“Hải quan Hà Nội đã sẵn sàng hội nhập”
Năm 2007, khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu qua địa bàn Hà Nội sẽ được áp dụng thông quan khai báo điện tử hoặc khai báo từ xa qua Internet
Năm 2007, khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu qua địa bàn Hà Nội sẽ được áp dụng thông quan khai báo điện tử hoặc khai báo từ xa qua Internet.
Đó là thông tin từ ông Nguyễn Công Đạt, Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội trong cuộc trao đổi mới đây với chúng tôi.
Trong bối cảnh tăng thu của toàn ngành, nhưng 2006 lại là năm tài khoá không được như ý của hải quan Hà Nội. Theo ông đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Năm 2006, Cục Hải quan thành phố Hà Nội được giao chỉ tiêu thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu là 5.350 tỷ đồng (trong đó thuế xuất nhập khẩu 2.662 tỷ và thuế VAT là 2.688 tỷ).
Nhưng kết quả thu thuế cụ thể 4.404,7 tỷ đồng (tính đến hết ngày 7/12/2006) đạt 82,3% chỉ tiêu được giao (thấp hơn cùng kỳ 2005) ước thu cả năm đạt khoảng 4.800 tỷ đồng.
Chúng tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc số thu giảm, trong đó có những lý do cơ bản sau:
Từ 1/1/20006, các doanh nghiệp phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá kinh doanh thuần tuý tại cửa khẩu nhập, không được phép thay đổi cửa khẩu. Vì lý do trên, ước tính năm 2006 Hải quan Hà Nội ảnh hưởng thu ngân sách khoảng 618 tỷ đồng.
Do thực hiện Quyết định số 57/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng linh kiện, phụ tùng ôtô trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực từ ngày 20/9/2005, cho phép doanh nghiệp được áp thuế suất cho từng linh kiện rời của bộ linh kiện CKD. Theo cách tính này, số thu giảm khoảng 150 tỷ đồng so với năm 2005.
Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 có hiệu lực từ ngày 1/5/2006, ôtô cũ được phép nhập khẩu, tâm lý người tiêu dùng chờ mua xe cũ, nên bộ linh kiện nhập khẩu của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô cũng bị giảm mạnh, ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách.
Kim ngạch xuất nhập khẩu từ đầu năm tới nay tăng so với cùng kỳ, nhưng thuế suất nhiều mặt hàng giảm do Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Song song với những khó khăn đó, ngay từ quý I/2006, Cục Hải quan Hà Nội đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu đòi nợ thuế, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của 2006. Đồng thời tiến hành nhiều biện pháp chống thất thu thuế. Kết quả thu đòi nợ thuế tính đến 15/11/2006 được hơn 123 tỷ đồng của 355 doanh nghiệp.
Khi lộ trình cắt giảm thuế đã được xác định cụ thể khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thì thách thức đối với nguồn thu hải quan ngày càng lớn. Cục Hải quan Hà Nội đã có giải pháp gì cho bài toán này?
Bài toán này thực sự là rất khó đối với ngành Hải quan nói chung cũng như Cục Hải quan Hà Nội.
Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, quy trình thủ tục và hoạt động của hải quan cho phù hợp với các quy định của WTO… Năm 2007 Cục Hải quan Hà Nội sẽ mở rộng khai báo hải quan điện tử qua mạng thêm một số đơn vị. Lãnh đạo Cục khuyến khích các đơn vị chủ động khai báo hải quan điện tử qua mạng.
Chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ khai báo hải quan điện tử với việc tích hợp cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro. Nâng cấp hoàn thiện phần mềm phục vụ quản lý rủi ro, ví dụ: luồng đỏ kiểm tra sau 3 lần không phát hiện vi phạm thì tự động chuyển sang luồng vàng hoặc luồng xanh, điều chỉnh tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên.
Chúng tôi cũng sẽ triển khai tách và chuyển phần cưỡng chế thuế, ân hạn thuế ra khỏi hệ thống quản lý rủi ro.
Để tăng thu ngân sách các chi cục phải tổ chức rà soát lại các nguyên nhân làm phát sinh tăng nợ thuế. Chấn chỉnh các tổ đôn đốc thu nợ thuế, nếu chi cục nào chưa có tổ đôn đốc thu nợ thuế thì tổ chức thành lập ngay. Việc xử lý nợ thuế Cục Hải quan Hà Nội cũng rất cần sự cộng tác, phối hợp với các cơ quan tuyên truyền, thông tin đại chúng trong việc các doanh nghiệp cố tình trây ỳ sẽ đưa lên báo chí để nhắc nhở.
Biện pháp chống nợ đọng triệt để được lãnh đạo ngành tài chính quan tâm. Vậy số nợ đọng ở Hải quan Hà Nội ra sao và hướng xử lý trong thời gian tới?
Tổng số thuế thu nộp ngân sách Nhà nước của Cục Hải quan Hà Nội tính đến hết ngày 7/12/2006 là 4.404,7 tỷ đồng (đạt 82,3% chỉ tiêu được giao).
Chúng tôi đã tổng hợp được số nợ thuế quá hạn đến 15/11/2006 trong đó thuế xuất khẩu: 1,739.636 tỷ đồng, thuế nhập khẩu: 696,892.177 tỷ đồng, thuế VAT: 52,306.577 tỷ đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt: 2,379.730 tỷ đồng, phạt chậm 66,273.237 tỷ đồng, tổng số nợ thuế quá hạn là: 819,591.357 tỷ đồng.
Trong tổng số 91,1 tỷ nợ bình thường phải thu đòi có 26,7 tỷ đồng của một công ty nhập khẩu xe ôtô. Tổng cục Hải quan đã đồng ý cho tái xuất nhưng cho đến nay công ty này chưa xuất và làm thủ tục thanh khoản.
Năm 2007 được coi là năm đổi mới và cải cách Hải quan theo hướng hội nhập mạnh mẽ. Trong xu thế chung, Hải quan Hà Nội sẽ có những chương trình gì trong năm tới cũng như thời gian sau này?
Cục Hải quan Hà Nội sẽ thực hiện các quy trình thủ tục hải quan được sửa đổi theo các chuẩn mực quốc tế đã cam kết với WTO, đặc biệt quy trình thủ tục quản lý hàng hoá, hành khách xuất nhập cảnh, chuyển phát nhanh.
Năm 2007 sẽ là năm tập trung phấn đấu áp dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong điều hành thông quan điện tử, phấn đấu khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu qua địa bàn Hà Nội sẽ được áp dụng thông quan khai báo điện tử hoặc khai báo từ xa qua Internet.
Cục sẽ tập trung hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu thuế năm 2007 (5.150 tỷ đồng), đảm bảo công tác hậu cần, xây dựng, giải ngân theo đúng quy định. Đồng thời, Cục Hải quan Hà Nội triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 32CT/TTG của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính.
Đó là thông tin từ ông Nguyễn Công Đạt, Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội trong cuộc trao đổi mới đây với chúng tôi.
Trong bối cảnh tăng thu của toàn ngành, nhưng 2006 lại là năm tài khoá không được như ý của hải quan Hà Nội. Theo ông đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Năm 2006, Cục Hải quan thành phố Hà Nội được giao chỉ tiêu thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu là 5.350 tỷ đồng (trong đó thuế xuất nhập khẩu 2.662 tỷ và thuế VAT là 2.688 tỷ).
Nhưng kết quả thu thuế cụ thể 4.404,7 tỷ đồng (tính đến hết ngày 7/12/2006) đạt 82,3% chỉ tiêu được giao (thấp hơn cùng kỳ 2005) ước thu cả năm đạt khoảng 4.800 tỷ đồng.
Chúng tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc số thu giảm, trong đó có những lý do cơ bản sau:
Từ 1/1/20006, các doanh nghiệp phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá kinh doanh thuần tuý tại cửa khẩu nhập, không được phép thay đổi cửa khẩu. Vì lý do trên, ước tính năm 2006 Hải quan Hà Nội ảnh hưởng thu ngân sách khoảng 618 tỷ đồng.
Do thực hiện Quyết định số 57/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng linh kiện, phụ tùng ôtô trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực từ ngày 20/9/2005, cho phép doanh nghiệp được áp thuế suất cho từng linh kiện rời của bộ linh kiện CKD. Theo cách tính này, số thu giảm khoảng 150 tỷ đồng so với năm 2005.
Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 có hiệu lực từ ngày 1/5/2006, ôtô cũ được phép nhập khẩu, tâm lý người tiêu dùng chờ mua xe cũ, nên bộ linh kiện nhập khẩu của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô cũng bị giảm mạnh, ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách.
Kim ngạch xuất nhập khẩu từ đầu năm tới nay tăng so với cùng kỳ, nhưng thuế suất nhiều mặt hàng giảm do Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Song song với những khó khăn đó, ngay từ quý I/2006, Cục Hải quan Hà Nội đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu đòi nợ thuế, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của 2006. Đồng thời tiến hành nhiều biện pháp chống thất thu thuế. Kết quả thu đòi nợ thuế tính đến 15/11/2006 được hơn 123 tỷ đồng của 355 doanh nghiệp.
Khi lộ trình cắt giảm thuế đã được xác định cụ thể khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thì thách thức đối với nguồn thu hải quan ngày càng lớn. Cục Hải quan Hà Nội đã có giải pháp gì cho bài toán này?
Bài toán này thực sự là rất khó đối với ngành Hải quan nói chung cũng như Cục Hải quan Hà Nội.
Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, quy trình thủ tục và hoạt động của hải quan cho phù hợp với các quy định của WTO… Năm 2007 Cục Hải quan Hà Nội sẽ mở rộng khai báo hải quan điện tử qua mạng thêm một số đơn vị. Lãnh đạo Cục khuyến khích các đơn vị chủ động khai báo hải quan điện tử qua mạng.
Chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ khai báo hải quan điện tử với việc tích hợp cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro. Nâng cấp hoàn thiện phần mềm phục vụ quản lý rủi ro, ví dụ: luồng đỏ kiểm tra sau 3 lần không phát hiện vi phạm thì tự động chuyển sang luồng vàng hoặc luồng xanh, điều chỉnh tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên.
Chúng tôi cũng sẽ triển khai tách và chuyển phần cưỡng chế thuế, ân hạn thuế ra khỏi hệ thống quản lý rủi ro.
Để tăng thu ngân sách các chi cục phải tổ chức rà soát lại các nguyên nhân làm phát sinh tăng nợ thuế. Chấn chỉnh các tổ đôn đốc thu nợ thuế, nếu chi cục nào chưa có tổ đôn đốc thu nợ thuế thì tổ chức thành lập ngay. Việc xử lý nợ thuế Cục Hải quan Hà Nội cũng rất cần sự cộng tác, phối hợp với các cơ quan tuyên truyền, thông tin đại chúng trong việc các doanh nghiệp cố tình trây ỳ sẽ đưa lên báo chí để nhắc nhở.
Biện pháp chống nợ đọng triệt để được lãnh đạo ngành tài chính quan tâm. Vậy số nợ đọng ở Hải quan Hà Nội ra sao và hướng xử lý trong thời gian tới?
Tổng số thuế thu nộp ngân sách Nhà nước của Cục Hải quan Hà Nội tính đến hết ngày 7/12/2006 là 4.404,7 tỷ đồng (đạt 82,3% chỉ tiêu được giao).
Chúng tôi đã tổng hợp được số nợ thuế quá hạn đến 15/11/2006 trong đó thuế xuất khẩu: 1,739.636 tỷ đồng, thuế nhập khẩu: 696,892.177 tỷ đồng, thuế VAT: 52,306.577 tỷ đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt: 2,379.730 tỷ đồng, phạt chậm 66,273.237 tỷ đồng, tổng số nợ thuế quá hạn là: 819,591.357 tỷ đồng.
Trong tổng số 91,1 tỷ nợ bình thường phải thu đòi có 26,7 tỷ đồng của một công ty nhập khẩu xe ôtô. Tổng cục Hải quan đã đồng ý cho tái xuất nhưng cho đến nay công ty này chưa xuất và làm thủ tục thanh khoản.
Năm 2007 được coi là năm đổi mới và cải cách Hải quan theo hướng hội nhập mạnh mẽ. Trong xu thế chung, Hải quan Hà Nội sẽ có những chương trình gì trong năm tới cũng như thời gian sau này?
Cục Hải quan Hà Nội sẽ thực hiện các quy trình thủ tục hải quan được sửa đổi theo các chuẩn mực quốc tế đã cam kết với WTO, đặc biệt quy trình thủ tục quản lý hàng hoá, hành khách xuất nhập cảnh, chuyển phát nhanh.
Năm 2007 sẽ là năm tập trung phấn đấu áp dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong điều hành thông quan điện tử, phấn đấu khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu qua địa bàn Hà Nội sẽ được áp dụng thông quan khai báo điện tử hoặc khai báo từ xa qua Internet.
Cục sẽ tập trung hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu thuế năm 2007 (5.150 tỷ đồng), đảm bảo công tác hậu cần, xây dựng, giải ngân theo đúng quy định. Đồng thời, Cục Hải quan Hà Nội triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 32CT/TTG của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính.