Hải quân Trung Quốc chạy sau Mỹ tới 30 năm
Nguyên Phó đô đốc hải quân Đài Loan cho rằng, Trung Quốc vẫn chưa hiểu hoàn toàn về năng lực hải quân Mỹ
Hải quân Trung Quốc sẽ mở rộng năng lực chống tiếp cận/ khu vực cấm của tên lửa đạn đạo DF-21 lên tới 2.500 km và tới năm 2020 đưa vào hoạt động ba tàu sân bay, song hải quân Trung Quốc vẫn đi sau Mỹ 30 năm.
Theo mạng Want China Times, nhận định trên được ông Lan Ninh Lợi, nguyên Phó đô đốc hải quân Đài Loan, trao đổi tại một diễn đàn về sự trỗi dậy sức mạnh hải quân của Trung Quốc được viện nghiên cứu chính sách quốc gia tổ chức ở thành phố Đài Bắc hồi cuối tuần qua. Tại đây, ông Lan nói rằng, Trung Quốc đang mở rộng các khu vực tác chiến hiệu quả ngày càng xa bờ hơn trước.
Hiện số tàu chiến của hải quân Trung Quốc có trang bị ngang ngửa với tàu có hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, đã đông hơn Hạm đội 7 của Mỹ. Theo ông Lan Ninh Lợi, tàu khu trục kiểu 055C hiện đã có năng lực tên lửa tương đương với tàu chiến trang bị Aegis của Mỹ. Ông tin rằng, 055C sẽ là tàu hộ vệ chính trong đội tàu sân bay của hải quân Trung Quốc.
Theo ông Lan, Trung Quốc đang lên kế hoạch đóng 18 tàu khu trục mang tên lửa chống hạm siêu âm trong ba năm tới, có khả năng tấn công chính xác với tên lửa dẫn đường.
Ngoài ra, trong 52 chiếc tàu ngầm của Trung Quốc, 42 chiếc đã được nâng cấp và hạm đội hải quân Trung Quốc hiện là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hải quân Mỹ tại chuỗi đảo thứ nhất ở Thái Bình Dương. Hải quân Trung Quốc cũng sẽ sớm có khả năng tấn công hạt nhân, với 5 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược đã được đưa vào sử dụng, ông Lan nói thêm.
Chuỗi đảo thứ nhất kéo dài từ phía bắc của Nhật Bản cho đến Philippines, án ngữ và tách biệt Trung Quốc khỏi Thái Bình Dương. Ngay từ những năm 1950, Washington đã coi chuỗi đảo thứ nhất này là một bức tường thành kiên cố và quan trọng nhằm kiềm chế "làn sóng đỏ".
Năm 2013, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc từng đăng bài cho biết hải quân nước này đã thực hiện được giấc mơ xuyên thủng vòng vây trên chuỗi đảo thứ nhất. Tờ báo dẫn lời các nhà quan sát quân sự cho biết, tàu thuyền của Trung Quốc đã có thể ra vào biển Thái Bình Dương từ nhiều lối khác nhau.
Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản trong một bài viết được đăng tải hồi giữa năm 2013 cũng cho hay, từ tháng 1 - 5/2013, tàu chiến Trung Quốc tới tấp qua lại khu vực biển nằm giữa Okinawa và đảo Miyako (Nhật Bản) để ra Thái Bình Dương huấn luyện. Hoạt động này thực tế đã chọc thủng các mắt xích nằm trong chuỗi đảo thứ nhất chạy dài từ đảo Okinawa đến Đài Loan và Philippines.
Chưa hết, trong tháng 7/2013, lần đầu tiên năm chiếc tàu chiến Trung Quốc đã xuyên qua eo biển Soya, chạy một vòng xung quanh Nhật Bản, hoạt động ở tây Thái Bình Dương, trong phạm vi vành đai của chuỗi đảo thứ 2. Theo bài báo này thì hiện việc xuyên thủng chuỗi đảo thứ 2 chạy từ quần đảo Nhật Bản, qua Guam, đến Indonesia đang là mục tiêu chiến lược của hải quân Trung Quốc.
Mạng Want China Times cho biết, một lãnh đạo Trung Quốc từng nói rằng, "Thái Bình Dương bao la đủ không gian cho hai nước lớn như Mỹ và Trung Quốc".
Tuy nhiên, ông Lan Ninh Lợi tin rằng, sức mạnh biển về bản chất tự nhiên là sự bá chủ và không thể phân chia nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi bên. Thêm vào đó, theo ông Lan, Trung Quốc vẫn chưa hiểu hoàn toàn về những năng lực của hải quân Mỹ và các yếu tố chính trị đã cổ súy cho những lời ca ngợi phi thực tế đối với sự phát triển quân sự của Trung Quốc.
Nguyên Phó đô đốc hải quân Đài Loan nhận định, khoảng cách chênh lệch giữa hải quân Mỹ và hải quân Trung Quốc lên tới 30 năm. Do đó, trước mắt, Nhật Bản vẫn là tiêu chuẩn cho Trung Quốc để theo đuổi trong việc nâng cấp sức mạnh hải quân.
Theo mạng Want China Times, nhận định trên được ông Lan Ninh Lợi, nguyên Phó đô đốc hải quân Đài Loan, trao đổi tại một diễn đàn về sự trỗi dậy sức mạnh hải quân của Trung Quốc được viện nghiên cứu chính sách quốc gia tổ chức ở thành phố Đài Bắc hồi cuối tuần qua. Tại đây, ông Lan nói rằng, Trung Quốc đang mở rộng các khu vực tác chiến hiệu quả ngày càng xa bờ hơn trước.
Hiện số tàu chiến của hải quân Trung Quốc có trang bị ngang ngửa với tàu có hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, đã đông hơn Hạm đội 7 của Mỹ. Theo ông Lan Ninh Lợi, tàu khu trục kiểu 055C hiện đã có năng lực tên lửa tương đương với tàu chiến trang bị Aegis của Mỹ. Ông tin rằng, 055C sẽ là tàu hộ vệ chính trong đội tàu sân bay của hải quân Trung Quốc.
Theo ông Lan, Trung Quốc đang lên kế hoạch đóng 18 tàu khu trục mang tên lửa chống hạm siêu âm trong ba năm tới, có khả năng tấn công chính xác với tên lửa dẫn đường.
Ngoài ra, trong 52 chiếc tàu ngầm của Trung Quốc, 42 chiếc đã được nâng cấp và hạm đội hải quân Trung Quốc hiện là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hải quân Mỹ tại chuỗi đảo thứ nhất ở Thái Bình Dương. Hải quân Trung Quốc cũng sẽ sớm có khả năng tấn công hạt nhân, với 5 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược đã được đưa vào sử dụng, ông Lan nói thêm.
Chuỗi đảo thứ nhất kéo dài từ phía bắc của Nhật Bản cho đến Philippines, án ngữ và tách biệt Trung Quốc khỏi Thái Bình Dương. Ngay từ những năm 1950, Washington đã coi chuỗi đảo thứ nhất này là một bức tường thành kiên cố và quan trọng nhằm kiềm chế "làn sóng đỏ".
Năm 2013, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc từng đăng bài cho biết hải quân nước này đã thực hiện được giấc mơ xuyên thủng vòng vây trên chuỗi đảo thứ nhất. Tờ báo dẫn lời các nhà quan sát quân sự cho biết, tàu thuyền của Trung Quốc đã có thể ra vào biển Thái Bình Dương từ nhiều lối khác nhau.
Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản trong một bài viết được đăng tải hồi giữa năm 2013 cũng cho hay, từ tháng 1 - 5/2013, tàu chiến Trung Quốc tới tấp qua lại khu vực biển nằm giữa Okinawa và đảo Miyako (Nhật Bản) để ra Thái Bình Dương huấn luyện. Hoạt động này thực tế đã chọc thủng các mắt xích nằm trong chuỗi đảo thứ nhất chạy dài từ đảo Okinawa đến Đài Loan và Philippines.
Chưa hết, trong tháng 7/2013, lần đầu tiên năm chiếc tàu chiến Trung Quốc đã xuyên qua eo biển Soya, chạy một vòng xung quanh Nhật Bản, hoạt động ở tây Thái Bình Dương, trong phạm vi vành đai của chuỗi đảo thứ 2. Theo bài báo này thì hiện việc xuyên thủng chuỗi đảo thứ 2 chạy từ quần đảo Nhật Bản, qua Guam, đến Indonesia đang là mục tiêu chiến lược của hải quân Trung Quốc.
Mạng Want China Times cho biết, một lãnh đạo Trung Quốc từng nói rằng, "Thái Bình Dương bao la đủ không gian cho hai nước lớn như Mỹ và Trung Quốc".
Tuy nhiên, ông Lan Ninh Lợi tin rằng, sức mạnh biển về bản chất tự nhiên là sự bá chủ và không thể phân chia nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi bên. Thêm vào đó, theo ông Lan, Trung Quốc vẫn chưa hiểu hoàn toàn về những năng lực của hải quân Mỹ và các yếu tố chính trị đã cổ súy cho những lời ca ngợi phi thực tế đối với sự phát triển quân sự của Trung Quốc.
Nguyên Phó đô đốc hải quân Đài Loan nhận định, khoảng cách chênh lệch giữa hải quân Mỹ và hải quân Trung Quốc lên tới 30 năm. Do đó, trước mắt, Nhật Bản vẫn là tiêu chuẩn cho Trung Quốc để theo đuổi trong việc nâng cấp sức mạnh hải quân.