Hàn Quốc sẽ dẫn đầu về FDI tại Việt Nam?
Một số lượng lớn lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc sắp đến thăm Việt Nam
Tháp tùng Bộ trưởng Bộ Công nghiệp - Thương mại và Năng lượng Hàn Quốc trong chuyến thăm Việt Nam tới đây sẽ có 120 lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc.
Ông Kim Young Woong, Tổng giám đốc Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) cho rằng, đây là cơ hội để hình thành một làn sóng đầu tư mới từ Hàn Quốc vào Việt Nam.
Với chuyến thăm Việt Nam lần này của phái đoàn Hàn Quốc, ông có cho rằng, sẽ có một làn sóng đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới?
Tôi cho rằng, chuyến đi này của phái đoàn Hàn Quốc, với số lượng doanh nghiệp lớn nhất từ trước tới nay, mang nhiều ý nghĩa và sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Nếu có những kết quả khả quan sau chuyến thăm này, sẽ có một làn sóng đầu tư mới từ Hàn Quốc vào Việt Nam.
Hiện nay, Hàn Quốc đang đứng thứ hai về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cho rằng, cuối năm nay hoặc đầu năm sau, Hàn Quốc sẽ vượt lên chiếm vị trí dẫn dầu. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào điều đó.
Theo dự báo của ông, đâu là trọng tâm của đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới?
Trước đây, đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu là trong các ngành lao động chân tay, như dệt may, giày dép và một số sản phẩm da khác. Chúng ta gọi đây là giai đoạn một và tôi nghĩ rằng, trong giai đoạn hai, đầu tư của Hàn Quốc sẽ mở rộng sang các ngành chủ chốt, các ngành công nghệ cao, như lĩnh vực hạ tầng, xây dựng và phát triển đô thị mới.
Vậy theo ông, Chính phủ Việt Nam cần phải làm gì để thúc đẩy hơn nữa và nâng cao chất lượng đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam?
Điều quan trọng nhất là cải thiện môi trường đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở. Việc thiếu điện, thiếu nguyên liệu thô và chi phí sản xuất cao hơn các nước trong khu vực là những vấn đề khá nghiêm trọng. Cải thiện luật pháp cũng cần phải tiếp tục được xem xét.
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống thư tín dụng (L/C), trong khi đối với các quốc gia định hướng xuất khẩu như Việt Nam và Hàn Quốc, đây là vấn đề rất quan trọng. Thêm vào đó, thuế thu nhập đối với người nước ngoài rất cao, mà mức chịu thuế lại rất thấp so với các nước trong khu vực. Điều này là không công bằng.
Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể, môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn tốt hơn so với các nước ASEAN khác và thậm chí so với cả Trung Quốc. Có được điều này chủ yếu là nhờ Việt Nam có lực lượng lao động thông minh, khéo léo và giá rẻ, cùng với chủ trương hết sức hợp tác của Chính phủ.
Hàn Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch hai chiều đạt gần 5 tỷ USD vào năm ngoái, gấp 10 lần so với khi hai nước thiểt lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang chịu mức thâm hụt thương mại ngày càng lớn với Hàn Quốc. Ông lý giải điều này thế nào?
Đó cũng là điều tôi hết sức băn khoăn ba năm trước đây. Nhưng sau khi thực hiện khảo sát, tôi phát hiện ra một thực tế là, việc cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy của Hàn Quốc tại Việt Nam rất thiếu. Các đơn vị này phải nhập đến 30-40% nguyên liệu từ nước mẹ, vì thế dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại đối với Việt Nam.
Giải pháp cho vấn đề này là rất rõ ràng: tăng cường nguồn cung nguyên liệu thô sẵn có trong nước.
Ông Kim Young Woong, Tổng giám đốc Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) cho rằng, đây là cơ hội để hình thành một làn sóng đầu tư mới từ Hàn Quốc vào Việt Nam.
Với chuyến thăm Việt Nam lần này của phái đoàn Hàn Quốc, ông có cho rằng, sẽ có một làn sóng đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới?
Tôi cho rằng, chuyến đi này của phái đoàn Hàn Quốc, với số lượng doanh nghiệp lớn nhất từ trước tới nay, mang nhiều ý nghĩa và sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Nếu có những kết quả khả quan sau chuyến thăm này, sẽ có một làn sóng đầu tư mới từ Hàn Quốc vào Việt Nam.
Hiện nay, Hàn Quốc đang đứng thứ hai về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cho rằng, cuối năm nay hoặc đầu năm sau, Hàn Quốc sẽ vượt lên chiếm vị trí dẫn dầu. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào điều đó.
Theo dự báo của ông, đâu là trọng tâm của đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới?
Trước đây, đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu là trong các ngành lao động chân tay, như dệt may, giày dép và một số sản phẩm da khác. Chúng ta gọi đây là giai đoạn một và tôi nghĩ rằng, trong giai đoạn hai, đầu tư của Hàn Quốc sẽ mở rộng sang các ngành chủ chốt, các ngành công nghệ cao, như lĩnh vực hạ tầng, xây dựng và phát triển đô thị mới.
Vậy theo ông, Chính phủ Việt Nam cần phải làm gì để thúc đẩy hơn nữa và nâng cao chất lượng đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam?
Điều quan trọng nhất là cải thiện môi trường đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở. Việc thiếu điện, thiếu nguyên liệu thô và chi phí sản xuất cao hơn các nước trong khu vực là những vấn đề khá nghiêm trọng. Cải thiện luật pháp cũng cần phải tiếp tục được xem xét.
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống thư tín dụng (L/C), trong khi đối với các quốc gia định hướng xuất khẩu như Việt Nam và Hàn Quốc, đây là vấn đề rất quan trọng. Thêm vào đó, thuế thu nhập đối với người nước ngoài rất cao, mà mức chịu thuế lại rất thấp so với các nước trong khu vực. Điều này là không công bằng.
Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể, môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn tốt hơn so với các nước ASEAN khác và thậm chí so với cả Trung Quốc. Có được điều này chủ yếu là nhờ Việt Nam có lực lượng lao động thông minh, khéo léo và giá rẻ, cùng với chủ trương hết sức hợp tác của Chính phủ.
Hàn Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch hai chiều đạt gần 5 tỷ USD vào năm ngoái, gấp 10 lần so với khi hai nước thiểt lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang chịu mức thâm hụt thương mại ngày càng lớn với Hàn Quốc. Ông lý giải điều này thế nào?
Đó cũng là điều tôi hết sức băn khoăn ba năm trước đây. Nhưng sau khi thực hiện khảo sát, tôi phát hiện ra một thực tế là, việc cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy của Hàn Quốc tại Việt Nam rất thiếu. Các đơn vị này phải nhập đến 30-40% nguyên liệu từ nước mẹ, vì thế dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại đối với Việt Nam.
Giải pháp cho vấn đề này là rất rõ ràng: tăng cường nguồn cung nguyên liệu thô sẵn có trong nước.