Hàng Việt vào Mỹ sẽ lợi hơn với Quy chế GSP
Nguyên Phó đại diện thương mại Hoa Kỳ nói về triển vọng nước này sớm dành quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam
Ông Karan Bhatia - người từng đảm nhiệm vai trò Phó đại diện thương mại Hoa Kỳ, lãnh đạo chiến dịch vận động thiết lập Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, người đã đặt bút ký Thoả thuận khung về thương mại và đầu tư Việt-Mỹ (TIFA) - đang có chuyến thăm Việt Nam.
Trên cương vị mới là Phó chủ tịch, Cố vấn cấp cao về chính sách và luật quốc tế của Tập đoàn General Electric (GE), ông Karan Bhatia vẫn đang tích cực góp phần phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, hỗ trợ Việt Nam tiến tới đạt được các thoả thuận thương mại song phương.
Một trong những điều Việt Nam đang quan tâm là Hoa Kỳ sớm dành quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam. Ở Washington, ông nghe được những gì về chuyện này? Liệu Hoa Kỳ có thể dành GSP cho Việt Nam trong năm nay?
Việt Nam đã nộp đơn xin quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Tôi cũng đã xem qua lá đơn này và có ấn tượng rất tốt. Hiện việc cấp GSP cho Việt Nam đang trong quá trình xem xét, theo quy định là trong vòng 45 ngày.
Quan chức Việt Nam nói rằng việc chưa được hưởng GSP khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải chịu bất lợi khi cạnh tranh với hàng hoá cùng loại từ các nước khác được hưởng GSP tại thị trường Hoa Kỳ. Ông có chia sẻ nhận xét đó không?
Một trong những điều kiện để được hưởng quy chế GSP là phải là thành viên của WTO. Trước khi gia nhập WTO, rõ ràng Việt Nam chưa có tư cách hợp lệ để xin quy chế GSP.
Theo quan điểm của chúng tôi, Việt Nam nên được hưởng quy chế này vì Việt Nam đã là thành viên của WTO. Khi có quy chế GSP, Việt Nam có thể tạo được vị thế cân bằng tương đương với các quốc gia đang phát triển khác khi tiến vào thị trường Hoa Kỳ. Việt Nam sẽ có thuận lợi hơn nhiều trong nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng chẳng hạn như dệt may.
Thực tế, trong 5 năm qua, lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng đáng kể. Việt Nam đã rất thành công khi đưa hàng hoá của mình xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, một thị trường mới. Tôi tin rằng trong tương lai, quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ còn tốt hơn nữa.
Ông nhận xét như thế nào về “bản chào” của Việt Nam đề nghị được hưởng GSP?
Sau khi xem xét đơn của Việt Nam, tôi nhận thấy lá đơn đó có thế mạnh đáng kể. Chắc chắn Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang xem xét hồ sơ đó, trong đó có các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền của người lao động. Để được cấp quy chế GSP, mọi quốc gia đều phải đạt được những tiêu chí nhất định. Tôi cho rằng Việt Nam có đủ tiêu chuẩn trong những vấn đề này.
Về quyền sở hữu trí tuệ, tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ chỉ xét xem Việt Nam có cam kết dùng nguồn lực của mình để đảm bảo việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hay không. Liên quan đến quyền của người lao động, Hoa Kỳ sẽ xem xét Việt Nam đã tham gia ký kết các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ quyền của người lao động chưa.
Vậy theo ông, Việt Nam làm thế nào để dung hoà được những tiêu chí để được hưởng GSP với những vấn đề Việt Nam đang gặp phải?
Tôi cho rằng Việt Nam nên được cấp quy chế GSP. Tới thời điểm này, tôi thấy Việt Nam đã có những chương trình hoạt động tích cực. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chương trình này đã được cải thiện trong những vấn đề về sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, chỉ còn một số lĩnh vực rất nhỏ cần sửa đổi liên quan đến quy phạm pháp luật và cải cách một số khía cạnh để đảm bảo việc thực thi pháp luật được hữu hiệu hơn. Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang làm rất tốt những vấn đề này và những tiến bộ đó đáng được công nhận.
Tới thăm Việt Nam với vai trò mới tại GE, ông có thể cho biết GE có kế hoạch gì hỗ trợ Việt Nam để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước?
GE luôn ủng hộ phát triển cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt GE rất ủng hộ Việt Nam đạt được GSP cũng như việc Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết hiệp định đầu tư song phương giữa hai nước.
Tập đoàn GE sẽ ủng hộ cao nhất đối với đơn xin quy chế GSP của Việt Nam. Thông qua cuộc đối thoại với những người có liên quan cũng như sau này sẽ có những ủng hộ bằng các văn bản chính thức, GE thực sự hy vọng Việt Nam sẽ đạt được GSP trong năm nay.
GE hiện cũng đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Phát triển thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ. Sắp tới, GE sẽ có nhiều hoạt động hỗ trợ cho hội đồng này hoạt động tại Việt Nam.
Ông tin tưởng Hoa Kỳ sẽ dành GSP cho Việt Nam trong năm nay. Vậy để có thể tận dụng tốt những lợi ích từ GSP, theo ông, Việt Nam cần làm gì?
Việt Nam có rất nhiều lĩnh vực có thể phát huy thế mạnh tại thị trường Hoa Kỳ, ngay cả những lĩnh vực Việt Nam chưa có sự hiện diện nào tại thị trường Hoa Kỳ, như thực phẩm chế biến hay lĩnh vực hàng sản xuất.
Sau khi có được Quy chế GSP, Việt Nam được hưởng mức thuế quan rất ưu đãi. Với mức thuế quan giảm đáng kể, có thể từ mức 50% xuống còn 0%, Việt Nam sẽ có thế mạnh đủ sức cạnh tranh với các quốc gia khác. Vì vậy Việt Nam có thể đẩy mạnh được trong lĩnh vực sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp có lợi nhất và có thể phát huy thế mạnh tốt nhất khi Việt Nam có được GSP.
Ông nghĩ sao về triển vọng hai nước ký hiệp định đầu tư song phương?
Tôi nghĩ cũng cần khoảng thời gian để thương lượng cho hiệp định đầu tư song phương giữa hai quốc gia.
Tuy nhiên, tôi nghĩ để đạt được hiệp định này, cũng không phải vấn đề khó vì đây cũng là mối quan tâm của cả hai bên và cả hai bên cùng có lợi. Đây cũng là tiền đề tốt để cả hai bên đạt tiếp được một thoả thuận thương mại tự do giữa hai bên.
Tôi nghĩ hiệp định đầu tư song phương là một mục tiêu quan trọng mà hai quốc gia cần mau chóng đạt được.
Trên cương vị mới là Phó chủ tịch, Cố vấn cấp cao về chính sách và luật quốc tế của Tập đoàn General Electric (GE), ông Karan Bhatia vẫn đang tích cực góp phần phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, hỗ trợ Việt Nam tiến tới đạt được các thoả thuận thương mại song phương.
Một trong những điều Việt Nam đang quan tâm là Hoa Kỳ sớm dành quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam. Ở Washington, ông nghe được những gì về chuyện này? Liệu Hoa Kỳ có thể dành GSP cho Việt Nam trong năm nay?
Việt Nam đã nộp đơn xin quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Tôi cũng đã xem qua lá đơn này và có ấn tượng rất tốt. Hiện việc cấp GSP cho Việt Nam đang trong quá trình xem xét, theo quy định là trong vòng 45 ngày.
Quan chức Việt Nam nói rằng việc chưa được hưởng GSP khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải chịu bất lợi khi cạnh tranh với hàng hoá cùng loại từ các nước khác được hưởng GSP tại thị trường Hoa Kỳ. Ông có chia sẻ nhận xét đó không?
Một trong những điều kiện để được hưởng quy chế GSP là phải là thành viên của WTO. Trước khi gia nhập WTO, rõ ràng Việt Nam chưa có tư cách hợp lệ để xin quy chế GSP.
Theo quan điểm của chúng tôi, Việt Nam nên được hưởng quy chế này vì Việt Nam đã là thành viên của WTO. Khi có quy chế GSP, Việt Nam có thể tạo được vị thế cân bằng tương đương với các quốc gia đang phát triển khác khi tiến vào thị trường Hoa Kỳ. Việt Nam sẽ có thuận lợi hơn nhiều trong nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng chẳng hạn như dệt may.
Thực tế, trong 5 năm qua, lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng đáng kể. Việt Nam đã rất thành công khi đưa hàng hoá của mình xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, một thị trường mới. Tôi tin rằng trong tương lai, quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ còn tốt hơn nữa.
Ông nhận xét như thế nào về “bản chào” của Việt Nam đề nghị được hưởng GSP?
Sau khi xem xét đơn của Việt Nam, tôi nhận thấy lá đơn đó có thế mạnh đáng kể. Chắc chắn Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang xem xét hồ sơ đó, trong đó có các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền của người lao động. Để được cấp quy chế GSP, mọi quốc gia đều phải đạt được những tiêu chí nhất định. Tôi cho rằng Việt Nam có đủ tiêu chuẩn trong những vấn đề này.
Về quyền sở hữu trí tuệ, tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ chỉ xét xem Việt Nam có cam kết dùng nguồn lực của mình để đảm bảo việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hay không. Liên quan đến quyền của người lao động, Hoa Kỳ sẽ xem xét Việt Nam đã tham gia ký kết các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ quyền của người lao động chưa.
Vậy theo ông, Việt Nam làm thế nào để dung hoà được những tiêu chí để được hưởng GSP với những vấn đề Việt Nam đang gặp phải?
Tôi cho rằng Việt Nam nên được cấp quy chế GSP. Tới thời điểm này, tôi thấy Việt Nam đã có những chương trình hoạt động tích cực. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chương trình này đã được cải thiện trong những vấn đề về sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, chỉ còn một số lĩnh vực rất nhỏ cần sửa đổi liên quan đến quy phạm pháp luật và cải cách một số khía cạnh để đảm bảo việc thực thi pháp luật được hữu hiệu hơn. Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang làm rất tốt những vấn đề này và những tiến bộ đó đáng được công nhận.
Tới thăm Việt Nam với vai trò mới tại GE, ông có thể cho biết GE có kế hoạch gì hỗ trợ Việt Nam để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước?
GE luôn ủng hộ phát triển cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt GE rất ủng hộ Việt Nam đạt được GSP cũng như việc Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết hiệp định đầu tư song phương giữa hai nước.
Tập đoàn GE sẽ ủng hộ cao nhất đối với đơn xin quy chế GSP của Việt Nam. Thông qua cuộc đối thoại với những người có liên quan cũng như sau này sẽ có những ủng hộ bằng các văn bản chính thức, GE thực sự hy vọng Việt Nam sẽ đạt được GSP trong năm nay.
GE hiện cũng đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Phát triển thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ. Sắp tới, GE sẽ có nhiều hoạt động hỗ trợ cho hội đồng này hoạt động tại Việt Nam.
Ông tin tưởng Hoa Kỳ sẽ dành GSP cho Việt Nam trong năm nay. Vậy để có thể tận dụng tốt những lợi ích từ GSP, theo ông, Việt Nam cần làm gì?
Việt Nam có rất nhiều lĩnh vực có thể phát huy thế mạnh tại thị trường Hoa Kỳ, ngay cả những lĩnh vực Việt Nam chưa có sự hiện diện nào tại thị trường Hoa Kỳ, như thực phẩm chế biến hay lĩnh vực hàng sản xuất.
Sau khi có được Quy chế GSP, Việt Nam được hưởng mức thuế quan rất ưu đãi. Với mức thuế quan giảm đáng kể, có thể từ mức 50% xuống còn 0%, Việt Nam sẽ có thế mạnh đủ sức cạnh tranh với các quốc gia khác. Vì vậy Việt Nam có thể đẩy mạnh được trong lĩnh vực sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp có lợi nhất và có thể phát huy thế mạnh tốt nhất khi Việt Nam có được GSP.
Ông nghĩ sao về triển vọng hai nước ký hiệp định đầu tư song phương?
Tôi nghĩ cũng cần khoảng thời gian để thương lượng cho hiệp định đầu tư song phương giữa hai quốc gia.
Tuy nhiên, tôi nghĩ để đạt được hiệp định này, cũng không phải vấn đề khó vì đây cũng là mối quan tâm của cả hai bên và cả hai bên cùng có lợi. Đây cũng là tiền đề tốt để cả hai bên đạt tiếp được một thoả thuận thương mại tự do giữa hai bên.
Tôi nghĩ hiệp định đầu tư song phương là một mục tiêu quan trọng mà hai quốc gia cần mau chóng đạt được.