Hàng loạt doanh nghiệp sẽ IPO trong năm 2014
Dự kiến trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, sàn niêm yết sẽ có một lượng hàng hóa khủng, liệu thị trường có bội thực?
Năm 2014, Chính phủ quyết liệt thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa, hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) và niêm yết, những doanh nghiệp lớn lỗi hẹn bắt buộc phải lên sàn.
Dự kiến trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, sàn niêm yết sẽ có một lượng hàng hóa khủng, liệu thị trường có bội thực?
Đầu năm mới, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2013 của Bộ Giao thông Vận tải ngày 9/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo cần phải cổ phần hóa hết, niêm yết trên thị trường chứng khoán, thu hẹp đầu tư ngoài ngành, bố trí lại cán bộ quản lý cho phù hợp, đặc biệt là các tổng công ty hàng hải, đóng tàu, hàng không.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, trong năm 2014, sẽ hoàn thành cơ bản tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, 11 tổng công ty sẽ phải cổ phần hóa trong năm 2014 gồm: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, 4, 5, 6, 8, Xây dựng Thăng Long, Xây dựng đường thủy, Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor), Vận tải thủy, Tư vấn thiết kế giao thông vận tải và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Trong số 11 tổng công ty này, hàng khủng, chất lượng nhất và được nhà đầu tư trong và ngoài nước chào đón nhiều nhất là Vietnam Airlines, thứ hai là Vinamotor, hiện đang bị Bộ Giao thông Vận tải thúc ép sớm IPO ngay từ đầu năm 2014.
Theo công bố, năm 2013, Vietnam Airlines doanh thu hợp nhất đạt 72.555 tỷ đồng (tăng 8,5% so với kế hoạch), nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 3.113 tỷ đồng (tăng 9,8% so kế hoạch), lợi nhuận trước thuế đạt 533 tỷ đồng, tăng 34% so với kế hoạch. Năm 2013, Vietnam Airlines vận chuyển khoảng 15 triệu lượt khách, tăng 8,5%, hệ số sử dụng ghế trên toàn mạng ước đạt 79,5%, tăng 2,8% so năm trước và là mức cao nhất từ trước đến nay.
Đầu năm mới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HANCORP) thành công ty cổ phần. Theo Phương án cổ phần hóa, HANCORP có vốn điều lệ 1.900 tỷ đồng, năm 2014 sẽ IPO thông qua đấu giá 49.742.300 cổ phần, chiếm 26,18% vốn điều lệ.
Năm 2014, làn sóng nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp ngành dệt may sẽ mạnh hơn năm trước bởi vì sau khi Việt Nam gia nhập TPP và khi Hiệp định này có hiệu lực, thì dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi lớn nhất, ước sẽ mang về cho Việt Nam kim ngạch xuất khẩu khoảng 30 tỷ USD vào năm 2020 và 55 tỷ USD vào năm 2030.
Đây là thời cơ lớn để Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ IPO thành công trong quý 1/2014. Theo Vinatex, xuất khẩu dệt may (tính đủ nguyên phụ liệu) năm 2013 ước đạt 20,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng 14%, EU tăng 9%, Nhật tăng 20% và Hàn Quốc tăng tới 43%. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên ngành xuất khẩu thêm được mặt hàng phụ liệu may mặc với trị giá hơn 500 triệu USD.
Ngày 20/2/2014, Tổng công ty Viglacera sẽ IPO mở hàng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với số lượng bán đấu giá là 76.947.600 cổ phần (tương đương 25,07% vốn điều lệ (30.070 tỷ đồng) với mức giá khởi điểm là 10.300 đồng/cổ phần.
Ngay sau đó, ngày 21/2, hơn 7 triệu cổ phần của Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng cũng sẽ được IPO tại HNX. Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4 sẽ mở hàng IPO vào ngày 18/2/2014.
Ngoài nguồn hàng IPO, trong năm 2014, một lượng hàng khủng khác sẽ được Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) dự kiến tung ra thị trường.
Theo Đề án tái cơ cấu SCIC đến năm 2015, chỉ trong năm nay và năm tới, số lượng doanh nghiệp mà SCIC sẽ thoái vốn lên tới 376 doanh nghiệp, trong đó có nhiều cổ phiếu thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước như BVH, FPT, BMP, PPC.
Một đại gia ngân hàng đang cận kề niêm yết là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mã chứng khoán là BID, HOSE đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng, để đưa cổ phiếu BID vào niêm yết trong quý 1/2014.
Theo nhận định của chuyên gia, số lượng hàng khủng sẽ được tung ra thị trường chứng khoán trong năm 2014 không đáng lo ngại bởi vì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có quy mô nhỏ so với GDP, nếu có hàng hóa hấp dẫn, túi tiền của khối tư nhân đủ khả năng hấp thụ hết, chưa kể khối ngoại.
Tính đến cuối năm 2013, thị trường chứng khoán đã có hơn 700 doanh nghiệp niêm yết, nhưng mức vốn hóa lại thấp nhất khu vực châu Á, chủ yếu do có nhiều hàng hóa nhỏ chất lượng thấp, nhà đầu tư sẵn sàng đổ tiền vào những hàng hóa lớn có chất lượng cao, nhưng họ vẫn phải chờ đợi các doanh nghiệp nhà nước lớn trong lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hàng không, bia... IPO và lên sàn.
Điển hình nhất là Bia Sài Gòn (Sabeco) đã đăng ký với Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM niêm yết vào quý 4/2008 và cam kết khi đã lên sàn sẽ bán ra dần dần cổ phần của nhà nước, cho đến khi nhà nước chỉ còn nắm giữ 51% vốn điều lệ, nhưng đã 5 năm trôi qua vẫn không thấy cái tên Sabeco trên sàn chứng khoán.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng chất lượng hàng hóa đi liền với công khai minh bạch thông tin của doanh nghiệp thực hiện IPO và lên sàn chứng khoán là yếu tố quyết định để dòng tiền có đổ vào hay không.
Minh chứng điển hành nhất là trong năm 2013, 4 tổng công ty: Mía đường I có tỷ lệ IPO thành công là 3,27%, giá đấu bình quân 10.122 đ/CP, Tổng công ty mía đường 2 cùng có tỷ lệ đấu thầu thành công rất thấp là 4,63%, giá đấu thành công bình quân là 10,101 đồng/cổ phần.
Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam, đều có tỷ lệ đấu giá thành công thấp hơn 50% và mức giá đấu thầu bình quân xoay quanh mệnh giá. Trong khi đó, Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Xúc tiến thương mại IPO rất thành công do thuộc hàng chất lượng cao, một cá nhân đã bỏ thầu với mức giá lên đến 70.200 đồng/cổ phần (gấp 6 lần giá khởi điểm) để mua toàn bộ 778.200 cổ phần chào bán, tương đương 41% vốn điều lệ.
Dự kiến trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, sàn niêm yết sẽ có một lượng hàng hóa khủng, liệu thị trường có bội thực?
Đầu năm mới, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2013 của Bộ Giao thông Vận tải ngày 9/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo cần phải cổ phần hóa hết, niêm yết trên thị trường chứng khoán, thu hẹp đầu tư ngoài ngành, bố trí lại cán bộ quản lý cho phù hợp, đặc biệt là các tổng công ty hàng hải, đóng tàu, hàng không.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, trong năm 2014, sẽ hoàn thành cơ bản tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, 11 tổng công ty sẽ phải cổ phần hóa trong năm 2014 gồm: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, 4, 5, 6, 8, Xây dựng Thăng Long, Xây dựng đường thủy, Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor), Vận tải thủy, Tư vấn thiết kế giao thông vận tải và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Trong số 11 tổng công ty này, hàng khủng, chất lượng nhất và được nhà đầu tư trong và ngoài nước chào đón nhiều nhất là Vietnam Airlines, thứ hai là Vinamotor, hiện đang bị Bộ Giao thông Vận tải thúc ép sớm IPO ngay từ đầu năm 2014.
Theo công bố, năm 2013, Vietnam Airlines doanh thu hợp nhất đạt 72.555 tỷ đồng (tăng 8,5% so với kế hoạch), nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 3.113 tỷ đồng (tăng 9,8% so kế hoạch), lợi nhuận trước thuế đạt 533 tỷ đồng, tăng 34% so với kế hoạch. Năm 2013, Vietnam Airlines vận chuyển khoảng 15 triệu lượt khách, tăng 8,5%, hệ số sử dụng ghế trên toàn mạng ước đạt 79,5%, tăng 2,8% so năm trước và là mức cao nhất từ trước đến nay.
Đầu năm mới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HANCORP) thành công ty cổ phần. Theo Phương án cổ phần hóa, HANCORP có vốn điều lệ 1.900 tỷ đồng, năm 2014 sẽ IPO thông qua đấu giá 49.742.300 cổ phần, chiếm 26,18% vốn điều lệ.
Năm 2014, làn sóng nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp ngành dệt may sẽ mạnh hơn năm trước bởi vì sau khi Việt Nam gia nhập TPP và khi Hiệp định này có hiệu lực, thì dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi lớn nhất, ước sẽ mang về cho Việt Nam kim ngạch xuất khẩu khoảng 30 tỷ USD vào năm 2020 và 55 tỷ USD vào năm 2030.
Đây là thời cơ lớn để Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ IPO thành công trong quý 1/2014. Theo Vinatex, xuất khẩu dệt may (tính đủ nguyên phụ liệu) năm 2013 ước đạt 20,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng 14%, EU tăng 9%, Nhật tăng 20% và Hàn Quốc tăng tới 43%. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên ngành xuất khẩu thêm được mặt hàng phụ liệu may mặc với trị giá hơn 500 triệu USD.
Ngày 20/2/2014, Tổng công ty Viglacera sẽ IPO mở hàng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với số lượng bán đấu giá là 76.947.600 cổ phần (tương đương 25,07% vốn điều lệ (30.070 tỷ đồng) với mức giá khởi điểm là 10.300 đồng/cổ phần.
Ngay sau đó, ngày 21/2, hơn 7 triệu cổ phần của Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng cũng sẽ được IPO tại HNX. Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4 sẽ mở hàng IPO vào ngày 18/2/2014.
Ngoài nguồn hàng IPO, trong năm 2014, một lượng hàng khủng khác sẽ được Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) dự kiến tung ra thị trường.
Theo Đề án tái cơ cấu SCIC đến năm 2015, chỉ trong năm nay và năm tới, số lượng doanh nghiệp mà SCIC sẽ thoái vốn lên tới 376 doanh nghiệp, trong đó có nhiều cổ phiếu thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước như BVH, FPT, BMP, PPC.
Một đại gia ngân hàng đang cận kề niêm yết là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mã chứng khoán là BID, HOSE đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng, để đưa cổ phiếu BID vào niêm yết trong quý 1/2014.
Theo nhận định của chuyên gia, số lượng hàng khủng sẽ được tung ra thị trường chứng khoán trong năm 2014 không đáng lo ngại bởi vì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có quy mô nhỏ so với GDP, nếu có hàng hóa hấp dẫn, túi tiền của khối tư nhân đủ khả năng hấp thụ hết, chưa kể khối ngoại.
Tính đến cuối năm 2013, thị trường chứng khoán đã có hơn 700 doanh nghiệp niêm yết, nhưng mức vốn hóa lại thấp nhất khu vực châu Á, chủ yếu do có nhiều hàng hóa nhỏ chất lượng thấp, nhà đầu tư sẵn sàng đổ tiền vào những hàng hóa lớn có chất lượng cao, nhưng họ vẫn phải chờ đợi các doanh nghiệp nhà nước lớn trong lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hàng không, bia... IPO và lên sàn.
Điển hình nhất là Bia Sài Gòn (Sabeco) đã đăng ký với Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM niêm yết vào quý 4/2008 và cam kết khi đã lên sàn sẽ bán ra dần dần cổ phần của nhà nước, cho đến khi nhà nước chỉ còn nắm giữ 51% vốn điều lệ, nhưng đã 5 năm trôi qua vẫn không thấy cái tên Sabeco trên sàn chứng khoán.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng chất lượng hàng hóa đi liền với công khai minh bạch thông tin của doanh nghiệp thực hiện IPO và lên sàn chứng khoán là yếu tố quyết định để dòng tiền có đổ vào hay không.
Minh chứng điển hành nhất là trong năm 2013, 4 tổng công ty: Mía đường I có tỷ lệ IPO thành công là 3,27%, giá đấu bình quân 10.122 đ/CP, Tổng công ty mía đường 2 cùng có tỷ lệ đấu thầu thành công rất thấp là 4,63%, giá đấu thành công bình quân là 10,101 đồng/cổ phần.
Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam, đều có tỷ lệ đấu giá thành công thấp hơn 50% và mức giá đấu thầu bình quân xoay quanh mệnh giá. Trong khi đó, Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Xúc tiến thương mại IPO rất thành công do thuộc hàng chất lượng cao, một cá nhân đã bỏ thầu với mức giá lên đến 70.200 đồng/cổ phần (gấp 6 lần giá khởi điểm) để mua toàn bộ 778.200 cổ phần chào bán, tương đương 41% vốn điều lệ.