Hàn Quốc có còn năng động?
Vừa phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ phía Trung Quốc, Hàn Quốc ngày nay còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề nội tại
Hàn Quốc từng được biết đến như một trong những nước có sự phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tiếp tục duy trì sự năng động này trong bối cảnh hiện nay không phải là điều dễ dàng. Đó là nội dung chính bài viết mới đây của tác giả Anna Fifield đăng trên Financial Times. Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch bài viết này.
Vừa phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ phía Trung Quốc, Hàn Quốc ngày nay còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề nội tại.
Mặc dù, Hàn Quốc đã tiến hành cải tổ mạnh mẽ và mở cửa thị trường sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, các chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng, 1 trong 12 nền kinh tế hàng đầu thế giới này cần có một làn sóng cải cách thứ 2 nếu muốn duy trì sức cạnh tranh với một Trung Quốc đang nổi lên.
Là quốc gia vốn phụ thuộc mạnh mẽ vào lĩnh vực chế tạo, Hàn Quốc coi thị trường Trung Quốc với lực lượng nhân công rẻ, làm việc năng suất là thị trường đầu tư màu mỡ. Tuy nhiên, Trung Quốc đồng thời cũng là một mối đe doạ đối với Hàn Quốc.
Lấy ngành công nghiệp ôtô và nhà máy của hãng Hyundai tại Bắc Kinh làm ví dụ. Hiện nay, với 4.200 công nhân người Trung Quốc, với độ tuổi trung bình là 26, nhà máy này mỗi năm sản xuất khoảng 300.000 chiếc xe.
Mỗi công nhân làm việc tại đây nhận mức lương cơ bản tương đương với 360 USD/tháng. Tổ chức công đoàn của họ có nhiệm vụ chính là khuyến khích họ nỗ lực làm việc hơn nữa thay vì đòi cho họ một mức lương cao hơn.
Trong khi đó, tại nhà máy chính của Hyundai tại Unlsan Hàn Quốc, công nhân, với độ tuổi trung bình là 41, được trả lương lên tới 4.580 USD/tháng.
Các công nhân ở đây kiên quyết không làm 2 ca và còn có tổ chức công đoàn rất mạnh. Năm ngoái, một cuộc đình công kéo dài 25 ngày đã khiến doanh số của hãng thiệt hại khoảng 7.800 chiếc xe tương đương 127 triệu USD.
Mặc dù, tình hình sản xuất và kinh doanh của Hyundai tại Trung Quốc đang tiến triển tốt nhưng hãng này cũng đang lo ngại về sự phát triển nhanh chóng của các hãng sản xuất xe hơi Trung Quốc như Chery. Bên cạnh đó, các mẫu xe của Trung Quốc rất giống với các mẫu xe của Hyundai cũng như các hãng danh tiếng khác.
Trên thực tế, mô hình kinh tế trước đây của Hàn Quốc là bắt chước và lấy ngành chế tạo là động lực thúc đẩy kinh tế chính là mô hình hiện nay của Trung Quốc.
Thực ra, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn còn phụ thuộc vào lĩnh vực chế tạo và xuất khẩu và chỉ có một vài loại sản phẩm chủ lực như điện thoại di động, chất bán dẫn và ôtô.
Do đó, người ta lo ngại rằng Hàn Quốc đang mất dần sự năng động của mình. Kinh tế nước này tăng trưởng ở mức bình quyân 4,2% trong 4 năm qua, thấp hơn so với mức dự báo tiềm năng là 5%.
Jung Ku-hyun, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Sam Sung cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành cải tổ lớn trong vòng 2, 3 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính nhưng hiện nay, các công ty Hàn Quốc vẫn còn bảo thủ. Chúng tôi cần những sáng kiến mới để cải cách và cải tổ”.
Các nhà kinh tế tại Seoul thường nói đến lý thuyết “bánh kẹp” hoặc “gọng kìm”, những cách nói ẩn dụ về việc Hàn Quốc bị kẹp giữa một Trung Quốc sản xuất hàng giá rẻ và một Nhật Bản sản xuất hàng công nghệ cao. Đồng thời, họ cũng nỗi lo ngại về “sự rỗng ruột” kiểu Nhật hoặc kiểu Đức của nền công nghiệp Hàn Quốc.
Hiệp định thương mại tự do đang được đàm phán với Mỹ được coi là chất xúc tác cho làn sóng cải cách thứ 2 đó thông qua việc mở cửa cạnh tranh đối với những lĩnh vực được bảo hộ như công nghiệp ô tô và nông nghiệp, đồng thời giới tới việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý doanh nghiệp và cả quản lý nhà nước.
Myron Brilliant, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ - Hàn Quốc nói: “Nếu Hàn Quốc muốn tiếp tục tiến lên, nước này cần sử dụng những khuôn khổ như FTA để cải cách và cho thị trường thấy rằng nước này đang thực sự đẩy mạnh mở cửa nền kinh tế. Nhật Bản sẽ không chịu đứng ngoài lề mãi và Trung Quốc lúc này đã không còn đứng ngoài lề. Bởi thế, đã đến lúc Hàn Quốc phải xem xét vị trí của mình trong khu vực và phải nỗ lực để thay đổi”.
Hiệp định này cũng có thể tạo điều kiện cho Hàn Quốc có được lợi ích từ mối quan hệ được tăng cường với một quốc gia có nền công nghệ phát triển cao như Mỹ.
Trên thực tế, mặc dù nhà máy của Hyundai tại Bắc Kinh hoạt động năng suất hơn so với những nhà máy của hãng tại Hàn Quốc, nhà máy có công suất cao nhất vẫn là nhà máy của hãng tại Alabama, nơi có thể sản xuất tới 72 xe/giờ nhờ mức độ tự động hóa cao.
Nhiều chuyên gia kinh tế và giới doanh nghiệp Hàn Quốc đã cảnh báo về tốc độ cải cách chậm chạp, họ cho rằng Trung Quốc đang tiến nhanh trên chuỗi giá trị với việc sản xuất con chíp và tivi màn hình phẳng, những sản phẩm mà nhờ đó Hàn Quốc được cả thế giới biết đến.
Cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc, với tỷ lệ hàng điện tử và các sản phẩm công nghệ cao đã tăng tới mức gần 40%, ngày càng giống với cơ cấu hàng xuất khẩu của Hàn Quốc 1 thập kỷ trước đây.
Tuy phần lớn hàng công nghệ xuất khẩu của Trung Quốc là của các công ty đầu tư nước ngoài và những linh kiện công nghệ cao nhất vẫn phải nhập khẩu, tỷ lệ nói trên vẫn đang khiến các công ty Hàn Quốc phải lo ngại.
Kim Joon-kyung, Phó chủ tịch Viện Phát triển Hàn Quốc nói: “Trước đây, Hàn Quốc và Trung Quốc phát triển theo mô hình đàn sếu bay. Tuy nhiên, giờ đây, Trung Quốc đã đuổi kịp Hàn Quốc.”
Ông nói thêm: “Thu nhập của các công nhân Trung Quốc chỉ bằng 1/10 thu nhập của công nhân Hàn Quốc nhưng khoảng cách công nghệ giữa 2 nước đã giảm xuống đáng kể. Hàn Quốc đã đánh mất ngành công nghiệp máy tính của mình và nhiều ngành công nghiệp khác sẽ cũng rơi vào tình cảnh tương tự”.
Trên thực tế, các công ty Hàn Quốc rất lo lắng. Lee Kun-hee, Chủ tịch tập đoàn Samsung, tập đoàn chiếm tới 20% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, vừa đưa ra cảnh báo rằng Hàn Quốc phải “thức tỉnh” nếu không sẽ phải đối mặt với tình trạng “hỗn loạn kinh tế” trong vòng 5, 6 năm tới.
Hàn Quốc đã là nước có ngành công nghiệp đóng tàu hàng đầu thế giới trong thập kỷ qua nhưng Trung Quốc đang đuổi theo Hàn Quốc trong lĩnh vực này với tốc độ nhanh chóng đến nỗi cơ quan tình báo quốc gia của Hàn Quốc phải tiến hành điều tra về rò rỉ kỹ thuật.
Trong khi đó, theo tính toán của Hiệp hội Điện tử Hàn Quốc, khoảng cách 4 năm về công nghệ tivi màn hình phẳng của Hàn Quốc so với Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống chỉ còn 1 năm trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2010.
Một nguyên nhân dẫn đến sự rút ngắn khoảng cách công nghệ này là sau những tổn thương do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực gây ra, các công ty Hàn Quốc vẫn giữ thái độ bảo thủ đối với đầu tư.
Chuyên gia Jung của nói: “Trước khủng hoảng, các công ty đầu tư nhiều mặc dù cơ cấu tài chính của họ không tốt. Nhưng hiện nay, mặc dù họ có năng lực tài chính, công nghệ và quản lý để đầu tư nhưng họ lại lưỡng lự do ngại rủi ro”.
Nhiều chuyên gia khác cũng chia sẻ quan điểm này. Ông Lee Kyung-tae, Chủ tịch Viện Chính sách Kinh tế Hàn Quốc cho biết: “Hàn Quốc đã từng thành công trong việc vượt qua khủng hoảng nhưng do việc cải cách được tiến hành quá nhanh chóng và phiến diện nên những tác dụng phụ vẫn còn rất lớn”.
Ông cho rằng, một trong những ảnh hưởng đó là Hàn Quốc đang mất dần sự năng động của mình. Sự năng động của Hàn Quốc phụ thuộc và đầu tư nhưng hiện nay, đầu tư không còn đủ mạnh mẽ.
Năm 1996, đầu tư doanh nghiệp của Hàn Quốc tương đương với 40% GDP của nước này nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống còn 30% trong năm 1998 và đã không tăng suốt từ thời điểm đó. Năm ngoái, tỷ lệ này chỉ là 28%. Trong khi đó, Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ cả đầu tư và phát triển công nghệ.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, Trung Quốc đã vượt lên Nhật Bản để trở thành nước chi nhiều nhất vào nghiên cứu và phát triển, với lượng đầu tư vào lĩnh vực này lên tới 136 tỷ USD vào năm ngoái.
Những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc như Samsung và Hyundai đã trở thành những công ty toàn cầu và có khả năng cạnh tranh tốt hơn các công ty Hàn Quốc khác. Do đó, mối lo ngại lớn hơn được dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là các nhà cung cấp cho các doanh nghiệp lớn và lực lượng chính của nền kinh tế Hàn Quốc.
Stephen Bear, Giám đốc McKinsey tại Seoul nói: “Các công ty lớn của Hàn Quốc đang chịu áp lực lớn do đồng won mạnh và sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu. Một hậu quả rất tự nhiên của việc này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.
Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc. Vấn đề tiếp theo mà Hàn Quốc có thể phải đối mặt có lẽ sẽ là sự rỗng ruột của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.”
Sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ còn giảm sút do tồn tại của những doanh nghiệp yếu kém. Chính phủ Hàn Quốc cung cấp bảo lãnh tín dụng tới 85% lượng vốn vay ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ không bị phá sản.
Chuyên gia Kim cho rằng kết quả tiêu cực của sự hỗ trợ này là những “doanh nghiệp vừa và nhỏ dở sống dở chết”, không trả nổi nợ nhưng không bị phá sản.
Thêm vào đó, các công ty Hàn Quốc làm ăn tại Trung Quốc đang có xu hướng tăng cường mua các hàng hoá trung gian tại nước sở tại. Theo tính toán của ông Kim, các công ty Hàn Quốc hoạt động tại Trung Quốc mua 1/4 linh kiện tại Trung Quốc vào thời điểm năm 1996. Tuy nhiên, chưa đầy 10 năm sau, có số này đã là 1/2.
Những con số trên đồng nghĩa với việc khoảng 1/3 các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc hoạt động không có lãi.
Bên cạnh sự suy giảm trong đầu tư và mất ưu thế về công nghệ, một nguyên nhân khác dẫn đến sức cạnh tranh giảm sút của Hàn Quốc là trào lưu chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế.
Sự thay đổi về nhận thức này diễn ra sau khi các nhà đầu tư nước ngoài thu được những món lời khổng lồ từ những tài sản mà họ mua được với mức giá bèo bọt sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Theo một nhà đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng Hàn Quốc nói: “Hàn Quốc đang khiến những nhà đầu tư nước ngoài xa lánh trong khi lẽ ra nên chào đón họ”.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc đã giảm tới mức tương đương 7% GDP của nước này so với mức 35% của Trung Quốc. Báo cáo đầu tư mới đây nhất của Unctad cho thấy, Hàn Quốc xếp thứ 114 trong số 141 quốc gia về các dòng chảy vốn FDI.
Theo các chuyên gia, chìa khoá để hồi phục môi trường kinh doanh ở Hàn Quốc lúc này là khuyến khích cạnh tranh thông qua đầu tư nước ngoài và thúc đẩy cải cách cho dù hiệp định thương mại với Mỹ có yêu cầu hay không.
Ông Brilliant nói: “Hàn Quốc cần phải thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Nếu muốn tạo việc làm, có thêm nhiều phát minh và phát triển công nghệ, Hàn Quốc cần phải tìm cách đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp của mình.”
Tuy nhiên, không phải là không có những niềm hy vọng. Theo ông Jung, Hàn Quốc có ưu thế về nền giáo dục và nguồn nhân lực, cùng với sự sáng tạo mà người ta vẫn gọi là “Làn sóng Hàn Quốc” với phim ảnh và âm nhạc đang được phổ biến tại nhiều nước châu Á.
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng, Hàn Quốc đang ở giai đoạn mà sự phát triển tương lai của nền kinh tế sẽ xuất phát từ công nghệ, thiết kế, giáo dục và ý tưởng”. Ông cũng nhấn mạnh việc năm ngoái, Hàn Quốc có số đơn xin cấp bằng sáng chế nộp lên Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới nhiều thứ 2 trên thế giới.
Theo ông Cho Won-dong, Chuyên gia phụ trách bộ phận chính sách kinh tế của Bộ Tài chính Hàn Quốc, người ta đã quá lo ngại về sự suy giảm của sự năng động của Hàn Quốc. Ông nói: “Tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc vẫn vào khoảng 5% và phần nhiều sự tăng trưởng này là kết quả của việc tăng năng suất.”
Ông nói thêm, một hiệp định thương mại được ký với Mỹ sẽ bao gồm các lĩnh vực dịch vụ cũng như chế tạo, do đó, sẽ thúc đẩy cả hai lĩnh vực này của nền kinh tế.
Ngoài ra, Hàn Quốc còn có thể tận dụng vị trí địa lý của mình bằng cách sản xuất những mặt hàng mà Trung Quốc không thể sản xuất với mức giá mà Nhật Bản không thể cạnh tranh.
Kwon Tae-shin, Đại sứ Hàn Quốc tại OECD lấy một câu chuyện vui để minh chứng cho điều này. Một chủ cửa hàng treo một tấm biển có dòng chữ “Giá rẻ nhất” để thu hút khách hàng. Một cửa hàng khác đáp trả bằng cách treo tấm biển có chứ “Chất lượng tốt nhất”. Tuy nhiên, cửa hàng ở giữa hai cửa hàng trên treo tấm biển “Mời vào đây”. Đây cũng chính là chiến lược mà Hàn Quốc đang áp dụng.
Vừa phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ phía Trung Quốc, Hàn Quốc ngày nay còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề nội tại.
Mặc dù, Hàn Quốc đã tiến hành cải tổ mạnh mẽ và mở cửa thị trường sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, các chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng, 1 trong 12 nền kinh tế hàng đầu thế giới này cần có một làn sóng cải cách thứ 2 nếu muốn duy trì sức cạnh tranh với một Trung Quốc đang nổi lên.
Là quốc gia vốn phụ thuộc mạnh mẽ vào lĩnh vực chế tạo, Hàn Quốc coi thị trường Trung Quốc với lực lượng nhân công rẻ, làm việc năng suất là thị trường đầu tư màu mỡ. Tuy nhiên, Trung Quốc đồng thời cũng là một mối đe doạ đối với Hàn Quốc.
Lấy ngành công nghiệp ôtô và nhà máy của hãng Hyundai tại Bắc Kinh làm ví dụ. Hiện nay, với 4.200 công nhân người Trung Quốc, với độ tuổi trung bình là 26, nhà máy này mỗi năm sản xuất khoảng 300.000 chiếc xe.
Mỗi công nhân làm việc tại đây nhận mức lương cơ bản tương đương với 360 USD/tháng. Tổ chức công đoàn của họ có nhiệm vụ chính là khuyến khích họ nỗ lực làm việc hơn nữa thay vì đòi cho họ một mức lương cao hơn.
Trong khi đó, tại nhà máy chính của Hyundai tại Unlsan Hàn Quốc, công nhân, với độ tuổi trung bình là 41, được trả lương lên tới 4.580 USD/tháng.
Các công nhân ở đây kiên quyết không làm 2 ca và còn có tổ chức công đoàn rất mạnh. Năm ngoái, một cuộc đình công kéo dài 25 ngày đã khiến doanh số của hãng thiệt hại khoảng 7.800 chiếc xe tương đương 127 triệu USD.
Mặc dù, tình hình sản xuất và kinh doanh của Hyundai tại Trung Quốc đang tiến triển tốt nhưng hãng này cũng đang lo ngại về sự phát triển nhanh chóng của các hãng sản xuất xe hơi Trung Quốc như Chery. Bên cạnh đó, các mẫu xe của Trung Quốc rất giống với các mẫu xe của Hyundai cũng như các hãng danh tiếng khác.
Trên thực tế, mô hình kinh tế trước đây của Hàn Quốc là bắt chước và lấy ngành chế tạo là động lực thúc đẩy kinh tế chính là mô hình hiện nay của Trung Quốc.
Thực ra, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn còn phụ thuộc vào lĩnh vực chế tạo và xuất khẩu và chỉ có một vài loại sản phẩm chủ lực như điện thoại di động, chất bán dẫn và ôtô.
Do đó, người ta lo ngại rằng Hàn Quốc đang mất dần sự năng động của mình. Kinh tế nước này tăng trưởng ở mức bình quyân 4,2% trong 4 năm qua, thấp hơn so với mức dự báo tiềm năng là 5%.
Jung Ku-hyun, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Sam Sung cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành cải tổ lớn trong vòng 2, 3 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính nhưng hiện nay, các công ty Hàn Quốc vẫn còn bảo thủ. Chúng tôi cần những sáng kiến mới để cải cách và cải tổ”.
Các nhà kinh tế tại Seoul thường nói đến lý thuyết “bánh kẹp” hoặc “gọng kìm”, những cách nói ẩn dụ về việc Hàn Quốc bị kẹp giữa một Trung Quốc sản xuất hàng giá rẻ và một Nhật Bản sản xuất hàng công nghệ cao. Đồng thời, họ cũng nỗi lo ngại về “sự rỗng ruột” kiểu Nhật hoặc kiểu Đức của nền công nghiệp Hàn Quốc.
Hiệp định thương mại tự do đang được đàm phán với Mỹ được coi là chất xúc tác cho làn sóng cải cách thứ 2 đó thông qua việc mở cửa cạnh tranh đối với những lĩnh vực được bảo hộ như công nghiệp ô tô và nông nghiệp, đồng thời giới tới việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý doanh nghiệp và cả quản lý nhà nước.
Myron Brilliant, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ - Hàn Quốc nói: “Nếu Hàn Quốc muốn tiếp tục tiến lên, nước này cần sử dụng những khuôn khổ như FTA để cải cách và cho thị trường thấy rằng nước này đang thực sự đẩy mạnh mở cửa nền kinh tế. Nhật Bản sẽ không chịu đứng ngoài lề mãi và Trung Quốc lúc này đã không còn đứng ngoài lề. Bởi thế, đã đến lúc Hàn Quốc phải xem xét vị trí của mình trong khu vực và phải nỗ lực để thay đổi”.
Hiệp định này cũng có thể tạo điều kiện cho Hàn Quốc có được lợi ích từ mối quan hệ được tăng cường với một quốc gia có nền công nghệ phát triển cao như Mỹ.
Trên thực tế, mặc dù nhà máy của Hyundai tại Bắc Kinh hoạt động năng suất hơn so với những nhà máy của hãng tại Hàn Quốc, nhà máy có công suất cao nhất vẫn là nhà máy của hãng tại Alabama, nơi có thể sản xuất tới 72 xe/giờ nhờ mức độ tự động hóa cao.
Nhiều chuyên gia kinh tế và giới doanh nghiệp Hàn Quốc đã cảnh báo về tốc độ cải cách chậm chạp, họ cho rằng Trung Quốc đang tiến nhanh trên chuỗi giá trị với việc sản xuất con chíp và tivi màn hình phẳng, những sản phẩm mà nhờ đó Hàn Quốc được cả thế giới biết đến.
Cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc, với tỷ lệ hàng điện tử và các sản phẩm công nghệ cao đã tăng tới mức gần 40%, ngày càng giống với cơ cấu hàng xuất khẩu của Hàn Quốc 1 thập kỷ trước đây.
Tuy phần lớn hàng công nghệ xuất khẩu của Trung Quốc là của các công ty đầu tư nước ngoài và những linh kiện công nghệ cao nhất vẫn phải nhập khẩu, tỷ lệ nói trên vẫn đang khiến các công ty Hàn Quốc phải lo ngại.
Kim Joon-kyung, Phó chủ tịch Viện Phát triển Hàn Quốc nói: “Trước đây, Hàn Quốc và Trung Quốc phát triển theo mô hình đàn sếu bay. Tuy nhiên, giờ đây, Trung Quốc đã đuổi kịp Hàn Quốc.”
Ông nói thêm: “Thu nhập của các công nhân Trung Quốc chỉ bằng 1/10 thu nhập của công nhân Hàn Quốc nhưng khoảng cách công nghệ giữa 2 nước đã giảm xuống đáng kể. Hàn Quốc đã đánh mất ngành công nghiệp máy tính của mình và nhiều ngành công nghiệp khác sẽ cũng rơi vào tình cảnh tương tự”.
Trên thực tế, các công ty Hàn Quốc rất lo lắng. Lee Kun-hee, Chủ tịch tập đoàn Samsung, tập đoàn chiếm tới 20% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, vừa đưa ra cảnh báo rằng Hàn Quốc phải “thức tỉnh” nếu không sẽ phải đối mặt với tình trạng “hỗn loạn kinh tế” trong vòng 5, 6 năm tới.
Hàn Quốc đã là nước có ngành công nghiệp đóng tàu hàng đầu thế giới trong thập kỷ qua nhưng Trung Quốc đang đuổi theo Hàn Quốc trong lĩnh vực này với tốc độ nhanh chóng đến nỗi cơ quan tình báo quốc gia của Hàn Quốc phải tiến hành điều tra về rò rỉ kỹ thuật.
Trong khi đó, theo tính toán của Hiệp hội Điện tử Hàn Quốc, khoảng cách 4 năm về công nghệ tivi màn hình phẳng của Hàn Quốc so với Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống chỉ còn 1 năm trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2010.
Một nguyên nhân dẫn đến sự rút ngắn khoảng cách công nghệ này là sau những tổn thương do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực gây ra, các công ty Hàn Quốc vẫn giữ thái độ bảo thủ đối với đầu tư.
Chuyên gia Jung của nói: “Trước khủng hoảng, các công ty đầu tư nhiều mặc dù cơ cấu tài chính của họ không tốt. Nhưng hiện nay, mặc dù họ có năng lực tài chính, công nghệ và quản lý để đầu tư nhưng họ lại lưỡng lự do ngại rủi ro”.
Nhiều chuyên gia khác cũng chia sẻ quan điểm này. Ông Lee Kyung-tae, Chủ tịch Viện Chính sách Kinh tế Hàn Quốc cho biết: “Hàn Quốc đã từng thành công trong việc vượt qua khủng hoảng nhưng do việc cải cách được tiến hành quá nhanh chóng và phiến diện nên những tác dụng phụ vẫn còn rất lớn”.
Ông cho rằng, một trong những ảnh hưởng đó là Hàn Quốc đang mất dần sự năng động của mình. Sự năng động của Hàn Quốc phụ thuộc và đầu tư nhưng hiện nay, đầu tư không còn đủ mạnh mẽ.
Năm 1996, đầu tư doanh nghiệp của Hàn Quốc tương đương với 40% GDP của nước này nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống còn 30% trong năm 1998 và đã không tăng suốt từ thời điểm đó. Năm ngoái, tỷ lệ này chỉ là 28%. Trong khi đó, Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ cả đầu tư và phát triển công nghệ.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, Trung Quốc đã vượt lên Nhật Bản để trở thành nước chi nhiều nhất vào nghiên cứu và phát triển, với lượng đầu tư vào lĩnh vực này lên tới 136 tỷ USD vào năm ngoái.
Những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc như Samsung và Hyundai đã trở thành những công ty toàn cầu và có khả năng cạnh tranh tốt hơn các công ty Hàn Quốc khác. Do đó, mối lo ngại lớn hơn được dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là các nhà cung cấp cho các doanh nghiệp lớn và lực lượng chính của nền kinh tế Hàn Quốc.
Stephen Bear, Giám đốc McKinsey tại Seoul nói: “Các công ty lớn của Hàn Quốc đang chịu áp lực lớn do đồng won mạnh và sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu. Một hậu quả rất tự nhiên của việc này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.
Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc. Vấn đề tiếp theo mà Hàn Quốc có thể phải đối mặt có lẽ sẽ là sự rỗng ruột của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.”
Sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ còn giảm sút do tồn tại của những doanh nghiệp yếu kém. Chính phủ Hàn Quốc cung cấp bảo lãnh tín dụng tới 85% lượng vốn vay ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ không bị phá sản.
Chuyên gia Kim cho rằng kết quả tiêu cực của sự hỗ trợ này là những “doanh nghiệp vừa và nhỏ dở sống dở chết”, không trả nổi nợ nhưng không bị phá sản.
Thêm vào đó, các công ty Hàn Quốc làm ăn tại Trung Quốc đang có xu hướng tăng cường mua các hàng hoá trung gian tại nước sở tại. Theo tính toán của ông Kim, các công ty Hàn Quốc hoạt động tại Trung Quốc mua 1/4 linh kiện tại Trung Quốc vào thời điểm năm 1996. Tuy nhiên, chưa đầy 10 năm sau, có số này đã là 1/2.
Những con số trên đồng nghĩa với việc khoảng 1/3 các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc hoạt động không có lãi.
Bên cạnh sự suy giảm trong đầu tư và mất ưu thế về công nghệ, một nguyên nhân khác dẫn đến sức cạnh tranh giảm sút của Hàn Quốc là trào lưu chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế.
Sự thay đổi về nhận thức này diễn ra sau khi các nhà đầu tư nước ngoài thu được những món lời khổng lồ từ những tài sản mà họ mua được với mức giá bèo bọt sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Theo một nhà đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng Hàn Quốc nói: “Hàn Quốc đang khiến những nhà đầu tư nước ngoài xa lánh trong khi lẽ ra nên chào đón họ”.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc đã giảm tới mức tương đương 7% GDP của nước này so với mức 35% của Trung Quốc. Báo cáo đầu tư mới đây nhất của Unctad cho thấy, Hàn Quốc xếp thứ 114 trong số 141 quốc gia về các dòng chảy vốn FDI.
Theo các chuyên gia, chìa khoá để hồi phục môi trường kinh doanh ở Hàn Quốc lúc này là khuyến khích cạnh tranh thông qua đầu tư nước ngoài và thúc đẩy cải cách cho dù hiệp định thương mại với Mỹ có yêu cầu hay không.
Ông Brilliant nói: “Hàn Quốc cần phải thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Nếu muốn tạo việc làm, có thêm nhiều phát minh và phát triển công nghệ, Hàn Quốc cần phải tìm cách đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp của mình.”
Tuy nhiên, không phải là không có những niềm hy vọng. Theo ông Jung, Hàn Quốc có ưu thế về nền giáo dục và nguồn nhân lực, cùng với sự sáng tạo mà người ta vẫn gọi là “Làn sóng Hàn Quốc” với phim ảnh và âm nhạc đang được phổ biến tại nhiều nước châu Á.
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng, Hàn Quốc đang ở giai đoạn mà sự phát triển tương lai của nền kinh tế sẽ xuất phát từ công nghệ, thiết kế, giáo dục và ý tưởng”. Ông cũng nhấn mạnh việc năm ngoái, Hàn Quốc có số đơn xin cấp bằng sáng chế nộp lên Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới nhiều thứ 2 trên thế giới.
Theo ông Cho Won-dong, Chuyên gia phụ trách bộ phận chính sách kinh tế của Bộ Tài chính Hàn Quốc, người ta đã quá lo ngại về sự suy giảm của sự năng động của Hàn Quốc. Ông nói: “Tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc vẫn vào khoảng 5% và phần nhiều sự tăng trưởng này là kết quả của việc tăng năng suất.”
Ông nói thêm, một hiệp định thương mại được ký với Mỹ sẽ bao gồm các lĩnh vực dịch vụ cũng như chế tạo, do đó, sẽ thúc đẩy cả hai lĩnh vực này của nền kinh tế.
Ngoài ra, Hàn Quốc còn có thể tận dụng vị trí địa lý của mình bằng cách sản xuất những mặt hàng mà Trung Quốc không thể sản xuất với mức giá mà Nhật Bản không thể cạnh tranh.
Kwon Tae-shin, Đại sứ Hàn Quốc tại OECD lấy một câu chuyện vui để minh chứng cho điều này. Một chủ cửa hàng treo một tấm biển có dòng chữ “Giá rẻ nhất” để thu hút khách hàng. Một cửa hàng khác đáp trả bằng cách treo tấm biển có chứ “Chất lượng tốt nhất”. Tuy nhiên, cửa hàng ở giữa hai cửa hàng trên treo tấm biển “Mời vào đây”. Đây cũng chính là chiến lược mà Hàn Quốc đang áp dụng.