Hai thế kỷ quan hệ Việt - Mỹ
Đã có nhiều cơ hội bang giao bị bỏ lỡ trong hai thế kỷ quan hệ đầy thăng trầm giữa hai nước Việt - Mỹ
Năm 1803, chỉ 20 năm sau sự ra đời của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, thuyền trưởng John Briggs đã là người Mỹ đầu tiên đưa tàu mang quốc kỳ Mỹ tới Việt Nam.
Hầu như còn rất ít thông tin về chuyến đi lịch sử ấy, song đó vẫn là dấu ấn khởi nguyên cho mối quan hệ quốc gia song phương xuyên suốt hai thế kỷ đầy kịch tính... để rồi cả hai bên khi nhìn nhận lại đều thấy cần phải "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" mở ra kỷ nguyên hợp tác cùng phát triển đầy tiềm năng của hai dân tộc.
Thời kỳ 1784-1789, ngài Thomas Jefferson (1743-1826) giữ trọng trách Đại sứ của Hoa Kỳ tại Pháp. Vốn là con của một chủ trang trại canh tác lúa nên ông đặc biệt chú tâm tới việc thu thập giống lúa mới để đưa về trồng tại Carolina quê nhà. Lúc qua thăm Ý Đại Lợi (Italia), ông đã được nếm món cơm từ những loại gạo được trồng trên các cánh đồng từ Vercelli đến Novara và kết luận gạo ở châu Âu ngon hơn hẳn gạo ở quê hương ông. Ông cũng đã tìm cách để mang trót lọt 2 bao lúa giống ở Piedmont về nước.
Say sưa tìm giống lúa mới, tình cờ ông làm quen được với một thương gia Pháp đã từng bôn ba nhiều nơi ở phương Đông là De Poivre. Nhà thương gia ấy từng kể cho Jefferson về 3 giống lúa cạn kỳ lạ xứ Cochinchina (Nam Kỳ) mãi tận vùng Viễn Đông xa xôi.
Giống lúa cạn cuốn hút Tổng thống Hoa Kỳ
Như có "ma lực", giống lúa mới lập tức cuốn hút ông như trong thư ông viết cho William Drayton ở nam Carolina: "Giống lúa cạn xứ Cochinchina có tiếng là nõn nà, thơm ngon, một sản vật tuyệt hảo. Giống lúa này hình như kết hợp những phẩm chất tốt đẹp của cả hai giống lúa mà chúng ta đã biết rồi. Giá chúng ta thuần chủng được nó thì sung sướng biết bao, bởi chúng ta có thể làm thay đổi những ao tù đọng có hại cho sức khỏe và cuộc sống con người..."
Chính trong thời gian Jefferson viết những dòng thư trên ở kinh đô ánh sáng Paris cũng là lúc hoàng tử Cảnh đến Pháp tìm ngoại viện chống Tây Sơn cùng cha Pigneau de Béhaine. Biết tin, Thomas Jefferson nôn nóng tìm gặp vị hoàng tử xứ An Nam xa lạ. Buổi diện kiến đầy ấn tượng khiến ông hồ hởi lập tức viết thư về quê nhà: "Tôi rất hi vọng sẽ tìm được giống lúa cạn xứ Cochinchina, vị hoàng tử trẻ tuổi của xứ sở này vừa mới rời nước Pháp đã cam đoan với tôi là sẽ gửi nó cho chúng ta..."
Rất tiếc khi về nước, trong tình cảnh quốc sự rối bời, hoàng tử Cảnh đã không thực hiện được lời hứa của mình, vô tình bỏ lỡ cơ duyên giao hảo Việt - Mỹ thiên định ngay từ buổi ban đầu. Tháng 3 năm 1789, ông lại viết thư cho một người Pháp nhờ họ tìm "một trong những giống lúa cạn trồng ở Cochinchina, giống lúa không đòi hỏi thứ nước nào ngoài nguồn nước từ những cơn mưa thông thường".
Jefferson rất say mê khi viết về giống lúa xứ Cochinchina: "Mặt trời và đất đai của xứ Carolina đủ sức đảm bảo việc gieo trồng này đạt kết quả. Những lời giải thích về chất lượng giống lúa này của ngài De Poivre hấp dẫn đến nổi người dân Carolina muốn thay thế ngay giống lúa họ đang trồng, giống lúa bắt cả xứ phải chìm dưới nước suốt một mùa trong năm, vì thế mà hàng năm đã cướp đi nhiều sinh mạng bởi những cơn sốt quái ác. Nếu như ngài coi việc tìm kiếm những giống lúa cạn của xứ Cochinchina như cho chính mình thì việc làm của ngài đã là sự phục vụ quý báu nhất cho đồng bào của tôi rồi".
Trong suốt 3 năm, Thomas Jefferson luôn bị giống lúa cạn Cochinchina - xứ sở xa cách nước ông hàng vạn dặm, ám ảnh. Nếu giống lúa cạn hấp dẫn trên có cơ hội trổ bông trĩu hạt trong biển nắng vàng bang Carolina, có thể mối quan hệ Việt - Mỹ đã rẽ ngoặt sang một "lộ trình bang giao êm ả trên con đường trải thảm đỏ đầy hoa" thay vì "lộ trình ngoại giao pháo hạm" đầy máu và nước mắt mà hai dân tộc bước vào sau đó.
Bởi chính Thomas Jeffson là người đã thảo ra bản tuyên ngôn độc lập bất hủ cho Tổng thống Hoa Kỳ George Washington đọc năm 1776. Đến năm 1801, ông trở thành vị Tổng thống thứ 3 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ (1801-1809).
Người Mỹ tiên phong trên đất Việt Nam
Khi Mỹ còn là thuộc địa của đế quốc Anh, mọi quan hệ thương mại quốc tế đều bị độc chiếm bởi Công ty Đông Ấn Anh quốc (British East India Company). Dấu mốc lịch sử giành độc lập vào năm 1783 mở ra cho Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ một con đường tự do nối kết bạn bè với vùng đất Viễn Đông xa xôi.
Với bản tính năng động của lớp người từng khai sáng "vùng viễn tây", chỉ hai mươi năm sau, họ đã vượt Thái Bình Dương mênh mông tới vùng Đông Nam Á - một miền đất xa xôi đầy bí ẩn thời đó.
Tháng 1/1803, quốc kỳ Mỹ trên con tàu The Fame của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ phần phật trong gió biển Đông và thuyền trưởng John Briggs đã trở thành người Mỹ đầu tiên đặt chân lên vùng đất Tourane - Việt Nam (Đà Nẵng), ngay từ những năm đầu thế kỷ 19. Hầu như người ta biết rất ít thông tin về chuyến đi lịch sử này.
Song có điều chắc chắn là chuyến công cán của tàu The Fame không phải ngẫu nhiên, nó đã được vạch định một cách chủ ý bởi trước đó Thomas Jefferson, người sau này trở thành vị Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, từng là người Mỹ tiên phong để mắt tới vùng đất Cosincina của Việt Nam bởi giống lúa vô cùng hấp dẫn ở vùng châu thổ Mê Kông. Tuy nhiên, công việc của ông đã không được suôn sẻ.
Mười sáu năm sau, người đồng hương của ông, một sĩ quan hải quân khác, thuyền trưởng John White đã đưa con tàu Brigs Flauklin rời cảng Salem Massachusette, nhắm Việt Nam thẳng tiến. Con tàu Brigs Flauklin thượng cờ vẫy gió cập cảng Vũng Tàu năm 1819. John White đã để lại tập nhật ký khá chi tiết về những gì ông chứng kiến ở Việt Nam và mô tả sự thất bại trong sứ mệnh tìm kiếm một thỏa thuận thương mại thu mua mía ở "vùng đất lạ" này. Ông cảm thấy bị coi thường bởi chiến thuật "hoãn binh" của các viên quan Việt Nam.
Song John White đã không hề biết rằng thực sự lúc đó họ nhận được chỉ thị từ triều đình Huế: bất hợp tác thương mại với các cường quốc phương Tây. Ông từng nhận định trong tư liệu của mình: "...Việt Nam là một xứ sở không sản xuất được gì cả, chế độ quân chủ chuyên chế làm cho nền kinh tế khó phát triển... hết đường làm ăn tại Việt Nam". Cũng như nhiều người Mỹ khác đến Việt Nam, ông gặp sự bất cập trong dị biệt ẩm thực ở Việt Nam và đặc biệt ông bị sốc bởi điều kiện thiếu thốn khó khăn ở vùng đất mới Sài Gòn.
Lúc này, Sài Gòn còn là vùng biên viễn mới khai phá của Việt Nam. Ông không đồng quan điểm với các người thương nhân khác, rút cục ông phải rời Việt Nam với một con tàu trống rỗng. John White đã phải vượt qua sự thất bại đó, hoàn tất sứ mạng thương mại của mình bằng việc qua các thương cảng khác vùng Nam Á tìm mua hàng.
Tuy nhiên, John White đã cố mua vét một số kỷ vật từ miền đất xa lạ Cosincina như bộ vũ khí của quân đội Việt Nam còn được lưu giữ tới ngày nay. Đó chính là "chứng vật sống" duy nhất của thương vụ thất bại ở Việt Nam trong những năm 1819 - 1820 và cũng làm tan vỡ cơ hội thứ hai cho mối bang giao Việt-Mỹ.
Sứ mạng ngoại giao bất thành
Phái bộ Ngoại giao của Chính phủ Mỹ chính thức tới Đại Nam vào năm 1832. Viên đặc sứ lần này là thuyền trưởng Edmund Robert lên đường với một sứ mạng ngoại giao khá nặng nề. Ông hy vọng một cuộc đối thoại song phương và được diện kiến Hoàng đế Minh Mạng nhằm thiết lập quan hệ bang giao giữa hai quốc gia.
Với sứ mệnh hệ trọng ấy, Edmund được Chính phủ Mỹ hỗ trợ một bức quốc thư kiêm "Quốc ấn" nhân danh Tổng thống Hoa Kỳ Andrew Jackson với lời lẽ khôn khéo và trịnh trọng.
Nội dung bức thư đã được công bố: "Kính gửi Hoàng Đế đại úy hữu... Thư này sẽ dâng lên Hoàng thượng do Edmund Robert, một công dân danh dự của Hiệp chủng quốc. Ông này đã được bổ nhiệm chức đặc ủy viên của Chính phủ chúng tôi để thương thuyết với Hoàng thượng những vấn đề quan yếu. Tôi trân trọng xin Hoàng thượng che chở đương sự trong khi thừa hành nhiệm vụ đã được giao phó và xin đối đãi với đương sự tử tế.
Tôi tin cậy hoàn toàn những điều mà đương sự sẽ đề bạt lên Hoàng thượng, nhất là tình thân hữu hoàn toàn với tất cả thiện chí của chúng tôi đối với Hoàng thượng. Tôi cầu xin Đức Chúa trời luôn luôn phò hộ đại úy hữu. Để chứng minh các điều nói trên, tôi cho kiềm Quốc ấn của Hợp chủng quốc trên bức thư này. Lập với bản in tại thành Hoa Thịnh Đốn ngày 31 tháng Giêng năm 1832 và là năm thứ năm mươi sáu của nền độc lập Hiệp chủng quốc". Bức thư này được ngài Quốc vụ Khanh Edw Llivingston chấp bút.
Hoàng đế Minh Mạng đã từ chối cho Edmund Robert diện kiến và cho rằng bức thư của Tổng thống Hoa Kỳ không hợp thể chế ngoại giao vì không viết rõ niên hiệu Minh Mạng của nhà vua cũng như quốc hiệu Đại Nam của đất nước theo qui định điển lễ nền ngoại giao phương Đông. Tuy vậy phái đoàn Mỹ vẫn được tiếp đãi với nghi thức trọng thể và đãi yến tiệc long trọng.
Nguyễn Tri Phương và Lý Văn Phức được vua cử tiếp phái bộ Mỹ và trao thư hồi âm với lời lẽ vừa mềm mỏng vừa quyết liệt. "Quốc gia các ngài yêu cầu xúc tiến thương mại với chúng tôi. Chúng tôi khẳng định là không phản đối quan hệ như vậy. Mặt khác các ngài chắc chắn phải thừa nhận những luật lệ hiện hành của nước chúng tôi. Vì thế khi đến nước chúng tôi, tàu của các ngài phải đậu ở ngoài khơi Trà Sơn (Đà Nẵng) cho tiện và không thể làm nhà ở trên đất liền. Còn bây giờ thì phải rời bến...".
Thực chất của vấn đề bang giao thất bại xuất phát chính từ chính sách "bế quan tỏa cảng" với phương Tây của triều đình Minh Mạng. Phía Mỹ vẫn nhẫn nại theo đuổi công cuộc bang giao song phương và Edmund Robert lại được cử tới Việt Nam một lần nữa vào năm 1836 trên con tàu Peacock ngõ hầu tìm kiếm một hiệp ước thương mại với Việt Nam và Nhật Bản. Rất tiếc cơ hội đàm phán lại bất thành vì khi phái đoàn Việt Nam do Đào Trí Phú và Lê Bá Tú đến Đà Nẵng, thuyền trưởng Edmunt đang ốm "thập tử nhất sinh" chỉ cử viên thông ngôn tiếp đoàn.
Ngay ngày hôm sau tàu Mỹ đột ngột nhổ neo rời cảng Đà Nẵng và duyên may cho mối bang giao Việt Mỹ thứ ba ở thế kỷ 19 vĩnh viễn chìm xuống đáy biển Thái Bình Dương.
Ngày 12/6/1836, Edmund Robert qua đời tại Macao vì bạo bệnh, lúc đó người ta mới biết nguyên nhân cho việc vội vã ra đi của tàu Peacock qua thư viên trưởng tàu này gửi cho Bộ trưởng Hải quân Pháp: "Chúng tôi phải ở lại 8 ngày tại vịnh Tourance, nhưng vì chứng bệnh quá nặng của ông Robert, chúng tôi không làm được gì ở đây cả. Chúng tôi rời cảng ngày 21 tháng 5." Đây chính là cơ hội thứ ba bất thành của mối bang giao song phương đầy trắc trở báo hiệu cho những cơn "bão tố" đang kéo tới.
Năm 1838, lãnh sự Mỹ Balestier lại thúc giục Bộ Ngoại giao tiếp tục công việc và một kế sách mới đã được manh nha. Sự tan vỡ con đường ngoại giao hòa bình đã đẩy nước Mỹ liên kết với đồng minh phương Tây thi hành chính sách "ngoại giao pháo hạm". Năm 1845, chiến hạm Mỹ USS Constitution dưới quyền chỉ huy của Percival đã tiến vào vịnh Đà Nẵng. Lần này không vào để thương thuyết mà nhằm gây hấn bằng việc bắt cóc một số quan lại làm con tin hòng ép triều đình Huế thả một linh mục Pháp bị bắt giam ở Huế.
Mặc dù không tin vào lời hứa của các quan chức Đại Nam sẽ trao trả vị linh mục cho phía Pháp, Percival cho bắn đại bác thị uy rồi rút khỏi hải phận Đại Nam. Cũng như những người châu Âu, vị trí chiến lược của cảng Tourane rất thu hút các chuyên gia quân sự Mỹ. Sau khi chuyến đi thành công tới Nhật, Đô đốc Perry đã khẩn cấp yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ mở ngay một hải cảng Mỹ ở Á châu và vị trí đươc đề nghị chính là Đà Nẵng. Tuy nhiên Tổng thống đã trả lời ông rằng: "Thời cơ chưa thuận tiện để làm công việc đó".
Ngoại giao con thoi và những cố gắng muộn màng
Trước dã tâm xâm lược của Pháp, đặc biệt sau khi thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất, năm 1873 vua Tự Đức chợt nhận thức rằng nền Cộng hòa Mỹ có thể là chỗ dựa của Đại Nam chống lại chủ nghĩa đế quốc Âu châu. Triều đình cử Bùi Viện sang Trung Hoa tìm phương cách thực hiện sứ mệnh ngoại giao ấy. Tháng 8/1873, ông xuống thuyền ở cửa bể Thuận An trực chỉ tới Hương Cảng - nhượng địa của Anh quốc (từ 1842).
Thông qua các môi giới Trung Hoa, Bùi Viện tiếp xúc được với lãnh sự Hoa Kỳ. Viên tổng lãnh sự đã bố trí đưa ông ra cảng Yokohama và từ đây lên tàu đi Mỹ cập cảng Cựu Kim Sơn (San Fransico). Tới thủ đô Washington, ông ráo riết vận động hành lang và đã được diện kiến Tổng thống Grant của Hoa Kỳ. Là một nước tư bản trẻ, Hoa Kỳ vẫn muốn bành trướng sang phương Đông song đã quá chậm chân so với các đế quốc Âu châu như Anh, Pháp, Đức, Nga... Cuộc diện kiến với Bùi Viện thật là một "cơ may trời định" cho nước Mỹ.
Trớ trêu thay, định mệnh "ngoại giao êm ả" vẫn không mỉm cười với hai bờ Thái Bình Dương bởi sứ thần Bùi Viện ra đi với hai bàn tay trắng. Do không mang quốc thư ủy nhiệm, Bùi Viện không có tư cách ký kết các thoả ước quan trọng thiết lập mối bang giao và hiệp định Đại Nam - Mỹ đã không bao giờ có nữa. Theo yêu cầu của Chính phủ Mỹ, ông vội vã trở về Huế đệ trình lên vua Tự Đức và nhận lãnh quốc thư tức tốc vượt Thái Bình Dương cố cứu vãn tình thế "nước sôi lửa bỏng" ngoài chiến trường bằng những nỗ lực ngoại giao muộn màng.
Thật trớ trêu, ông tới Washington năm 1875, khi ấy Hòa ước Giáp Tuất Việt - Pháp (Ký năm 1873) đã khẳng định vị trí của Pháp ở Việt Nam với vùng đất thuộc địa Nam Kỳ và vùng đất bảo hộ ở Bắc và Trung Kỳ. Cánh cửa ngoại giao đã hoàn toàn khép lại và những cơ may mong manh cuối cùng tan thành mây khói. Nước Mỹ không còn cơ hội nào cho một hiệp định ngoại giao với Triều đình Huế vì Việt Nam đã hoàn toàn thuộc quyền bảo hộ của Pháp.
Hầu như còn rất ít thông tin về chuyến đi lịch sử ấy, song đó vẫn là dấu ấn khởi nguyên cho mối quan hệ quốc gia song phương xuyên suốt hai thế kỷ đầy kịch tính... để rồi cả hai bên khi nhìn nhận lại đều thấy cần phải "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" mở ra kỷ nguyên hợp tác cùng phát triển đầy tiềm năng của hai dân tộc.
Thời kỳ 1784-1789, ngài Thomas Jefferson (1743-1826) giữ trọng trách Đại sứ của Hoa Kỳ tại Pháp. Vốn là con của một chủ trang trại canh tác lúa nên ông đặc biệt chú tâm tới việc thu thập giống lúa mới để đưa về trồng tại Carolina quê nhà. Lúc qua thăm Ý Đại Lợi (Italia), ông đã được nếm món cơm từ những loại gạo được trồng trên các cánh đồng từ Vercelli đến Novara và kết luận gạo ở châu Âu ngon hơn hẳn gạo ở quê hương ông. Ông cũng đã tìm cách để mang trót lọt 2 bao lúa giống ở Piedmont về nước.
Say sưa tìm giống lúa mới, tình cờ ông làm quen được với một thương gia Pháp đã từng bôn ba nhiều nơi ở phương Đông là De Poivre. Nhà thương gia ấy từng kể cho Jefferson về 3 giống lúa cạn kỳ lạ xứ Cochinchina (Nam Kỳ) mãi tận vùng Viễn Đông xa xôi.
Giống lúa cạn cuốn hút Tổng thống Hoa Kỳ
Như có "ma lực", giống lúa mới lập tức cuốn hút ông như trong thư ông viết cho William Drayton ở nam Carolina: "Giống lúa cạn xứ Cochinchina có tiếng là nõn nà, thơm ngon, một sản vật tuyệt hảo. Giống lúa này hình như kết hợp những phẩm chất tốt đẹp của cả hai giống lúa mà chúng ta đã biết rồi. Giá chúng ta thuần chủng được nó thì sung sướng biết bao, bởi chúng ta có thể làm thay đổi những ao tù đọng có hại cho sức khỏe và cuộc sống con người..."
Chính trong thời gian Jefferson viết những dòng thư trên ở kinh đô ánh sáng Paris cũng là lúc hoàng tử Cảnh đến Pháp tìm ngoại viện chống Tây Sơn cùng cha Pigneau de Béhaine. Biết tin, Thomas Jefferson nôn nóng tìm gặp vị hoàng tử xứ An Nam xa lạ. Buổi diện kiến đầy ấn tượng khiến ông hồ hởi lập tức viết thư về quê nhà: "Tôi rất hi vọng sẽ tìm được giống lúa cạn xứ Cochinchina, vị hoàng tử trẻ tuổi của xứ sở này vừa mới rời nước Pháp đã cam đoan với tôi là sẽ gửi nó cho chúng ta..."
Rất tiếc khi về nước, trong tình cảnh quốc sự rối bời, hoàng tử Cảnh đã không thực hiện được lời hứa của mình, vô tình bỏ lỡ cơ duyên giao hảo Việt - Mỹ thiên định ngay từ buổi ban đầu. Tháng 3 năm 1789, ông lại viết thư cho một người Pháp nhờ họ tìm "một trong những giống lúa cạn trồng ở Cochinchina, giống lúa không đòi hỏi thứ nước nào ngoài nguồn nước từ những cơn mưa thông thường".
Jefferson rất say mê khi viết về giống lúa xứ Cochinchina: "Mặt trời và đất đai của xứ Carolina đủ sức đảm bảo việc gieo trồng này đạt kết quả. Những lời giải thích về chất lượng giống lúa này của ngài De Poivre hấp dẫn đến nổi người dân Carolina muốn thay thế ngay giống lúa họ đang trồng, giống lúa bắt cả xứ phải chìm dưới nước suốt một mùa trong năm, vì thế mà hàng năm đã cướp đi nhiều sinh mạng bởi những cơn sốt quái ác. Nếu như ngài coi việc tìm kiếm những giống lúa cạn của xứ Cochinchina như cho chính mình thì việc làm của ngài đã là sự phục vụ quý báu nhất cho đồng bào của tôi rồi".
Trong suốt 3 năm, Thomas Jefferson luôn bị giống lúa cạn Cochinchina - xứ sở xa cách nước ông hàng vạn dặm, ám ảnh. Nếu giống lúa cạn hấp dẫn trên có cơ hội trổ bông trĩu hạt trong biển nắng vàng bang Carolina, có thể mối quan hệ Việt - Mỹ đã rẽ ngoặt sang một "lộ trình bang giao êm ả trên con đường trải thảm đỏ đầy hoa" thay vì "lộ trình ngoại giao pháo hạm" đầy máu và nước mắt mà hai dân tộc bước vào sau đó.
Bởi chính Thomas Jeffson là người đã thảo ra bản tuyên ngôn độc lập bất hủ cho Tổng thống Hoa Kỳ George Washington đọc năm 1776. Đến năm 1801, ông trở thành vị Tổng thống thứ 3 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ (1801-1809).
Người Mỹ tiên phong trên đất Việt Nam
Khi Mỹ còn là thuộc địa của đế quốc Anh, mọi quan hệ thương mại quốc tế đều bị độc chiếm bởi Công ty Đông Ấn Anh quốc (British East India Company). Dấu mốc lịch sử giành độc lập vào năm 1783 mở ra cho Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ một con đường tự do nối kết bạn bè với vùng đất Viễn Đông xa xôi.
Với bản tính năng động của lớp người từng khai sáng "vùng viễn tây", chỉ hai mươi năm sau, họ đã vượt Thái Bình Dương mênh mông tới vùng Đông Nam Á - một miền đất xa xôi đầy bí ẩn thời đó.
Tháng 1/1803, quốc kỳ Mỹ trên con tàu The Fame của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ phần phật trong gió biển Đông và thuyền trưởng John Briggs đã trở thành người Mỹ đầu tiên đặt chân lên vùng đất Tourane - Việt Nam (Đà Nẵng), ngay từ những năm đầu thế kỷ 19. Hầu như người ta biết rất ít thông tin về chuyến đi lịch sử này.
Song có điều chắc chắn là chuyến công cán của tàu The Fame không phải ngẫu nhiên, nó đã được vạch định một cách chủ ý bởi trước đó Thomas Jefferson, người sau này trở thành vị Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, từng là người Mỹ tiên phong để mắt tới vùng đất Cosincina của Việt Nam bởi giống lúa vô cùng hấp dẫn ở vùng châu thổ Mê Kông. Tuy nhiên, công việc của ông đã không được suôn sẻ.
Mười sáu năm sau, người đồng hương của ông, một sĩ quan hải quân khác, thuyền trưởng John White đã đưa con tàu Brigs Flauklin rời cảng Salem Massachusette, nhắm Việt Nam thẳng tiến. Con tàu Brigs Flauklin thượng cờ vẫy gió cập cảng Vũng Tàu năm 1819. John White đã để lại tập nhật ký khá chi tiết về những gì ông chứng kiến ở Việt Nam và mô tả sự thất bại trong sứ mệnh tìm kiếm một thỏa thuận thương mại thu mua mía ở "vùng đất lạ" này. Ông cảm thấy bị coi thường bởi chiến thuật "hoãn binh" của các viên quan Việt Nam.
Song John White đã không hề biết rằng thực sự lúc đó họ nhận được chỉ thị từ triều đình Huế: bất hợp tác thương mại với các cường quốc phương Tây. Ông từng nhận định trong tư liệu của mình: "...Việt Nam là một xứ sở không sản xuất được gì cả, chế độ quân chủ chuyên chế làm cho nền kinh tế khó phát triển... hết đường làm ăn tại Việt Nam". Cũng như nhiều người Mỹ khác đến Việt Nam, ông gặp sự bất cập trong dị biệt ẩm thực ở Việt Nam và đặc biệt ông bị sốc bởi điều kiện thiếu thốn khó khăn ở vùng đất mới Sài Gòn.
Lúc này, Sài Gòn còn là vùng biên viễn mới khai phá của Việt Nam. Ông không đồng quan điểm với các người thương nhân khác, rút cục ông phải rời Việt Nam với một con tàu trống rỗng. John White đã phải vượt qua sự thất bại đó, hoàn tất sứ mạng thương mại của mình bằng việc qua các thương cảng khác vùng Nam Á tìm mua hàng.
Tuy nhiên, John White đã cố mua vét một số kỷ vật từ miền đất xa lạ Cosincina như bộ vũ khí của quân đội Việt Nam còn được lưu giữ tới ngày nay. Đó chính là "chứng vật sống" duy nhất của thương vụ thất bại ở Việt Nam trong những năm 1819 - 1820 và cũng làm tan vỡ cơ hội thứ hai cho mối bang giao Việt-Mỹ.
Sứ mạng ngoại giao bất thành
Phái bộ Ngoại giao của Chính phủ Mỹ chính thức tới Đại Nam vào năm 1832. Viên đặc sứ lần này là thuyền trưởng Edmund Robert lên đường với một sứ mạng ngoại giao khá nặng nề. Ông hy vọng một cuộc đối thoại song phương và được diện kiến Hoàng đế Minh Mạng nhằm thiết lập quan hệ bang giao giữa hai quốc gia.
Với sứ mệnh hệ trọng ấy, Edmund được Chính phủ Mỹ hỗ trợ một bức quốc thư kiêm "Quốc ấn" nhân danh Tổng thống Hoa Kỳ Andrew Jackson với lời lẽ khôn khéo và trịnh trọng.
Nội dung bức thư đã được công bố: "Kính gửi Hoàng Đế đại úy hữu... Thư này sẽ dâng lên Hoàng thượng do Edmund Robert, một công dân danh dự của Hiệp chủng quốc. Ông này đã được bổ nhiệm chức đặc ủy viên của Chính phủ chúng tôi để thương thuyết với Hoàng thượng những vấn đề quan yếu. Tôi trân trọng xin Hoàng thượng che chở đương sự trong khi thừa hành nhiệm vụ đã được giao phó và xin đối đãi với đương sự tử tế.
Tôi tin cậy hoàn toàn những điều mà đương sự sẽ đề bạt lên Hoàng thượng, nhất là tình thân hữu hoàn toàn với tất cả thiện chí của chúng tôi đối với Hoàng thượng. Tôi cầu xin Đức Chúa trời luôn luôn phò hộ đại úy hữu. Để chứng minh các điều nói trên, tôi cho kiềm Quốc ấn của Hợp chủng quốc trên bức thư này. Lập với bản in tại thành Hoa Thịnh Đốn ngày 31 tháng Giêng năm 1832 và là năm thứ năm mươi sáu của nền độc lập Hiệp chủng quốc". Bức thư này được ngài Quốc vụ Khanh Edw Llivingston chấp bút.
Hoàng đế Minh Mạng đã từ chối cho Edmund Robert diện kiến và cho rằng bức thư của Tổng thống Hoa Kỳ không hợp thể chế ngoại giao vì không viết rõ niên hiệu Minh Mạng của nhà vua cũng như quốc hiệu Đại Nam của đất nước theo qui định điển lễ nền ngoại giao phương Đông. Tuy vậy phái đoàn Mỹ vẫn được tiếp đãi với nghi thức trọng thể và đãi yến tiệc long trọng.
Nguyễn Tri Phương và Lý Văn Phức được vua cử tiếp phái bộ Mỹ và trao thư hồi âm với lời lẽ vừa mềm mỏng vừa quyết liệt. "Quốc gia các ngài yêu cầu xúc tiến thương mại với chúng tôi. Chúng tôi khẳng định là không phản đối quan hệ như vậy. Mặt khác các ngài chắc chắn phải thừa nhận những luật lệ hiện hành của nước chúng tôi. Vì thế khi đến nước chúng tôi, tàu của các ngài phải đậu ở ngoài khơi Trà Sơn (Đà Nẵng) cho tiện và không thể làm nhà ở trên đất liền. Còn bây giờ thì phải rời bến...".
Thực chất của vấn đề bang giao thất bại xuất phát chính từ chính sách "bế quan tỏa cảng" với phương Tây của triều đình Minh Mạng. Phía Mỹ vẫn nhẫn nại theo đuổi công cuộc bang giao song phương và Edmund Robert lại được cử tới Việt Nam một lần nữa vào năm 1836 trên con tàu Peacock ngõ hầu tìm kiếm một hiệp ước thương mại với Việt Nam và Nhật Bản. Rất tiếc cơ hội đàm phán lại bất thành vì khi phái đoàn Việt Nam do Đào Trí Phú và Lê Bá Tú đến Đà Nẵng, thuyền trưởng Edmunt đang ốm "thập tử nhất sinh" chỉ cử viên thông ngôn tiếp đoàn.
Ngay ngày hôm sau tàu Mỹ đột ngột nhổ neo rời cảng Đà Nẵng và duyên may cho mối bang giao Việt Mỹ thứ ba ở thế kỷ 19 vĩnh viễn chìm xuống đáy biển Thái Bình Dương.
Ngày 12/6/1836, Edmund Robert qua đời tại Macao vì bạo bệnh, lúc đó người ta mới biết nguyên nhân cho việc vội vã ra đi của tàu Peacock qua thư viên trưởng tàu này gửi cho Bộ trưởng Hải quân Pháp: "Chúng tôi phải ở lại 8 ngày tại vịnh Tourance, nhưng vì chứng bệnh quá nặng của ông Robert, chúng tôi không làm được gì ở đây cả. Chúng tôi rời cảng ngày 21 tháng 5." Đây chính là cơ hội thứ ba bất thành của mối bang giao song phương đầy trắc trở báo hiệu cho những cơn "bão tố" đang kéo tới.
Năm 1838, lãnh sự Mỹ Balestier lại thúc giục Bộ Ngoại giao tiếp tục công việc và một kế sách mới đã được manh nha. Sự tan vỡ con đường ngoại giao hòa bình đã đẩy nước Mỹ liên kết với đồng minh phương Tây thi hành chính sách "ngoại giao pháo hạm". Năm 1845, chiến hạm Mỹ USS Constitution dưới quyền chỉ huy của Percival đã tiến vào vịnh Đà Nẵng. Lần này không vào để thương thuyết mà nhằm gây hấn bằng việc bắt cóc một số quan lại làm con tin hòng ép triều đình Huế thả một linh mục Pháp bị bắt giam ở Huế.
Mặc dù không tin vào lời hứa của các quan chức Đại Nam sẽ trao trả vị linh mục cho phía Pháp, Percival cho bắn đại bác thị uy rồi rút khỏi hải phận Đại Nam. Cũng như những người châu Âu, vị trí chiến lược của cảng Tourane rất thu hút các chuyên gia quân sự Mỹ. Sau khi chuyến đi thành công tới Nhật, Đô đốc Perry đã khẩn cấp yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ mở ngay một hải cảng Mỹ ở Á châu và vị trí đươc đề nghị chính là Đà Nẵng. Tuy nhiên Tổng thống đã trả lời ông rằng: "Thời cơ chưa thuận tiện để làm công việc đó".
Ngoại giao con thoi và những cố gắng muộn màng
Trước dã tâm xâm lược của Pháp, đặc biệt sau khi thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất, năm 1873 vua Tự Đức chợt nhận thức rằng nền Cộng hòa Mỹ có thể là chỗ dựa của Đại Nam chống lại chủ nghĩa đế quốc Âu châu. Triều đình cử Bùi Viện sang Trung Hoa tìm phương cách thực hiện sứ mệnh ngoại giao ấy. Tháng 8/1873, ông xuống thuyền ở cửa bể Thuận An trực chỉ tới Hương Cảng - nhượng địa của Anh quốc (từ 1842).
Thông qua các môi giới Trung Hoa, Bùi Viện tiếp xúc được với lãnh sự Hoa Kỳ. Viên tổng lãnh sự đã bố trí đưa ông ra cảng Yokohama và từ đây lên tàu đi Mỹ cập cảng Cựu Kim Sơn (San Fransico). Tới thủ đô Washington, ông ráo riết vận động hành lang và đã được diện kiến Tổng thống Grant của Hoa Kỳ. Là một nước tư bản trẻ, Hoa Kỳ vẫn muốn bành trướng sang phương Đông song đã quá chậm chân so với các đế quốc Âu châu như Anh, Pháp, Đức, Nga... Cuộc diện kiến với Bùi Viện thật là một "cơ may trời định" cho nước Mỹ.
Trớ trêu thay, định mệnh "ngoại giao êm ả" vẫn không mỉm cười với hai bờ Thái Bình Dương bởi sứ thần Bùi Viện ra đi với hai bàn tay trắng. Do không mang quốc thư ủy nhiệm, Bùi Viện không có tư cách ký kết các thoả ước quan trọng thiết lập mối bang giao và hiệp định Đại Nam - Mỹ đã không bao giờ có nữa. Theo yêu cầu của Chính phủ Mỹ, ông vội vã trở về Huế đệ trình lên vua Tự Đức và nhận lãnh quốc thư tức tốc vượt Thái Bình Dương cố cứu vãn tình thế "nước sôi lửa bỏng" ngoài chiến trường bằng những nỗ lực ngoại giao muộn màng.
Thật trớ trêu, ông tới Washington năm 1875, khi ấy Hòa ước Giáp Tuất Việt - Pháp (Ký năm 1873) đã khẳng định vị trí của Pháp ở Việt Nam với vùng đất thuộc địa Nam Kỳ và vùng đất bảo hộ ở Bắc và Trung Kỳ. Cánh cửa ngoại giao đã hoàn toàn khép lại và những cơ may mong manh cuối cùng tan thành mây khói. Nước Mỹ không còn cơ hội nào cho một hiệp định ngoại giao với Triều đình Huế vì Việt Nam đã hoàn toàn thuộc quyền bảo hộ của Pháp.