Hạn chế xuất khẩu thịt
Hiện nay việc xuất khẩu thịt theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc đã có sự điều tiết
Cách đây 2 tháng, khi tình hình mưa lũ ở miền Trung và dịch tai xanh đang diễn biến xấu, trong khi thịt lợn xuất mạnh sang Trung Quốc, ngành chăn nuôi dự báo nguồn cung thịt cho dịp Tết hụt khoảng 40.000 tấn.
Song, với nỗ lực tăng đàn của người chăn nuôi và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu thịt được triển khai, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định sẽ đủ cung ứng nguồn thịt dịp tết Tân Mão.
Ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 2 tháng cuối năm 2010, khối lượng thịt nhập khẩu về Việt Nam đã giảm hơn 17% so với những tháng trước đó. Bình quân 10 tháng đầu năm 2010 nhập hơn 7.000 tấn thịt/tháng, thì tháng 12 chỉ nhập khoảng 5.700 tấn. Tính cả năm 2010, nước ta nhập khẩu 82 nghìn tấn thịt các loại, như vậy lượng thị nhập khẩu giảm mạnh so với năm 2009.
Trong những tháng cuối năm 2010, tỷ giá giữa VND và USD liên tục tăng cao đã khiến giá thành nhập khẩu tăng. Theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, mỗi tháng các doanh nghiệp nhập từ 6.000-8.000 tấn thịt các loại không gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất trong nước.
Năm 2010, nước ta đã xuất khẩu hơn 120.000 tấn thịt lợn sang Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông cao hơn nhập khẩu gần 40 nghìn tấn. Ông Tần cho biết: Để đảm bảo cân đối cung - cầu lượng thịt trong nước, Bộ đã và đang rà soát việc xuất, nhập khẩu các sản phẩm thịt, theo hướng không khuyến khích xuất khẩu thêm thịt lợn, chú trọng đảm bảo đủ nguồn cung trong nước.
Bởi vậy, hiện nay việc xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc đã có sự điều tiết. Khoảng một tháng trước, lúc cao điểm mỗi ngày có trên 100 xe lợn xuất sang Trung Quốc, hiện chỉ khoảng 20- 30 xe/ngày. “Để tạo điều kiện cho bà con chăn nuôi, nếu được giá, lợn to thì cho đi bình thường; riêng lợn nhỏ 30-40 kg/con, sẽ nhắc nhở, hạn chế. Chúng ta không khuyến khích xuất khẩu từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, hiện một số doanh nghiệp vẫn xuất cho các khách hàng truyền thống nhưng số lượng không lớn”, ông Tần nói.
Còn theo ông Giao, giá thịt tăng trong thời gian qua là có lợi cho nông dân, bởi giá các mặt hàng này đã bị giảm quá thấp do dịch bệnh hồi giữa năm. Đến thời điểm hiện tại, không lo thiếu thịt phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán, bởi vậy cũng không đặt vấn đề phải nhập khẩu thêm thịt lợn, có khả năng sẽ phải nhập khẩu thêm thịt bò vì về cuối năm sức tiêu thụ mạnh.
Năm 2010, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 84.214 tấn, tăng 6,50% so với năm2009; thịt bò hơi xuất chuồng đạt 278.911 tấn tăng 5,9% so với năm trước; riêng sản lượng thịt lợn giảm 2,3%, đạt 3 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng gia cầm tăng tới gần 100.000 tấn, từ 528.000 tấn lên 615.000 tấn thịt đã bù đắp được lượng thịt lợn thiếu hụt. Tổng sản lượng thịt các loại năm 2010 đạt 3,95 triệu tấn tăng 1,5% so với năm trước.
Giá thịt tăng mạnh trong các tháng cuối năm 2010, nhưng đến thời điểm này ở một số tỉnh phía Bắc thị trường đã hạ nhiệt, địa bàn trung tâm các tỉnh, thành phố giá một số mặt hàng thực phẩm chăn nuôi không còn tăng cao như tháng trước. Hiện khu vực ngoại thành Hà Nội giá thịt lợn thăn chỉ 82.000 đồng/kg; giá sườn 90.000 đồng/kg; các loại khác như mông, vai, ba chỉ chỉ dao động từ 70.000-75.000 đồng/kg; thịt bò dao động từ 130.000-170.000 đồng/kg.
Ông Hoàng Kim Giao khẳng định: lượng thực phẩm sẽ không thiếu so với nhu cầu cho trước, trong và cả sau Tết 2011. Mặc dù, theo dự báo sức mua của người dân sẽ tăng thêm khoảng 20% vào tháng Chạp âm lịch, nhưng ngành chăn nuôi hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát như hiện nay.
Từ cách đây 2 tháng khi dịch lợn tai xanh lắng dịu tại các địa phương, nhiều hộ chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi trang trại lớn đã tái đàn. Trong khi chỉ cần 1,5-2 tháng đã có một lứa gia cầm, 3 tháng đã có một lứa lợn xuất chuồng.
Mặc dù chăn nuôi đang hồi phục nhanh, nguồn cung dồi dào, nhưng theo dự báo đến thời điểm cận Tết Tân Mão giá các loại thịt sẽ tăng thêm 10-15% so thời điểm này. Hiện UBND các tỉnh thành đặc biệt là các thành phố lớn, sức tiêu thụ hàng hóa cao đã và đang triển khai các phương án bình ổn với sự tham gia tích cực từ phía các doanh nghiệp.
Tại Tp.HCM 8 mặt hàng sẽ tham gia vào nguồn hàng bình ổn đến Tết Nguyên Đán gồm: gạo nếp (4.500 tấn), đường RE (2.100 tấn), dầu ăn (750 tấn), thịt gia súc (4.000 tấn), thịt gia cầm (1.550 tấn), thực phẩm chế biến (1.500 tấn), trứng gia cầm (13,5 triệu quả), rau củ quả (1.500 tấn).
Thành phố Hà Nội cũng đã quyết định tạm ứng 50 tỷ đồng để bình ổn giá cả trong đợt Tết Nguyên đán sắp tới. Theo đó, số tiền được trích từ Quỹ dự trữ tài chính thành phố tạm ứng cho 4 doanh nghiệp dự trữ 9 nhóm mặt hàng thiết yếu (gạo trắng thường, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường, rau củ.
Một số chuyên gia ngành chăn nuôi khuyến cáo, thịt là thực phẩm tươi sống, không nên thu mua dự trữ trước cả tháng rồi mới bán, vì ngày Tết người dân ít tiêu dùng thịt đông lạnh. Cách thức dự trữ tốt nhất là, vào lúc này các doanh nghiệp nên tăng cường ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người chăn nuôi, ứng trước tiền vốn cho họ đầu tư vào chăn nuôi để tăng số lượng đàn. Sau đó đến gần Tết Nguyên đán, người chăn nuôi sẽ xuất chuồng theo hợp đồng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn cung thịt cho nhu cầu tiêu dùng.
Song, với nỗ lực tăng đàn của người chăn nuôi và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu thịt được triển khai, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định sẽ đủ cung ứng nguồn thịt dịp tết Tân Mão.
Ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 2 tháng cuối năm 2010, khối lượng thịt nhập khẩu về Việt Nam đã giảm hơn 17% so với những tháng trước đó. Bình quân 10 tháng đầu năm 2010 nhập hơn 7.000 tấn thịt/tháng, thì tháng 12 chỉ nhập khoảng 5.700 tấn. Tính cả năm 2010, nước ta nhập khẩu 82 nghìn tấn thịt các loại, như vậy lượng thị nhập khẩu giảm mạnh so với năm 2009.
Trong những tháng cuối năm 2010, tỷ giá giữa VND và USD liên tục tăng cao đã khiến giá thành nhập khẩu tăng. Theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, mỗi tháng các doanh nghiệp nhập từ 6.000-8.000 tấn thịt các loại không gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất trong nước.
Năm 2010, nước ta đã xuất khẩu hơn 120.000 tấn thịt lợn sang Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông cao hơn nhập khẩu gần 40 nghìn tấn. Ông Tần cho biết: Để đảm bảo cân đối cung - cầu lượng thịt trong nước, Bộ đã và đang rà soát việc xuất, nhập khẩu các sản phẩm thịt, theo hướng không khuyến khích xuất khẩu thêm thịt lợn, chú trọng đảm bảo đủ nguồn cung trong nước.
Bởi vậy, hiện nay việc xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc đã có sự điều tiết. Khoảng một tháng trước, lúc cao điểm mỗi ngày có trên 100 xe lợn xuất sang Trung Quốc, hiện chỉ khoảng 20- 30 xe/ngày. “Để tạo điều kiện cho bà con chăn nuôi, nếu được giá, lợn to thì cho đi bình thường; riêng lợn nhỏ 30-40 kg/con, sẽ nhắc nhở, hạn chế. Chúng ta không khuyến khích xuất khẩu từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, hiện một số doanh nghiệp vẫn xuất cho các khách hàng truyền thống nhưng số lượng không lớn”, ông Tần nói.
Còn theo ông Giao, giá thịt tăng trong thời gian qua là có lợi cho nông dân, bởi giá các mặt hàng này đã bị giảm quá thấp do dịch bệnh hồi giữa năm. Đến thời điểm hiện tại, không lo thiếu thịt phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán, bởi vậy cũng không đặt vấn đề phải nhập khẩu thêm thịt lợn, có khả năng sẽ phải nhập khẩu thêm thịt bò vì về cuối năm sức tiêu thụ mạnh.
Năm 2010, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 84.214 tấn, tăng 6,50% so với năm2009; thịt bò hơi xuất chuồng đạt 278.911 tấn tăng 5,9% so với năm trước; riêng sản lượng thịt lợn giảm 2,3%, đạt 3 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng gia cầm tăng tới gần 100.000 tấn, từ 528.000 tấn lên 615.000 tấn thịt đã bù đắp được lượng thịt lợn thiếu hụt. Tổng sản lượng thịt các loại năm 2010 đạt 3,95 triệu tấn tăng 1,5% so với năm trước.
Giá thịt tăng mạnh trong các tháng cuối năm 2010, nhưng đến thời điểm này ở một số tỉnh phía Bắc thị trường đã hạ nhiệt, địa bàn trung tâm các tỉnh, thành phố giá một số mặt hàng thực phẩm chăn nuôi không còn tăng cao như tháng trước. Hiện khu vực ngoại thành Hà Nội giá thịt lợn thăn chỉ 82.000 đồng/kg; giá sườn 90.000 đồng/kg; các loại khác như mông, vai, ba chỉ chỉ dao động từ 70.000-75.000 đồng/kg; thịt bò dao động từ 130.000-170.000 đồng/kg.
Ông Hoàng Kim Giao khẳng định: lượng thực phẩm sẽ không thiếu so với nhu cầu cho trước, trong và cả sau Tết 2011. Mặc dù, theo dự báo sức mua của người dân sẽ tăng thêm khoảng 20% vào tháng Chạp âm lịch, nhưng ngành chăn nuôi hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát như hiện nay.
Từ cách đây 2 tháng khi dịch lợn tai xanh lắng dịu tại các địa phương, nhiều hộ chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi trang trại lớn đã tái đàn. Trong khi chỉ cần 1,5-2 tháng đã có một lứa gia cầm, 3 tháng đã có một lứa lợn xuất chuồng.
Mặc dù chăn nuôi đang hồi phục nhanh, nguồn cung dồi dào, nhưng theo dự báo đến thời điểm cận Tết Tân Mão giá các loại thịt sẽ tăng thêm 10-15% so thời điểm này. Hiện UBND các tỉnh thành đặc biệt là các thành phố lớn, sức tiêu thụ hàng hóa cao đã và đang triển khai các phương án bình ổn với sự tham gia tích cực từ phía các doanh nghiệp.
Tại Tp.HCM 8 mặt hàng sẽ tham gia vào nguồn hàng bình ổn đến Tết Nguyên Đán gồm: gạo nếp (4.500 tấn), đường RE (2.100 tấn), dầu ăn (750 tấn), thịt gia súc (4.000 tấn), thịt gia cầm (1.550 tấn), thực phẩm chế biến (1.500 tấn), trứng gia cầm (13,5 triệu quả), rau củ quả (1.500 tấn).
Thành phố Hà Nội cũng đã quyết định tạm ứng 50 tỷ đồng để bình ổn giá cả trong đợt Tết Nguyên đán sắp tới. Theo đó, số tiền được trích từ Quỹ dự trữ tài chính thành phố tạm ứng cho 4 doanh nghiệp dự trữ 9 nhóm mặt hàng thiết yếu (gạo trắng thường, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường, rau củ.
Một số chuyên gia ngành chăn nuôi khuyến cáo, thịt là thực phẩm tươi sống, không nên thu mua dự trữ trước cả tháng rồi mới bán, vì ngày Tết người dân ít tiêu dùng thịt đông lạnh. Cách thức dự trữ tốt nhất là, vào lúc này các doanh nghiệp nên tăng cường ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người chăn nuôi, ứng trước tiền vốn cho họ đầu tư vào chăn nuôi để tăng số lượng đàn. Sau đó đến gần Tết Nguyên đán, người chăn nuôi sẽ xuất chuồng theo hợp đồng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn cung thịt cho nhu cầu tiêu dùng.