Hai thử thách đầu tiên chờ Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Một sự trùng hợp, ngay sau khi tân Thống đốc tiếp nhận việc điều hành, thị trường vàng và ngoại tệ có những biến động mới
Ngày 3/8/2011, Ngân hàng Nhà nước chính thức tổ chức hội nghị bàn giao việc điều hành công tác ngân hàng và chúc mừng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũ và mới, sau khi được Quốc hội khóa 13 bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo mới.
Một sự trùng hợp, ngay sau khi tân Thống đốc tiếp nhận việc điều hành, thị trường vàng và ngoại tệ có những biến động mới.
Trên thị trường thế giới, những biến động mạnh của thị trường chứng khoán, giá vàng, giá dầu… thu hút sự chú ý của giới đầu tư và có những tác động nhất định đối với thị trường trong nước. Riêng với giá vàng, tác động theo nguyên lý “bình thông đáy” được đặc biệt chú ý.
Ngày 4/8, tại New York, giá vàng đã thiết lập một kỷ lục mới khi lên tới mức 1.683,3 USD/oz trên thị trường giao ngay. Ngày 5/8, thị trường vàng trong nước lập tức phản ánh cơn sốt với những khác biệt so với chuỗi giao dịch suốt thời gian qua.
41,5 rồi tiến tới gần 42 triệu đồng/lượng là các đỉnh cao mới của giá vàng trong nước. Và sau hơn hai tháng qua, lần đầu tiên giá vàng trong nước vượt lên cao hơn giá thế giới, ghi nhận chênh lệch có từ 200.000 - 250.000 đồng/lượng.
Phía sau đó là phản ứng của người dân. Ngày 5 và 6/8, các phương tiện truyền thông liên tục phản ánh dòng người xếp hàng mua vàng, dù mức giá cao đi cùng với rủi ro, hay chấp nhận cả mức chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới quy đổi.
Người dân có quyền mua, cất giữ vàng. Trong những tình huống nhất định, đó không chỉ là hoạt động đầu tư và đầu cơ, mà còn là một lựa chọn để trú ẩn trước lạm phát cao, bất ổn kinh tế hoặc để bảo vệ tài sản trước lo ngại có rủi ro…
Thời điểm này, trước biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là sự chao đảo của thị trường chứng khoán Phố Wall và tại châu Á những phiên vừa qua; phản ứng của hai quốc gia lớn là Trung Quốc và Nhật Bản với lời kêu gọi dự phòng về khả năng một cơn bão tài chính mới; rồi hãng định mức tín nhiệm Standard&Poor’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ…, dòng người xếp hàng mua vàng trong nước có thể xem là một phản ứng ít nhiều có tính liên kết.
Trước dòng chảy đó, không thừa khi đặt ra tình huống xấu: liệu có hiện tượng người dân rút tiền ở ngân hàng để chuyển vào vàng hay không? Chí ít, nguồn vốn này cũng đang chảy vào vàng, thay vì vào sản xuất kinh doanh, hoặc gián tiếp là vào kênh tiền gửi ngân hàng.
Nếu hiện tượng trên tiếp tục thể hiện, các dòng vốn sẽ có sự xáo trộn và có thể dẫn đến những dịch chuyển bất lợi. Trong khi đó, ổn định và quản lý tốt thị trường vàng là một trong những nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, mà hiện nay sự chờ đợi cụ thể nhất là nghị định quản lý kinh doanh vàng được ban hành, dù đã qua hai mươi lần dự thảo. Đây cũng là một thử thách đầu tiên đối với tân Thống đốc.
Cùng lúc với những biến động mạnh trên thị trường vàng, tỷ giá USD/VND lại gợn sóng sau khoảng một tháng gần như đứng yên.
Ngày 4/8, thị trường ngoại tệ bất ngờ đón nhận loạt điều chỉnh của các ngân hàng thương mại. Tại những thành viên lớn như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mức giá USD bán ra quanh 20.600 - 20.610 VND ổn định trước đó đột ngột lên 20.650 VND. Ngày 5/8, đà tăng tiếp tục thể hiện khi giá bán ra ghi nhận ở 20.660 VND.
Diễn biến trên là đáng chú ý, khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng đứng yên ở mức 20.608 VND trong hơn một tháng qua; tương tự là tỷ giá của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cũng cố định 20.600 VND (mua vào) và 20.814 VND (bán ra).
Ngày 6/8, đến lượt thị trường ghi nhận những ngân hàng cổ phần khác cũng tăng khá mạnh giá USD trên biểu niêm yết. Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), mức giá bán ra cũng đã chính thức lên 20.650 VND thay cho 20.630 VND trước đó. Đây cũng là mức điều chỉnh mới tại Ngân hàng Á châu (ACB); riêng mức giá mua chuyển khoản tại đây đã lên tới 20.600 VND - cao hơn hẳn các thành viên khác tại cùng thời điểm.
Còn quá sớm để nói về một xu hướng tăng trở lại của tỷ giá USD/VND. Nhưng nếu đà tăng trên tiếp diễn, tâm lý thị trường là một hiệu ứng cần chú ý. Hiệu ứng đó được đặt trong lo ngại áp lực cầu ngoại tệ và biến động tỷ giá những tháng cuối năm mà các dòng chảy bình luận dồn dập đưa ra gần đây. Ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối theo đó là thử thách thứ hai đối với tân Thống đốc.
Ngay sau khi nhậm chức, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã nhanh chóng đưa ra những thông tin bước đầu về định hướng thị trường và quan điểm điều hành.
Trong bản tin của VTV1, tân Thống đốc phát biểu: “Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có cơ sở để bình ổn thị trường ngoại hối cuối năm. Đây chính là trọng tâm của chính sách tiền tệ trong các tháng còn lại của năm”.
Ông Bình đưa ra hai nhóm giải pháp cụ thể. Thứ nhất là điều hành chính sách tiền tệ đối với VND phù hợp để lưu thông VND hợp lý, không tạo điều kiện để găm giữ ngoại tệ. Thứ hai là tạo mặt bằng lãi suất giữa ngoại tệ và tiền đồng hợp lý theo hướng có lợi cho VND, có lợi cho người dân nắm tài sản dưới dạng VND, chứ không phải ngoại tệ.
“Tính toán cán cân thanh toán, nếu ta quản lý tốt thị trường ngoại tệ, có khả năng thặng dư 2,5 tỷ USD. Khả năng bình ổn thị trường ngoại tệ từ nay đến cuối năm có thể thực hiện được dù nhập siêu có thể 16%. Dự trữ USD lớn, có khả năng can thiệp nếu có những cơn sốt bùng phát. Trên cơ sở phân tích trên, chúng tôi cho rằng, hoàn toàn có cơ sở, công cụ để Ngân hàng Nhà nước đảm bảo tỷ giá bình ổn từ nay đến hết năm”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói.
Như đề cập ở trên, còn quá sớm nhìn về những xáo trộn lớn từ những biến động trên thị trường vàng và ngoại hối những ngày qua. Nhưng sẽ không thừa nếu dự phòng cho những xáo trộn và ảnh hưởng có thể xảy ra, đặc biệt là với những diễn biến đang có trên thị trường vàng.
Ở đây, Ngân hàng Nhà nước có lẽ nên là người có mặt ở bất cứ thời điểm nào thị trường cần, chứ không phải là “người mua bán sau cùng”, hay “người đứng sau cùng” để xử lý các vấn đề sau khi đã phát sinh trên thực tế…
Một sự trùng hợp, ngay sau khi tân Thống đốc tiếp nhận việc điều hành, thị trường vàng và ngoại tệ có những biến động mới.
Trên thị trường thế giới, những biến động mạnh của thị trường chứng khoán, giá vàng, giá dầu… thu hút sự chú ý của giới đầu tư và có những tác động nhất định đối với thị trường trong nước. Riêng với giá vàng, tác động theo nguyên lý “bình thông đáy” được đặc biệt chú ý.
Ngày 4/8, tại New York, giá vàng đã thiết lập một kỷ lục mới khi lên tới mức 1.683,3 USD/oz trên thị trường giao ngay. Ngày 5/8, thị trường vàng trong nước lập tức phản ánh cơn sốt với những khác biệt so với chuỗi giao dịch suốt thời gian qua.
41,5 rồi tiến tới gần 42 triệu đồng/lượng là các đỉnh cao mới của giá vàng trong nước. Và sau hơn hai tháng qua, lần đầu tiên giá vàng trong nước vượt lên cao hơn giá thế giới, ghi nhận chênh lệch có từ 200.000 - 250.000 đồng/lượng.
Phía sau đó là phản ứng của người dân. Ngày 5 và 6/8, các phương tiện truyền thông liên tục phản ánh dòng người xếp hàng mua vàng, dù mức giá cao đi cùng với rủi ro, hay chấp nhận cả mức chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới quy đổi.
Người dân có quyền mua, cất giữ vàng. Trong những tình huống nhất định, đó không chỉ là hoạt động đầu tư và đầu cơ, mà còn là một lựa chọn để trú ẩn trước lạm phát cao, bất ổn kinh tế hoặc để bảo vệ tài sản trước lo ngại có rủi ro…
Thời điểm này, trước biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là sự chao đảo của thị trường chứng khoán Phố Wall và tại châu Á những phiên vừa qua; phản ứng của hai quốc gia lớn là Trung Quốc và Nhật Bản với lời kêu gọi dự phòng về khả năng một cơn bão tài chính mới; rồi hãng định mức tín nhiệm Standard&Poor’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ…, dòng người xếp hàng mua vàng trong nước có thể xem là một phản ứng ít nhiều có tính liên kết.
Trước dòng chảy đó, không thừa khi đặt ra tình huống xấu: liệu có hiện tượng người dân rút tiền ở ngân hàng để chuyển vào vàng hay không? Chí ít, nguồn vốn này cũng đang chảy vào vàng, thay vì vào sản xuất kinh doanh, hoặc gián tiếp là vào kênh tiền gửi ngân hàng.
Nếu hiện tượng trên tiếp tục thể hiện, các dòng vốn sẽ có sự xáo trộn và có thể dẫn đến những dịch chuyển bất lợi. Trong khi đó, ổn định và quản lý tốt thị trường vàng là một trong những nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, mà hiện nay sự chờ đợi cụ thể nhất là nghị định quản lý kinh doanh vàng được ban hành, dù đã qua hai mươi lần dự thảo. Đây cũng là một thử thách đầu tiên đối với tân Thống đốc.
Cùng lúc với những biến động mạnh trên thị trường vàng, tỷ giá USD/VND lại gợn sóng sau khoảng một tháng gần như đứng yên.
Ngày 4/8, thị trường ngoại tệ bất ngờ đón nhận loạt điều chỉnh của các ngân hàng thương mại. Tại những thành viên lớn như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mức giá USD bán ra quanh 20.600 - 20.610 VND ổn định trước đó đột ngột lên 20.650 VND. Ngày 5/8, đà tăng tiếp tục thể hiện khi giá bán ra ghi nhận ở 20.660 VND.
Diễn biến trên là đáng chú ý, khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng đứng yên ở mức 20.608 VND trong hơn một tháng qua; tương tự là tỷ giá của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cũng cố định 20.600 VND (mua vào) và 20.814 VND (bán ra).
Ngày 6/8, đến lượt thị trường ghi nhận những ngân hàng cổ phần khác cũng tăng khá mạnh giá USD trên biểu niêm yết. Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), mức giá bán ra cũng đã chính thức lên 20.650 VND thay cho 20.630 VND trước đó. Đây cũng là mức điều chỉnh mới tại Ngân hàng Á châu (ACB); riêng mức giá mua chuyển khoản tại đây đã lên tới 20.600 VND - cao hơn hẳn các thành viên khác tại cùng thời điểm.
Còn quá sớm để nói về một xu hướng tăng trở lại của tỷ giá USD/VND. Nhưng nếu đà tăng trên tiếp diễn, tâm lý thị trường là một hiệu ứng cần chú ý. Hiệu ứng đó được đặt trong lo ngại áp lực cầu ngoại tệ và biến động tỷ giá những tháng cuối năm mà các dòng chảy bình luận dồn dập đưa ra gần đây. Ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối theo đó là thử thách thứ hai đối với tân Thống đốc.
Ngay sau khi nhậm chức, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã nhanh chóng đưa ra những thông tin bước đầu về định hướng thị trường và quan điểm điều hành.
Trong bản tin của VTV1, tân Thống đốc phát biểu: “Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có cơ sở để bình ổn thị trường ngoại hối cuối năm. Đây chính là trọng tâm của chính sách tiền tệ trong các tháng còn lại của năm”.
Ông Bình đưa ra hai nhóm giải pháp cụ thể. Thứ nhất là điều hành chính sách tiền tệ đối với VND phù hợp để lưu thông VND hợp lý, không tạo điều kiện để găm giữ ngoại tệ. Thứ hai là tạo mặt bằng lãi suất giữa ngoại tệ và tiền đồng hợp lý theo hướng có lợi cho VND, có lợi cho người dân nắm tài sản dưới dạng VND, chứ không phải ngoại tệ.
“Tính toán cán cân thanh toán, nếu ta quản lý tốt thị trường ngoại tệ, có khả năng thặng dư 2,5 tỷ USD. Khả năng bình ổn thị trường ngoại tệ từ nay đến cuối năm có thể thực hiện được dù nhập siêu có thể 16%. Dự trữ USD lớn, có khả năng can thiệp nếu có những cơn sốt bùng phát. Trên cơ sở phân tích trên, chúng tôi cho rằng, hoàn toàn có cơ sở, công cụ để Ngân hàng Nhà nước đảm bảo tỷ giá bình ổn từ nay đến hết năm”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói.
Như đề cập ở trên, còn quá sớm nhìn về những xáo trộn lớn từ những biến động trên thị trường vàng và ngoại hối những ngày qua. Nhưng sẽ không thừa nếu dự phòng cho những xáo trộn và ảnh hưởng có thể xảy ra, đặc biệt là với những diễn biến đang có trên thị trường vàng.
Ở đây, Ngân hàng Nhà nước có lẽ nên là người có mặt ở bất cứ thời điểm nào thị trường cần, chứ không phải là “người mua bán sau cùng”, hay “người đứng sau cùng” để xử lý các vấn đề sau khi đã phát sinh trên thực tế…