Hạn mức an toàn ngân hàng: Cào bằng hay bóc tách?
Hiện tại đang phát sinh những bất cập không thể không tháo gỡ mà trước hết là từ các ngân hàng nhỏ
Ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 30% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 30% là những động thái mới trong tổng thể chính sách tiền tệ thận trọng.
Tuy nhiên, từ phía các ngân hàng và địa phương, đã có những đề nghị không nên đồng nhất cùng một tỷ lệ.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, do tác động của việc thực hiện chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng, nhất là việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp và hộ sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư theo chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ đã kéo theo nhu cầu vay vốn lớn hơn khả năng huy động vốn từ nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, trong 7 tháng đầu năm, chỉ số này tăng 22,61%.
Từ “nới lỏng” sang “ít nới lỏng”
Tuy chưa có văn bản chính thức nhưng Ngân hàng Nhà nước đã phát đi tín hiệu cho các ngân hàng thương mại rằng, dù theo kịch bản kinh tế nào, tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán trên toàn hệ thống ngân hàng của năm 2009 tối đa chỉ ở 30% và giảm còn khoảng 27% vào 2010.
Tiếp đó, trong tháng 8/2009, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại chỉ được phép sử dụng 30% thay vì 40% vốn ngắn hặn cho vay trung và dài hạn.
Song song, một động thái khác của Ngân hàng Nhà nước là khẳng định quan điểm giữ nguyên mức lãi suất cơ bản 7%, ít nhất đến hết năm 2009, mặc dù không ít ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên từ bỏ sự cứng nhắc này.
Tuy nhiên, giải thích lý do giữ nguyên lãi suất cơ bản, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ phân tích, tự do hóa lãi suất chỉ có thể được thực hiện trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường tài chính - tiền tệ minh bạch và có chiều sâu, mục tiêu của chính sách tiền tệ chỉ đơn thuần là kiểm soát lạm phát.
Cùng đó, hệ thống thanh toán hoàn toàn có khả năng kiểm soát hầu hết các luồng vốn khả dụng khu vực ngân hàng, chứng khoán và các định chế khác... Bởi vậy, trong điều kiện hiện nay, tự do hóa lãi suất ở Việt Nam rất khó thực hiện.
Cũng theo ông Bảo, mặc dù khủng hoảng kinh tế đã trải thời kỳ tồi tệ nhất nhưng suy thoái và khả năng phục hồi vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, yếu tố lạm phát trong nước còn tiềm ẩn nguy cơ cao, hệ thống ngân hàng thương mại còn chênh lệch lớn về quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản nợ và tài sản có, năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh thấp.
Bởi vậy, thực thi các giải pháp điều hành thị trường tiền tệ theo hướng đảm bảo an toàn hệ thống là điều phải đặt lên trên hết.
“Cái khó bó cái khôn”
Không phủ nhận rằng, Ngân hàng Nhà nước rất có lý khi thực hiện chính sách tiền tệ “ít nới lỏng” hơn so với thời kỳ nền kinh tế suy giảm nhưng hiện tại, đang phát sinh những bất cập đòi hỏi phải tháo gỡ mà BaoVietBank là một ví dụ.
Hiện tại, vốn điều lệ của BaoVietBank là 1.500 tỷ đồng, theo lộ trình đến cuối 2009, con số này là 2.000 tỷ đồng và sẽ đạt mức 3.000 tỷ đồng cuối 2010.
Với một ngân hàng đang phát triển như BaoViet Bank và các ngân hàng tương tự, rất cần có một không gian quản lý rộng rãi hơn để tổng tài sản tương xứng với số vốn điều lệ, nhằm đảm bảo “sức khỏe” trong hoạt động cũng như đáp ứng kỳ vọng của cổ đông.
Ngược lại, khi một ngân hàng nào đó có quy mô tài sản thấp, trong điều kiện các nguồn lực tài chính khác như thặng dư vốn không đáng kể, hệ thống mạng lưới không được phép mở rộng quá giới hạn của cơ quan quản lý thì muốn nâng quy mô tổng tài sản sẽ không thuận lợi.
Từ một phía khác, trong khi hàng loạt các địa phương “rạo rực” xúc tiến đầu tư như 5 tỉnh Tây Nguyên, Ninh Thuận và trước đó là Lạng Sơn, Nghệ An... thì hạn mức tăng trưởng tín dụng đang ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng dự án tại các nơi này.
Theo một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kon Tum, tăng trưởng dư nợ tín dụng của tỉnh này hiện tại khoảng 5.000 tỷ đồng, tương ứng với 25%, nếu mức tăng cả năm 2009 là 30% thì “dư địa” từ nay đến hết nay chỉ khoảng 200 tỷ đồng, một con số quá ít so với hàng loạt dự án ký kết chưa ráo mực tại “Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào Tây Nguyên” cách đây chưa đầy một tuần.
Chưa hết, thực tế này còn liên quan tới câu chuyện tự chủ thu chi của các địa phương. Lãnh đạo tỉnh Kon Tum cho biết, mỗi năm, số thu tỉnh này chỉ 700 tỷ đồng nhưng chi thường xuyên tới 2 nghìn tỷ đồng, còn số thu của tỉnh Ninh Thuận trong năm 2008 là 340 tỷ đồng nhưng chi thường xuyên tới 1.400 tỷ đồng và phần lớn nguồn chi phải dựa vào kinh phí trung ương.
Muốn giảm trợ cấp ngân sách từ trung ương thì địa phương phải gia tăng đầu tư, gia tăng số thu thuế để để tự chủ ngân sách nhưng với sự cào bằng tăng trưởng dư nợ tín dụng và khống chế “tỷ lệ 30% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn” như trên thì mong muốn kia rất khó thành hiện thực.
Từ thực tế này, khá nhiều ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên bóc tách, phân loại cụ thể và không nên cào bằng trong cùng một hạn mức đối với những ngân hàng nhỏ hoặc mới đi vào hoạt động và địa phương đang mở rộng đầu tư.
Tuy nhiên, từ phía các ngân hàng và địa phương, đã có những đề nghị không nên đồng nhất cùng một tỷ lệ.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, do tác động của việc thực hiện chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng, nhất là việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp và hộ sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư theo chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ đã kéo theo nhu cầu vay vốn lớn hơn khả năng huy động vốn từ nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, trong 7 tháng đầu năm, chỉ số này tăng 22,61%.
Từ “nới lỏng” sang “ít nới lỏng”
Tuy chưa có văn bản chính thức nhưng Ngân hàng Nhà nước đã phát đi tín hiệu cho các ngân hàng thương mại rằng, dù theo kịch bản kinh tế nào, tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán trên toàn hệ thống ngân hàng của năm 2009 tối đa chỉ ở 30% và giảm còn khoảng 27% vào 2010.
Tiếp đó, trong tháng 8/2009, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại chỉ được phép sử dụng 30% thay vì 40% vốn ngắn hặn cho vay trung và dài hạn.
Song song, một động thái khác của Ngân hàng Nhà nước là khẳng định quan điểm giữ nguyên mức lãi suất cơ bản 7%, ít nhất đến hết năm 2009, mặc dù không ít ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên từ bỏ sự cứng nhắc này.
Tuy nhiên, giải thích lý do giữ nguyên lãi suất cơ bản, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ phân tích, tự do hóa lãi suất chỉ có thể được thực hiện trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường tài chính - tiền tệ minh bạch và có chiều sâu, mục tiêu của chính sách tiền tệ chỉ đơn thuần là kiểm soát lạm phát.
Cùng đó, hệ thống thanh toán hoàn toàn có khả năng kiểm soát hầu hết các luồng vốn khả dụng khu vực ngân hàng, chứng khoán và các định chế khác... Bởi vậy, trong điều kiện hiện nay, tự do hóa lãi suất ở Việt Nam rất khó thực hiện.
Cũng theo ông Bảo, mặc dù khủng hoảng kinh tế đã trải thời kỳ tồi tệ nhất nhưng suy thoái và khả năng phục hồi vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, yếu tố lạm phát trong nước còn tiềm ẩn nguy cơ cao, hệ thống ngân hàng thương mại còn chênh lệch lớn về quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản nợ và tài sản có, năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh thấp.
Bởi vậy, thực thi các giải pháp điều hành thị trường tiền tệ theo hướng đảm bảo an toàn hệ thống là điều phải đặt lên trên hết.
“Cái khó bó cái khôn”
Không phủ nhận rằng, Ngân hàng Nhà nước rất có lý khi thực hiện chính sách tiền tệ “ít nới lỏng” hơn so với thời kỳ nền kinh tế suy giảm nhưng hiện tại, đang phát sinh những bất cập đòi hỏi phải tháo gỡ mà BaoVietBank là một ví dụ.
Hiện tại, vốn điều lệ của BaoVietBank là 1.500 tỷ đồng, theo lộ trình đến cuối 2009, con số này là 2.000 tỷ đồng và sẽ đạt mức 3.000 tỷ đồng cuối 2010.
Với một ngân hàng đang phát triển như BaoViet Bank và các ngân hàng tương tự, rất cần có một không gian quản lý rộng rãi hơn để tổng tài sản tương xứng với số vốn điều lệ, nhằm đảm bảo “sức khỏe” trong hoạt động cũng như đáp ứng kỳ vọng của cổ đông.
Ngược lại, khi một ngân hàng nào đó có quy mô tài sản thấp, trong điều kiện các nguồn lực tài chính khác như thặng dư vốn không đáng kể, hệ thống mạng lưới không được phép mở rộng quá giới hạn của cơ quan quản lý thì muốn nâng quy mô tổng tài sản sẽ không thuận lợi.
Từ một phía khác, trong khi hàng loạt các địa phương “rạo rực” xúc tiến đầu tư như 5 tỉnh Tây Nguyên, Ninh Thuận và trước đó là Lạng Sơn, Nghệ An... thì hạn mức tăng trưởng tín dụng đang ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng dự án tại các nơi này.
Theo một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kon Tum, tăng trưởng dư nợ tín dụng của tỉnh này hiện tại khoảng 5.000 tỷ đồng, tương ứng với 25%, nếu mức tăng cả năm 2009 là 30% thì “dư địa” từ nay đến hết nay chỉ khoảng 200 tỷ đồng, một con số quá ít so với hàng loạt dự án ký kết chưa ráo mực tại “Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào Tây Nguyên” cách đây chưa đầy một tuần.
Chưa hết, thực tế này còn liên quan tới câu chuyện tự chủ thu chi của các địa phương. Lãnh đạo tỉnh Kon Tum cho biết, mỗi năm, số thu tỉnh này chỉ 700 tỷ đồng nhưng chi thường xuyên tới 2 nghìn tỷ đồng, còn số thu của tỉnh Ninh Thuận trong năm 2008 là 340 tỷ đồng nhưng chi thường xuyên tới 1.400 tỷ đồng và phần lớn nguồn chi phải dựa vào kinh phí trung ương.
Muốn giảm trợ cấp ngân sách từ trung ương thì địa phương phải gia tăng đầu tư, gia tăng số thu thuế để để tự chủ ngân sách nhưng với sự cào bằng tăng trưởng dư nợ tín dụng và khống chế “tỷ lệ 30% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn” như trên thì mong muốn kia rất khó thành hiện thực.
Từ thực tế này, khá nhiều ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên bóc tách, phân loại cụ thể và không nên cào bằng trong cùng một hạn mức đối với những ngân hàng nhỏ hoặc mới đi vào hoạt động và địa phương đang mở rộng đầu tư.