Hàn Quốc: Đàm phán tiến triển, xếp hạng tín dụng được lợi
Thỏa thuận chung mới đây về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sẽ ảnh hưởng rất tích cực đến kinh tế Hàn Quốc
Vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên vừa đạt được thỏa thuận chung với việc CHDCND Triều Tiên đồng ý đóng cửa lò phản ứng hạt nhân ở Dông Piên trong vòng 60 ngày và sẽ chấp nhận các thanh tra của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế...
Các nhà phân tích của Hàn Quốc cho rằng, thoả thuận nêu trên sẽ ảnh hưởng rất tích cực đến kinh tế Hàn Quốc, đặc biệt là các lĩnh vực đầu tư, chứng khoán.
Theo mạng KBS của Hàn Quốc, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên vốn là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Hàn Quốc và làm giảm giá trị thực của nền kinh tế Hàn Quốc. Với thoả thuận đạt được trong vòng đàm phán mới đây, mối đe dọa đối với an ninh của Hàn Quốc đã bước đầu được loại bỏ, và có khả năng giải quyết được cả vấn đề “giảm giá Hàn Quốc” do các rủi ro về mặt địa chính trị. Thỏa thuận lần này sẽ ảnh hưởng tích cực tới kinh tế Hàn Quốc.
Tác động tích cực với tín dụng, đầu tư
Các nhà phân tích cho rằng, xếp hạng tín dụng của một quốc gia được định ra và đánh giá dựa trên các yếu tố nguy hiểm đang tồn tại ở quốc gia đó.
Vấn đề hạt nhân có ảnh hưởng trực tiếp nhất tới an ninh quốc gia. Vì vậy, trong thời gian qua, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã trở thành yếu tố làm gia tăng thêm bất ổn về an ninh của Hàn Quốc, và trở thành yếu tố cản trở các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước này. Hợp tác kinh tế hai miền Nam Bắc cũng đang trong tình trạng gián đoạn vì vấn đề hạt nhân.
Tuy nhiên, với tiến triển của vòng đàm phán 6 bên hiện nay, cơ sở để giải quyết vấn đề hạt nhân đã được hình thành, nên hợp tác kinh tế hai miền sẽ phát triển trở lại.
Từ năm 1990, số lần kinh tế Hàn Quốc gặp khó khăn do các vấn đề liên quan đến Bắc Triều Tiên đã lên tới 15 lần. Bắc Triều Tiên là mối nguy hiểm tiềm ẩn liên tục ảnh hưởng xấu tới kinh tế Hàn Quốc. Với tổng giá trị thị trường chứng khoán đứng thứ 16 trên thế giới và lợi nhuận ổn định của các doanh nghiệp, thị trường chứng khoán Hàn Quốc luôn được coi là một ứng cử viên nặng ký có thể xếp vào hàng ngũ các thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới.
Nhưng, những yếu tố tiêu cực xuất phát từ Bắc Triều đã cản trở sự phát triển của thị trường chứng khoán Hàn Quốc và trở thành nguyên nhân của cái gọi là “giảm giá Hàn Quốc” - tức là giá cổ phiếu của Hàn Quốc bị đánh giá thấp hơn giá trị thực. Vì thế, thỏa thuận đạt được tại đàm phán 6 bên hôm 13/2 vừa qua được coi là xuất phát điểm để giảm bớt những rủi ro về mặt địa chính trị, đồng thời tạo bước đột phá mới của kinh tế Hàn Quốc.
Việc đạt được thỏa thuận tại đàm phán 6 bên lần này và Bình Nhưỡng bày tỏ ý định giải trừ hạt nhân sẽ tác động tích cực tới tâm lí đầu tư vào kinh tế Hàn Quốc. Dự báo, trong năm nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này sẽ tăng.
Nếu Bình Nhưỡng thực hiện các biện pháp như đã thỏa thuận trong vòng 60 ngày thì bất ổn về an ninh trên bán đảo Hàn Quốc sẽ được giải quyết đáng kể, và theo đó khả năng xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc được điều chỉnh theo hướng tăng lên là rất lớn.
Xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc trong thời gian qua là A3. Đây là mức thấp hơn Trung Quốc và ngang bằng với Baranh. Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy xếp hạng tín dụng quốc gia hiện nay của Hàn Quốc sẽ được cải thiện. Moodys, cơ quan đánh giá tín dụng hàng đầu thế giới cho rằng thỏa thuận đàm phán 6 bên sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự đánh giá xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc. Công ty đánh giá tín dụng Fitch cũng đang xem xét điều chỉnh xếp hạng tín dụng quốc gia của Hàn Quốc.
Tạo trục tăng trưởng mới của Đông Bắc Á
Các nhà phân tích cho rằng, bản thỏa thuận lần này cũng đã tạo cơ sở để giải quyết mối quan hệ vốn nguội lạnh giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên.
Theo đó, trong trường hợp mối quan tâm và hỗ trợ của cộng đồng thế giới đối với Bắc Triều Tiên được cụ thể hóa, thì khả năng bán đảo Hàn Quốc nổi lên trở thành một điểm đầu tư mới của thế giới.
Về mặt lâu dài, nếu vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên được giải quyết hoàn toàn thì kinh tế Bắc Triều Tiên sẽ tăng trưởng khả quan. Như vậy, khu vực bán đảo Hàn Quốc có khả năng trở thành một trục tăng trưởng mới của khu vực Đông Bắc Á. Nguồn vốn từ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu sẽ được đầu tư vào đây và cơ sở cho sự phát triển kinh tế của Bắc Triều Tiên, giao lưu giữa hai miền Nam Bắc cũng được tăng cường. Hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên sẽ đưa bán đảo này trở thành trung tâm của kinh tế Đông Bắc Á.
Tuy nhiên, thị trường tài chính Hàn Quốc vẫn chưa chịu những tác động lớn từ thoả thuận của vòng đàm phán 6 bên lần này. Lí do là 6 nước tham gia đàm phán 6 bên đã đạt được thỏa thuận về phương hướng cơ bản đối với việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng vẫn chưa hiện thực hóa cụ thể nội dung đã thỏa thuận. Thị trường tài chính không có nhiều biến động lớn vì vẫn tồn tại nghi ngờ là các nội dung thỏa thuận tại đàm phán 6 bên lần này cũng lại không được thực hiện như trước đây.
Trong trường hợp nếu Bình Nhưỡng thực hiện các nội dung đã thỏa thuận, thì sẽ tạo ra các ảnh hưởng rất tích cực và có lợi đến thị trường tài chính.
Các nhà phân tích của Hàn Quốc cho rằng, thoả thuận nêu trên sẽ ảnh hưởng rất tích cực đến kinh tế Hàn Quốc, đặc biệt là các lĩnh vực đầu tư, chứng khoán.
Theo mạng KBS của Hàn Quốc, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên vốn là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Hàn Quốc và làm giảm giá trị thực của nền kinh tế Hàn Quốc. Với thoả thuận đạt được trong vòng đàm phán mới đây, mối đe dọa đối với an ninh của Hàn Quốc đã bước đầu được loại bỏ, và có khả năng giải quyết được cả vấn đề “giảm giá Hàn Quốc” do các rủi ro về mặt địa chính trị. Thỏa thuận lần này sẽ ảnh hưởng tích cực tới kinh tế Hàn Quốc.
Tác động tích cực với tín dụng, đầu tư
Các nhà phân tích cho rằng, xếp hạng tín dụng của một quốc gia được định ra và đánh giá dựa trên các yếu tố nguy hiểm đang tồn tại ở quốc gia đó.
Vấn đề hạt nhân có ảnh hưởng trực tiếp nhất tới an ninh quốc gia. Vì vậy, trong thời gian qua, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã trở thành yếu tố làm gia tăng thêm bất ổn về an ninh của Hàn Quốc, và trở thành yếu tố cản trở các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước này. Hợp tác kinh tế hai miền Nam Bắc cũng đang trong tình trạng gián đoạn vì vấn đề hạt nhân.
Tuy nhiên, với tiến triển của vòng đàm phán 6 bên hiện nay, cơ sở để giải quyết vấn đề hạt nhân đã được hình thành, nên hợp tác kinh tế hai miền sẽ phát triển trở lại.
Từ năm 1990, số lần kinh tế Hàn Quốc gặp khó khăn do các vấn đề liên quan đến Bắc Triều Tiên đã lên tới 15 lần. Bắc Triều Tiên là mối nguy hiểm tiềm ẩn liên tục ảnh hưởng xấu tới kinh tế Hàn Quốc. Với tổng giá trị thị trường chứng khoán đứng thứ 16 trên thế giới và lợi nhuận ổn định của các doanh nghiệp, thị trường chứng khoán Hàn Quốc luôn được coi là một ứng cử viên nặng ký có thể xếp vào hàng ngũ các thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới.
Nhưng, những yếu tố tiêu cực xuất phát từ Bắc Triều đã cản trở sự phát triển của thị trường chứng khoán Hàn Quốc và trở thành nguyên nhân của cái gọi là “giảm giá Hàn Quốc” - tức là giá cổ phiếu của Hàn Quốc bị đánh giá thấp hơn giá trị thực. Vì thế, thỏa thuận đạt được tại đàm phán 6 bên hôm 13/2 vừa qua được coi là xuất phát điểm để giảm bớt những rủi ro về mặt địa chính trị, đồng thời tạo bước đột phá mới của kinh tế Hàn Quốc.
Việc đạt được thỏa thuận tại đàm phán 6 bên lần này và Bình Nhưỡng bày tỏ ý định giải trừ hạt nhân sẽ tác động tích cực tới tâm lí đầu tư vào kinh tế Hàn Quốc. Dự báo, trong năm nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này sẽ tăng.
Nếu Bình Nhưỡng thực hiện các biện pháp như đã thỏa thuận trong vòng 60 ngày thì bất ổn về an ninh trên bán đảo Hàn Quốc sẽ được giải quyết đáng kể, và theo đó khả năng xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc được điều chỉnh theo hướng tăng lên là rất lớn.
Xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc trong thời gian qua là A3. Đây là mức thấp hơn Trung Quốc và ngang bằng với Baranh. Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy xếp hạng tín dụng quốc gia hiện nay của Hàn Quốc sẽ được cải thiện. Moodys, cơ quan đánh giá tín dụng hàng đầu thế giới cho rằng thỏa thuận đàm phán 6 bên sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự đánh giá xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc. Công ty đánh giá tín dụng Fitch cũng đang xem xét điều chỉnh xếp hạng tín dụng quốc gia của Hàn Quốc.
Tạo trục tăng trưởng mới của Đông Bắc Á
Các nhà phân tích cho rằng, bản thỏa thuận lần này cũng đã tạo cơ sở để giải quyết mối quan hệ vốn nguội lạnh giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên.
Theo đó, trong trường hợp mối quan tâm và hỗ trợ của cộng đồng thế giới đối với Bắc Triều Tiên được cụ thể hóa, thì khả năng bán đảo Hàn Quốc nổi lên trở thành một điểm đầu tư mới của thế giới.
Về mặt lâu dài, nếu vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên được giải quyết hoàn toàn thì kinh tế Bắc Triều Tiên sẽ tăng trưởng khả quan. Như vậy, khu vực bán đảo Hàn Quốc có khả năng trở thành một trục tăng trưởng mới của khu vực Đông Bắc Á. Nguồn vốn từ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu sẽ được đầu tư vào đây và cơ sở cho sự phát triển kinh tế của Bắc Triều Tiên, giao lưu giữa hai miền Nam Bắc cũng được tăng cường. Hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên sẽ đưa bán đảo này trở thành trung tâm của kinh tế Đông Bắc Á.
Tuy nhiên, thị trường tài chính Hàn Quốc vẫn chưa chịu những tác động lớn từ thoả thuận của vòng đàm phán 6 bên lần này. Lí do là 6 nước tham gia đàm phán 6 bên đã đạt được thỏa thuận về phương hướng cơ bản đối với việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng vẫn chưa hiện thực hóa cụ thể nội dung đã thỏa thuận. Thị trường tài chính không có nhiều biến động lớn vì vẫn tồn tại nghi ngờ là các nội dung thỏa thuận tại đàm phán 6 bên lần này cũng lại không được thực hiện như trước đây.
Trong trường hợp nếu Bình Nhưỡng thực hiện các nội dung đã thỏa thuận, thì sẽ tạo ra các ảnh hưởng rất tích cực và có lợi đến thị trường tài chính.