Hải quan điện tử: Một năm nhìn lại
Việc triển khai thí điểm hải quan điện tử trong thời gian qua cho thấy, phiền hà và tiêu cực đã giảm hẳn
Sau một thời gian triển khai hải quan điện tử, khai báo từ xa tại một số cục hải quan có lưu lượng hàng hóa lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Tp.HCM,... có thể thấy, phương thức này đã đem lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp cũng như hoạt động thương mại, công tác quản lý xuất nhập khẩu.
Tới nay, hệ thống thông quan điện tử, khai báo từ xa hoạt động tương đối ổn định. Doanh nghiệp chỉ cần nạp dữ liệu của tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu vào phần mềm được cài đặt tại trụ sở của mình sau đó chuyển đến cơ quan Hải quan qua hệ thống mạng.
Giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp
Khi đến nộp hồ sơ chính thức, các dữ liệu đã có sẵn trong hệ thống máy móc của cơ quan Hải quan, chính sách mặt hàng và chính sách thuế áp dụng cho lô hàng đó hầu như đã được định trước, doanh nghiệp không mất thời gian chờ đợi.
Trong quá trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, về thông quan điện tử giai đoạn 1 (01/01/2007 đến 1/10/2007) đã có 214 doanh nghiệp tham gia thực hiện hải quan điện tử với 26.087 tờ khai xuất nhập khẩu. Tổng số thuế đạt trên 2.272 tỷ VND; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 2,4 tỷ USD.
Giai đoạn 2 (1/10/2007 đến 31/12/2007) đã có 287 doanh nghiệp tham gia thực hiện hải quan điện tử với 10.048 tờ khai xuất nhập khẩu điện tử thuộc loại hình kinh doanh và nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu được tiếp nhận và xử lý với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 1 tỷ USD và số tiền thuế đạt trên 989 tỷ VND.
Việc triển khai thí điểm trong thời gian qua cho thấy doanh nghiệp đã chủ động khai báo điện tử, giảm tiếp xúc giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan, giảm phiền hà, tiêu cực. Bên cạnh đó đã nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Kết quả này cũng khẳng định thủ tục hải quan điện tử là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO, nhằm đảm bảo sự phù hợp, tương thích với xu thế phát triển chung và hoà nhập với hải quan thế giới và khu vực.
Cùng với việc triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử giai đoạn 2, ngành hải quan cũng đẩy mạnh việc triển khai Hải quan từ xa tại các cục hải quan tỉnh, thành phố lớn như Hải Phòng, TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu..., chủ yếu đối với hàng kinh doanh, hàng gia công, hàng nhập sản xuất xuất khẩu.
Khai hải quan từ xa là một trong những biện pháp của ngành hải quan nhằm thúc đẩy quá trình hiện đại hóa hải quan. Doanh nghiệp có thể kết nối vào mạng của cơ quan hải quan thông qua mạng internet và thực hiện việc khai hải quan bằng chương trình cài đặt tại doanh nghiệp hoặc bằng website khai hải quan. doanh nghiệp nạp dữ liệu của tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu vào phần mềm được cài đặt tại trụ sở của mình sau đó chuyển đến cơ quan hải quan qua hệ thống mạng.
Với hình thức này, thời gian làm thủ tục hải quan giảm đáng kể cả ở khâu đăng ký và thanh khoản; mặt khác sẽ giảm thiểu thời gian đi lại, chi phí của doanh nghiệp khi làm thủ tục. Đối với cơ quan hải quan, Khai hải quan từ xa giúp cho cán bộ xử lý có nhiều thời gian hơn cho phân tích, xử lý thông tin do không phải nhập số liệu; chất lượng thông tin được tăng cường, có độ chính xác cao.
Mặc dù mới hơn 6 tháng triển khai mở rộng, nhưng khai hải quan từ xa đã đạt được những thành công đáng kể, thông qua số liệu 15 ngày đầu năm 2008 do 8 cục hải quan trọng điểm báo cáo cho thấy tỷ lệ khai hải quan từ xa được doanh nghiệp ứng dụng cao.
Tại Hải Phòng đạt 10.288 trong tổng số 10.995 tờ khai, Hà Nội đạt 8.627/11.701 tờ khai, tại Đồng Nai đạt 11.299/11.378 tờ khai, Tp.HCM đạt 1.617/3.178 tờ khai.
Đảm bảo cơ sở hạ tầng để nhân rộng
Thời gian tới, Tổng cục Hải quan có chủ trương đẩy nhanh việc triển khai mở rộng khai báo hải quan qua mạng và đã tiến hành tập huấn cho tất cả các cục hải quan tỉnh, thành phố còn lại trên cả nước.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu 60-70% doanh nghiệp thực hiện khai hải quan qua mạng trong năm 2008, hải quan phải đảm bảo việc mở rộng kết nối thông tin với doanh nghiệp đồng nghĩa với việc hệ thống thông tin của ngành phải chịu rủi ro cao hơn, các ứng dụng đã triển khai phải được nâng cấp, cán bộ hải quan cần được tập huấn để thích ứng với phương thức làm việc mới.
Ngoài ra, trách nhiệm nghiên cứu trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định có liên quan để đẩy mạnh xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ có liên quan, hỗ trợ doanh nghiệp cũng là nhiệm vụ được đặt ra. Về phía doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đủ điều kiện về hạ tầng, nhân lực để tham gia đầy đủ quy trình khai hải quan qua mạng.
Để khắc phục tình trạng triển khai chậm chủ trương khai báo từ xa, ngành hải quan cũng chủ trương mở rộng nhiều hình thức và biện pháp để mở rộng khai hải quan từ xa với mục tiêu tránh độc quyền, xã hội hóa việc cung cấp phần mềm phục vụ doanh nghiệp. Cụ thể là Tổng cục Hải quan sẽ nâng cấp website chương trình khai hải quan từ xa với tiện ích và công cụ tốt hơn.
Tổng cục sẽ nghiên cứu xây dựng phần mềm khai hải quan từ xa có hiệu quả hơn, có thể sẽ cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng chuẩn, quy trình kết nối, trao đổi thông tin giữa hệ thống thông tin hải quan với doanh nghiệp.
Tương tự, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong thời gian tới cũng cần tìm cách giải quyết một số khó khăn và vướng mắc như công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo thực hiện thủ tục hải quan điện tử chưa được tính toán kỹ lưỡng, khoa học; một phần chưa tiên lượng hết được khối lượng công việc triển khai, năng lực chuyên môn của cơ quan được ký kết xây dựng phần mềm cũng hạn chế về thời gian đã ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ xây dựng phần mềm; việc trang bị bổ sung máy móc thiết bị cho các chi cục thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đòi hỏi phải tiến hành theo trình tự mua sắm, đấu thầu nên phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện; bên cạnh đó, thủ tục hải quan điện tử còn liên quan đến tốc độ đường truyền, C-VAN..., mà trong thời gian ngắn khó có thể thực hiện tốt.
Tới nay, hệ thống thông quan điện tử, khai báo từ xa hoạt động tương đối ổn định. Doanh nghiệp chỉ cần nạp dữ liệu của tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu vào phần mềm được cài đặt tại trụ sở của mình sau đó chuyển đến cơ quan Hải quan qua hệ thống mạng.
Giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp
Khi đến nộp hồ sơ chính thức, các dữ liệu đã có sẵn trong hệ thống máy móc của cơ quan Hải quan, chính sách mặt hàng và chính sách thuế áp dụng cho lô hàng đó hầu như đã được định trước, doanh nghiệp không mất thời gian chờ đợi.
Trong quá trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, về thông quan điện tử giai đoạn 1 (01/01/2007 đến 1/10/2007) đã có 214 doanh nghiệp tham gia thực hiện hải quan điện tử với 26.087 tờ khai xuất nhập khẩu. Tổng số thuế đạt trên 2.272 tỷ VND; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 2,4 tỷ USD.
Giai đoạn 2 (1/10/2007 đến 31/12/2007) đã có 287 doanh nghiệp tham gia thực hiện hải quan điện tử với 10.048 tờ khai xuất nhập khẩu điện tử thuộc loại hình kinh doanh và nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu được tiếp nhận và xử lý với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 1 tỷ USD và số tiền thuế đạt trên 989 tỷ VND.
Việc triển khai thí điểm trong thời gian qua cho thấy doanh nghiệp đã chủ động khai báo điện tử, giảm tiếp xúc giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan, giảm phiền hà, tiêu cực. Bên cạnh đó đã nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Kết quả này cũng khẳng định thủ tục hải quan điện tử là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO, nhằm đảm bảo sự phù hợp, tương thích với xu thế phát triển chung và hoà nhập với hải quan thế giới và khu vực.
Cùng với việc triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử giai đoạn 2, ngành hải quan cũng đẩy mạnh việc triển khai Hải quan từ xa tại các cục hải quan tỉnh, thành phố lớn như Hải Phòng, TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu..., chủ yếu đối với hàng kinh doanh, hàng gia công, hàng nhập sản xuất xuất khẩu.
Khai hải quan từ xa là một trong những biện pháp của ngành hải quan nhằm thúc đẩy quá trình hiện đại hóa hải quan. Doanh nghiệp có thể kết nối vào mạng của cơ quan hải quan thông qua mạng internet và thực hiện việc khai hải quan bằng chương trình cài đặt tại doanh nghiệp hoặc bằng website khai hải quan. doanh nghiệp nạp dữ liệu của tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu vào phần mềm được cài đặt tại trụ sở của mình sau đó chuyển đến cơ quan hải quan qua hệ thống mạng.
Với hình thức này, thời gian làm thủ tục hải quan giảm đáng kể cả ở khâu đăng ký và thanh khoản; mặt khác sẽ giảm thiểu thời gian đi lại, chi phí của doanh nghiệp khi làm thủ tục. Đối với cơ quan hải quan, Khai hải quan từ xa giúp cho cán bộ xử lý có nhiều thời gian hơn cho phân tích, xử lý thông tin do không phải nhập số liệu; chất lượng thông tin được tăng cường, có độ chính xác cao.
Mặc dù mới hơn 6 tháng triển khai mở rộng, nhưng khai hải quan từ xa đã đạt được những thành công đáng kể, thông qua số liệu 15 ngày đầu năm 2008 do 8 cục hải quan trọng điểm báo cáo cho thấy tỷ lệ khai hải quan từ xa được doanh nghiệp ứng dụng cao.
Tại Hải Phòng đạt 10.288 trong tổng số 10.995 tờ khai, Hà Nội đạt 8.627/11.701 tờ khai, tại Đồng Nai đạt 11.299/11.378 tờ khai, Tp.HCM đạt 1.617/3.178 tờ khai.
Đảm bảo cơ sở hạ tầng để nhân rộng
Thời gian tới, Tổng cục Hải quan có chủ trương đẩy nhanh việc triển khai mở rộng khai báo hải quan qua mạng và đã tiến hành tập huấn cho tất cả các cục hải quan tỉnh, thành phố còn lại trên cả nước.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu 60-70% doanh nghiệp thực hiện khai hải quan qua mạng trong năm 2008, hải quan phải đảm bảo việc mở rộng kết nối thông tin với doanh nghiệp đồng nghĩa với việc hệ thống thông tin của ngành phải chịu rủi ro cao hơn, các ứng dụng đã triển khai phải được nâng cấp, cán bộ hải quan cần được tập huấn để thích ứng với phương thức làm việc mới.
Ngoài ra, trách nhiệm nghiên cứu trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định có liên quan để đẩy mạnh xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ có liên quan, hỗ trợ doanh nghiệp cũng là nhiệm vụ được đặt ra. Về phía doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đủ điều kiện về hạ tầng, nhân lực để tham gia đầy đủ quy trình khai hải quan qua mạng.
Để khắc phục tình trạng triển khai chậm chủ trương khai báo từ xa, ngành hải quan cũng chủ trương mở rộng nhiều hình thức và biện pháp để mở rộng khai hải quan từ xa với mục tiêu tránh độc quyền, xã hội hóa việc cung cấp phần mềm phục vụ doanh nghiệp. Cụ thể là Tổng cục Hải quan sẽ nâng cấp website chương trình khai hải quan từ xa với tiện ích và công cụ tốt hơn.
Tổng cục sẽ nghiên cứu xây dựng phần mềm khai hải quan từ xa có hiệu quả hơn, có thể sẽ cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng chuẩn, quy trình kết nối, trao đổi thông tin giữa hệ thống thông tin hải quan với doanh nghiệp.
Tương tự, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong thời gian tới cũng cần tìm cách giải quyết một số khó khăn và vướng mắc như công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo thực hiện thủ tục hải quan điện tử chưa được tính toán kỹ lưỡng, khoa học; một phần chưa tiên lượng hết được khối lượng công việc triển khai, năng lực chuyên môn của cơ quan được ký kết xây dựng phần mềm cũng hạn chế về thời gian đã ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ xây dựng phần mềm; việc trang bị bổ sung máy móc thiết bị cho các chi cục thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đòi hỏi phải tiến hành theo trình tự mua sắm, đấu thầu nên phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện; bên cạnh đó, thủ tục hải quan điện tử còn liên quan đến tốc độ đường truyền, C-VAN..., mà trong thời gian ngắn khó có thể thực hiện tốt.