Hàng không châu Á-Thái Bình Dương tăng tốc
Năm 2007, các hãng vận tải hàng không châu Á dự kiến sẽ đạt lợi nhuận khoảng 1,2 tỉ USD
Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA) vừa dự báo, ngành hàng không châu Á-Thái Bình Dương sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong những năm tới.
Các hãng hàng không khu vực này đang bước vào năm 2007 với sự tăng trưởng vượt bậc, nhờ giá nhiên liệu giảm và thị trường hàng không Trung Quốc tăng trưởng nhanh.
Năm 2007, các hãng vận tải hàng không châu Á dự kiến sẽ đạt lợi nhuận khoảng 1,2 tỉ USD, trong khi các hãng của Mỹ chỉ đạt khoảng 200 triệu USD. Riêng các hãng hàng không châu Phi sẽ phải chịu lỗ khoảng 500 triệu USD.
Tăng trưởng bất chấp khó khăn
Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) cho biết, trong giai đoạn 2006-2008, hoạt động ngành hàng không thế giới vẫn khả quan. Năm 2006, du lịch hàng không đạt mức tăng trưởng 6,1%, năm 2007 dự kiến tăng 5,8% và năm 2008 tăng 5,6%.
Theo ICAO, trong 3 năm tới, hàng không châu Á tăng 8% và tăng trưởng của các hãng hàng không châu Á-Thái Bình Dương vẫn ổn định.
Hiệp hội Các hãng hàng không châu Á-Thái Bình Dương (AAPA) gồm 17 hãng hàng không lớn của khu vực, hiện chiếm khoảng 20% lưu lượng hành khách đi lại bằng máy bay và 1/3 lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường không trên thế giới.
Tổng giám đốc AAPA Andrew Herdman khẳng định, ngành hàng không châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2006 phát triển với tốc độ cao. Tuy nhiên, do giá dầu luôn biến động và chi phí của người tiêu dùng có xu hướng giảm, cạnh tranh luôn trong thị trường hàng không khu vực rất gay gắt trong năm qua. Trong 5 tháng đầu năm 2006, tổng lượng hành khách đi các chuyến bay của AAPA đạt 53 triệu lượt người; vận chuyển hàng hoá đạt 21,39 triệu tấn.
IATA dự đoán vận tải hành khách quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trung bình 5,7%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, còn vận tải hàng hóa tăng 6%/năm. Trên phạm vi toàn cầu, vận tải hành khách quốc tế sẽ tăng trung bình 4,8%/năm và vận tải hàng hóa sẽ tăng khoảng 5,3%/năm.
Trung Quốc là thị trường vận tải hàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới với 160 triệu lượt hành khách đi lại trong năm 2006. Riêng trong quý I/2006, các hãng hàng không nước này đã vận chuyển 35,12 triệu lượt khách, tăng 20% và vận chuyển 749.000 tấn hàng hoá, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Mức tăng trưởng cao tiếp tục được trông đợi khi Trung Quốc là chủ nhà của Olympic Bắc Kinh 2008. Các hãng hàng không Trung Quốc sẽ có hơn 150 máy bay mới được đưa vào sử dụng vào năm 2007, chủ yếu cho các đường bay nội địa.
Vận chuyển hành khách và hàng hoá tăng nhưng các hãng hàng không thế giới phải đối mặt với giá nhiên liệu liên tục biến động. IATA cho biết, năm nay tổng chi phí cho nhiên liệu của toàn ngành hàng không lên tới 112 tỷ USD, chiếm 26% tổng chi phí hoạt động.
Làn sóng hàng không giá rẻ
Các nền kinh tế ngày càng phát triển ở châu Á và nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu trong khu vực đã đem lại tiềm năng to lớn cho thị trường hàng không khu vực này.
Thêm vào đó, sự gia tăng mức độ giao thông giữa Trung Quốc và các nước cũng sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp hàng không. Lượng hành khách quốc tế ở châu Á dự kiến sẽ tăng trung bình 5,7%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Đồng thời, sẽ có nhiều đường bay mới được mở với giá thấp, có nghĩa là nhiều người trong khu vực sẽ đi lại dễ dàng hơn bằng đường không.
Đây là hai yếu tố khiến các nhà điều hành tự tin về sự suôn sẻ của ngành hàng không khu vực trong năm 2007.
Làn sóng các hãng hàng không giá rẻ thâm nhập vào thị trường châu Á-Thái Bình Dương sẽ làm tăng thêm áp lực cạnh tranh đối với các hãng hàng không lâu đời, dẫn tới khả năng dư thừa công suất.
Tại cuộc họp thường niên về hoạt động hàng không giá rẻ châu Á-Thái Bình Dương vừa diễn ra tại Singapore, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Singapore Lim Hwee Hua đã kêu gọi chính phủ các nước Đông Nam Á xóa bỏ những hạn chế về tần suất bay để các hãng hàng không giá rẻ có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại bằng đường không hiện nay.
Chỉ trong vòng ba năm, 15 hãng hàng không giá rẻ đã ra đời tại châu Á-Thái Bình Dương, khu vực có môi trường địa lý khiến máy bay trở thành phương tiện du lịch phù hợp nhất - thách thức sự thống trị của các hãng hàng không cung cấp đầy đủ dịch vụ.
Việc hai hãng hàng không Valuair (Singapore) và Jetstar Asia tiến hành đàm phán hợp nhất là bước đi đầu tiên của tiến trình thống nhất các hãng hàng không giá rẻ trong khu vực nhằm tăng sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không giá rẻ ở châu Á cũng rất quyết liệt. Tại châu Âu hay Mỹ, các đường bay giá rẻ thường chỉ do một hay hai hãng khai thác. Trong khi ở châu Á, điển hình như chặng Singapore - Bangkok, mỗi hãng phải chia sẻ thị phần với nhiều đối thủ.
Các hãng hàng không khu vực này đang bước vào năm 2007 với sự tăng trưởng vượt bậc, nhờ giá nhiên liệu giảm và thị trường hàng không Trung Quốc tăng trưởng nhanh.
Năm 2007, các hãng vận tải hàng không châu Á dự kiến sẽ đạt lợi nhuận khoảng 1,2 tỉ USD, trong khi các hãng của Mỹ chỉ đạt khoảng 200 triệu USD. Riêng các hãng hàng không châu Phi sẽ phải chịu lỗ khoảng 500 triệu USD.
Tăng trưởng bất chấp khó khăn
Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) cho biết, trong giai đoạn 2006-2008, hoạt động ngành hàng không thế giới vẫn khả quan. Năm 2006, du lịch hàng không đạt mức tăng trưởng 6,1%, năm 2007 dự kiến tăng 5,8% và năm 2008 tăng 5,6%.
Theo ICAO, trong 3 năm tới, hàng không châu Á tăng 8% và tăng trưởng của các hãng hàng không châu Á-Thái Bình Dương vẫn ổn định.
Hiệp hội Các hãng hàng không châu Á-Thái Bình Dương (AAPA) gồm 17 hãng hàng không lớn của khu vực, hiện chiếm khoảng 20% lưu lượng hành khách đi lại bằng máy bay và 1/3 lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường không trên thế giới.
Tổng giám đốc AAPA Andrew Herdman khẳng định, ngành hàng không châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2006 phát triển với tốc độ cao. Tuy nhiên, do giá dầu luôn biến động và chi phí của người tiêu dùng có xu hướng giảm, cạnh tranh luôn trong thị trường hàng không khu vực rất gay gắt trong năm qua. Trong 5 tháng đầu năm 2006, tổng lượng hành khách đi các chuyến bay của AAPA đạt 53 triệu lượt người; vận chuyển hàng hoá đạt 21,39 triệu tấn.
IATA dự đoán vận tải hành khách quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trung bình 5,7%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, còn vận tải hàng hóa tăng 6%/năm. Trên phạm vi toàn cầu, vận tải hành khách quốc tế sẽ tăng trung bình 4,8%/năm và vận tải hàng hóa sẽ tăng khoảng 5,3%/năm.
Trung Quốc là thị trường vận tải hàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới với 160 triệu lượt hành khách đi lại trong năm 2006. Riêng trong quý I/2006, các hãng hàng không nước này đã vận chuyển 35,12 triệu lượt khách, tăng 20% và vận chuyển 749.000 tấn hàng hoá, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Mức tăng trưởng cao tiếp tục được trông đợi khi Trung Quốc là chủ nhà của Olympic Bắc Kinh 2008. Các hãng hàng không Trung Quốc sẽ có hơn 150 máy bay mới được đưa vào sử dụng vào năm 2007, chủ yếu cho các đường bay nội địa.
Vận chuyển hành khách và hàng hoá tăng nhưng các hãng hàng không thế giới phải đối mặt với giá nhiên liệu liên tục biến động. IATA cho biết, năm nay tổng chi phí cho nhiên liệu của toàn ngành hàng không lên tới 112 tỷ USD, chiếm 26% tổng chi phí hoạt động.
Làn sóng hàng không giá rẻ
Các nền kinh tế ngày càng phát triển ở châu Á và nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu trong khu vực đã đem lại tiềm năng to lớn cho thị trường hàng không khu vực này.
Thêm vào đó, sự gia tăng mức độ giao thông giữa Trung Quốc và các nước cũng sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp hàng không. Lượng hành khách quốc tế ở châu Á dự kiến sẽ tăng trung bình 5,7%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Đồng thời, sẽ có nhiều đường bay mới được mở với giá thấp, có nghĩa là nhiều người trong khu vực sẽ đi lại dễ dàng hơn bằng đường không.
Đây là hai yếu tố khiến các nhà điều hành tự tin về sự suôn sẻ của ngành hàng không khu vực trong năm 2007.
Làn sóng các hãng hàng không giá rẻ thâm nhập vào thị trường châu Á-Thái Bình Dương sẽ làm tăng thêm áp lực cạnh tranh đối với các hãng hàng không lâu đời, dẫn tới khả năng dư thừa công suất.
Tại cuộc họp thường niên về hoạt động hàng không giá rẻ châu Á-Thái Bình Dương vừa diễn ra tại Singapore, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Singapore Lim Hwee Hua đã kêu gọi chính phủ các nước Đông Nam Á xóa bỏ những hạn chế về tần suất bay để các hãng hàng không giá rẻ có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại bằng đường không hiện nay.
Chỉ trong vòng ba năm, 15 hãng hàng không giá rẻ đã ra đời tại châu Á-Thái Bình Dương, khu vực có môi trường địa lý khiến máy bay trở thành phương tiện du lịch phù hợp nhất - thách thức sự thống trị của các hãng hàng không cung cấp đầy đủ dịch vụ.
Việc hai hãng hàng không Valuair (Singapore) và Jetstar Asia tiến hành đàm phán hợp nhất là bước đi đầu tiên của tiến trình thống nhất các hãng hàng không giá rẻ trong khu vực nhằm tăng sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không giá rẻ ở châu Á cũng rất quyết liệt. Tại châu Âu hay Mỹ, các đường bay giá rẻ thường chỉ do một hay hai hãng khai thác. Trong khi ở châu Á, điển hình như chặng Singapore - Bangkok, mỗi hãng phải chia sẻ thị phần với nhiều đối thủ.