Hàng chục lãnh đạo quốc gia bị tố “che giấu tài sản”
Một tổ chức công bố đã thu thập được 11,5 triệu tài liệu khác nhau về việc thành lập hơn 200.000 công ty “ma”
Tài liệu vừa bị rò rỉ từ một công ty luật ở Panama phần nào cho thấy nhiều chính trị gia và người nổi tiếng trên toàn thế giới đã dùng các ngân hàng và công ty “ma” để che giấu những khối tài sản khổng lồ.
Theo hãng tin Bloomberg, đây là phát hiện được đưa ra trong loạt bài báo của tổ chức có tên Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ). Trong loạt bài viết đăng ngày 3/4, tổ chức này nói đã thu thập được 11,5 triệu tài liệu khác nhau về việc thành lập hơn 200.000 công ty “ma” ở nước ngoài nhằm phục vụ cho việc che giấu tài sản.
Trong số này, 12 công ty được cho là có mối liên hệ với 72 nhà cựu lãnh đạo và lãnh đạo quốc gia, cùng 128 chính trị gia và quan chức khác, ICIJ cho biết.
Chẳng hạn, tổ chức này nói rằng ít nhất 2 tỷ USD được giao dịch qua các công ty “ma” trên có mối liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. ICIJ lấy dẫn chứng, chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ, đã có một chuỗi 4 công ty “ma” được tạo ra ở 3 quốc gia, liên quan đến 2 ngân hàng. Quy trình này khiến số tiền phía sau không thể bị lần ra dấu vết.
ICIJ cũng nói rằng công ty đầu tiên trong chuỗi công ty này có mối liên hệ với một ngân hàng ở St. Petersburg, Nga, “mà cổ đông chính và chủ tịch được xem là một trong các ‘thủ quỹ’ của Putin”.
Một số nhà lãnh đạo và cựu lãnh đạo khác bị cáo buộc có mối liên hệ với hoạt động che giấu tài sản, bao gồm cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson...
Ngoài ra, trong những cái tên bị nghi vấn còn có cả anh rể của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hoặc con gái của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng.
ICIJ cũng nói, có ít nhất 33 người và công ty đang được Chính phủ Mỹ đưa vào danh sách đen vì các hành vi phi pháp như có giao dịch với các trùm ma tuý Mexico, liên quan tới các tổ chức khủng bố quốc tế.
ICIJ dự kiến sẽ công bố danh sách đầy đủ các công ty và cá nhân liên quan vào đầu tháng 5.
Những thông tin trên được ICIJ đưa ra sau khi điện Kremlin hồi tuần trước cáo buộc tổ chức này đang chuẩn bị tiến hành một cuộc “tấn công thông tin” nhằm vào Tổng thống Putin. ICIJ dẫn lời phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, Moscow sẽ không trả lời các câu hỏi của ICJI, vì đó là những câu hỏi “đã được hỏi hàng trăm lần và trả lời hàng trăm lần”.
Những tài liệu của ICIJ thu thập được có thời gian từ năm 1977-2015 và bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca. Theo ICIJ, công ty này chuyên tạo ra các công ty “ma” có chi nhánh ở Hồng Kông, Miami, Zurich và hơn 35 quốc gia khác trên toàn cầu để khách hàng che giấu tài sản.
Phản hồi từ Mossack Fonseca nói với ICIJ rằng công ty này “không thể thúc đẩy hay hỗ trợ cho những hành động bất hợp pháp”, và những cáo buộc của ICIJ là hoàn toàn sai và vô căn cứ.
Thành lập năm 1997, ICIJ là một mạng lưới toàn cầu của các nhà báo điều tra hợp tác với nhau trong các cuộc điều tra sâu về tội phạm xuyên biên giới, tham nhũng, độ khả tin của những người cầm quyền...
Hãng tin Reuters cho biết, sau khi ICIJ công bố những cáo buộc trên, cơ quan thuế của Australia và New Zealand ngày 4/4 đã vào cuộc điều tra khách hàng tại các nước này của Mossack Fonseca, để xác định có hành vi tuồn tài sản ra nước ngoài nhằm rửa tiền, trốn thuế hay không.
Theo hãng tin Bloomberg, đây là phát hiện được đưa ra trong loạt bài báo của tổ chức có tên Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ). Trong loạt bài viết đăng ngày 3/4, tổ chức này nói đã thu thập được 11,5 triệu tài liệu khác nhau về việc thành lập hơn 200.000 công ty “ma” ở nước ngoài nhằm phục vụ cho việc che giấu tài sản.
Trong số này, 12 công ty được cho là có mối liên hệ với 72 nhà cựu lãnh đạo và lãnh đạo quốc gia, cùng 128 chính trị gia và quan chức khác, ICIJ cho biết.
Chẳng hạn, tổ chức này nói rằng ít nhất 2 tỷ USD được giao dịch qua các công ty “ma” trên có mối liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. ICIJ lấy dẫn chứng, chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ, đã có một chuỗi 4 công ty “ma” được tạo ra ở 3 quốc gia, liên quan đến 2 ngân hàng. Quy trình này khiến số tiền phía sau không thể bị lần ra dấu vết.
ICIJ cũng nói rằng công ty đầu tiên trong chuỗi công ty này có mối liên hệ với một ngân hàng ở St. Petersburg, Nga, “mà cổ đông chính và chủ tịch được xem là một trong các ‘thủ quỹ’ của Putin”.
Một số nhà lãnh đạo và cựu lãnh đạo khác bị cáo buộc có mối liên hệ với hoạt động che giấu tài sản, bao gồm cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson...
Ngoài ra, trong những cái tên bị nghi vấn còn có cả anh rể của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hoặc con gái của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng.
ICIJ cũng nói, có ít nhất 33 người và công ty đang được Chính phủ Mỹ đưa vào danh sách đen vì các hành vi phi pháp như có giao dịch với các trùm ma tuý Mexico, liên quan tới các tổ chức khủng bố quốc tế.
ICIJ dự kiến sẽ công bố danh sách đầy đủ các công ty và cá nhân liên quan vào đầu tháng 5.
Những thông tin trên được ICIJ đưa ra sau khi điện Kremlin hồi tuần trước cáo buộc tổ chức này đang chuẩn bị tiến hành một cuộc “tấn công thông tin” nhằm vào Tổng thống Putin. ICIJ dẫn lời phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, Moscow sẽ không trả lời các câu hỏi của ICJI, vì đó là những câu hỏi “đã được hỏi hàng trăm lần và trả lời hàng trăm lần”.
Những tài liệu của ICIJ thu thập được có thời gian từ năm 1977-2015 và bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca. Theo ICIJ, công ty này chuyên tạo ra các công ty “ma” có chi nhánh ở Hồng Kông, Miami, Zurich và hơn 35 quốc gia khác trên toàn cầu để khách hàng che giấu tài sản.
Phản hồi từ Mossack Fonseca nói với ICIJ rằng công ty này “không thể thúc đẩy hay hỗ trợ cho những hành động bất hợp pháp”, và những cáo buộc của ICIJ là hoàn toàn sai và vô căn cứ.
Thành lập năm 1997, ICIJ là một mạng lưới toàn cầu của các nhà báo điều tra hợp tác với nhau trong các cuộc điều tra sâu về tội phạm xuyên biên giới, tham nhũng, độ khả tin của những người cầm quyền...
Hãng tin Reuters cho biết, sau khi ICIJ công bố những cáo buộc trên, cơ quan thuế của Australia và New Zealand ngày 4/4 đã vào cuộc điều tra khách hàng tại các nước này của Mossack Fonseca, để xác định có hành vi tuồn tài sản ra nước ngoài nhằm rửa tiền, trốn thuế hay không.