 3 “thư khiển trách” thì lương tháng 13 của người lao động coi như...đi đứt. Những lá “thư khiển trách” vì thế cứ như những bóng ma luôn lởn vởn xung quanh, khiến không khí lao động luôn ở trong trạng thái vô cùng bức bối, ngột ngạt.
Đã giải quyết kịp thời
Sự nhập cuộc khá tích cực của các ban ngành có chức năng liên quan tại Thừa Thiên - Huế đã bước đầu khắc phục được những cách biệt, bất đồng xảy ra tại Công ty Quinmax. Đã có những nỗ lực đáng ghi nhận từ cả 2 phía trong việc xử lý các vấn đề khiếu kiện. Ngay sau vụ đình công xảy ra, đại diện phía sử dụng lao động ở công ty đã cho thành lập ngay Hội đồng định mức và Hội đồng hòa giải cơ sở nhằm tạo ra những nhân tố trung gian trong xử lý các tranh chấp.
Vấn đề về cư xử và thái độ quá đáng của nhiều chuyền trưởng, quản đốc... nhân tố tạo nên mâu thuẫn theo phản ảnh khiếu nại của công nhân cũng được đại diện lãnh đạo công ty thừa nhận và cơ bản đã có hướng xử lý. Một số vấn đề khác, như chế độ bảo hiểm, tiền ăn ca trưa, chế độ nghỉ phép, ốm đau... cũng được xem xét. Hầu hết đều được trả lời bằng văn bản cụ thể và phía công nhân đình công cũng đã nhanh chóng trở lại với công việc của mình.
Theo dõi sát sao vụ việc và tình hình chung của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn, ông Hồ Dần, Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh xã hội cho rằng, để quản lý và điều hành một doanh nghiệp có quy mô khá lớn trên 1.000 lao động cần có một đội ngũ cán bộ quản lý có tay nghề vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt. Việc tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật lao động phải hết sức được chú trọng. Đặc biệt là với những người sử dụng lao động là người nước ngoài, cần có bộ phận tư vấn về pháp luật cũng như các vấn đề về đạo đức, phong tục tập quán Việt Nam.